Giải thích mối quan hệ giữa nơi ở với các thành phần tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia có núi sông hùng vĩ. Chính vì vậy, từ thời xa xưa, khi lựa chọn đất làm nơi ở, cổ nhân đã rất chú ý đến vấn đề núi sông bao bọc xung quanh. Ở bài viết này, hãy cùng với phongthuy.vn tìm hiểu về mối quan hệ giữa nơi ở và các thành phần tự nhiên nhé!
👉👉👉 Bạn đã biết cách áp dụng phong thủy để cải thiện vận mệnh của mình chưa? Tìm hiểu ngay nhé!
Mối quan hệ giữa nơi ở và núi non
Trong phong thuỷ học, dãy núi được ví như con rồng, đất là thịt của rồng, đá là xương rồng, cây cỏ là lông rồng.
Theo địa lý học, bề mặt trái đất phản chiếu và hấp thu ánh sáng bức xạ từ vũ trụ. Trạng thái lồi lõm của bề mặt sẽ quyết định tỷ lệ phản chiếu và hấp thu. Hơn nữa, mảnh đất được bao quanh bởi núi có mối liên hệ với tỷ lệ của sự hấp thu này. Bởi vậy những nơi có núi vây quanh là nơi nước mưa và ánh sáng mặt trời luôn đầy đủ, thành phần dinh dưỡng cũng rất dồi dào, nước, cây cỏ thực vật tươi tốt, là nơi đất lành “tụ khí”.
Ngoài ra còn phải phân tích tình hình cụ thể từng dãy núi. Nếu như phía sau ngôi nhà là núi cao, đá lộ ra lởm chởm, cây cối thưa thớt, giống như quái thú đầy sát khí, đem lại cảm giác khiếp sợ, hoang vu thì được gọi là “núi Liêm Trinh”, không nên chọn làm nơi ở.
Một vùng đất trù phú có phong thuỷ tốt, phải là nơi có cây cối xanh tươi, chất nước và đất phải là dạng dinh dưỡng nhất, non xanh nước biếc, sức sống tràn trề, thích hợp với sự sinh trưởng của vạn vật.
Khi chọn nơi sinh sống, nên chú ý tình trạng núi non theo ba phương diện dưới đây:
1) Chú trọng trước thấp sau cao. Phía sau cao (nghĩa là có chỗ dựa vững chắc) mới có thể an tâm. Dạng địa thế trước thấp sau cao không chỉ có lợi cho các nhân tố khí hậu như ánh sáng và thông gió, mà còn tạo một cảm giác “ôm ấp”, để thoả mãn nhu cầu tâm lý trong tiềm thức của con người muốn được che chở bao bọc, đem lại cảm giác an toàn.
2) Tránh xa loại hình trước cao sau thấp. Nếu như “phía trước cao” sẽ ngăn cản khí, khiến cho phía sau nhà không có nơi tựa, giống như bị treo lơ lửng giữa trời, dễ phát sinh cảm giác lo âu, tạo thành áp lực rất lớn cho tâm lý.
3) Tránh xa dạng lòng chảo. Nếu như bốn bề đều cao hơn so với nơi ở, nước tụ không chảy, khí vận không thông, lúc đó tự nhiên gây bất lợi cho sự thông gió, hấp thụ ánh sáng và lưu thông nước, ngoài ra, khí bẩn sẽ tích tụ lại không phân tán ra ngoài được, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ.
👉👉👉 Kiến thức phong thủy giúp bạn lựa chọn vật phẩm hợp mệnh, kích hoạt vận may trong công việc và tình cảm.
Mối quan hệ giữa nơi ở và nước
Dải núi chạy xuôi theo dòng nước, nước quấn quanh núi, chảy khắp nơi, thế núi đi thuận dòng nước chảy, có thể thấy trong phong thuỷ, nước đã chiếm hơn một nửa. Theo phong thuỷ học: “Khí là mẹ của nước, nước là con của khí, khí thuận theo nước, nước ngưng thì khí tụ”. “Nước trôi thì khí toả, nước hoà hợp thì khí tích tụ “sông hồ lớn dài mười hay hai mươi dặm chỉ trôi đi mà không bao giờ quay trở lại, tuy có những khúc uốn lượn quanh co, nhưng đi hết một vòng mới ngoảnh lại, đây chính là long mạch kết tụ”. Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa chọn nơi ở và hướng chảy của dòng nước.
Có câu “thuỷ khúc khí tụ” nghĩa là nước chảy tới khúc uốn cong, khi gần đến nơi nước bị ngăn lại, sẽ có tích khí tự nhiên. Do vậy nhiều người cho rằng dòng nước chảy uốn lượn tốt hơn dòng nước chảy thẳng. Nếu như xung quanh có dòng nước chảy gọi là “kim thành bao bọc”, rất may mắn.
Đối với cơ thể người, khí trường trời đất chính là ngoại khí, khí trường khí huyết của cơ thể là nội khí. Khi ba dòng khí trường, trời, đất, người, được dung hòa với nhau, sẽ rất có lợi cho cơ thể. Nếu như khí trường của sông hồ lớn chảy với vận tốc mạnh, khiến cho khí bị phân tán, được gọi là “khí xung”, rất thích hợp để xây dựng thành thị ở bên cạnh sông hoặc hồ lớn này. Nếu như tốc độ nước chảy của sông hồ yếu, có tác dụng tương đối với tốc độ lưu chuyển khí trường của cơ thể, sẽ chỉ thích hợp để xây thị trấn nhỏ, làng ngư dân…
Cụ thể, nên chú ý những điều như sau:
1) Đối với thành phố cảng biển, bất luận là trái hay phải, đều phải được núi vây quanh và biển bao bọc.
2) Địa điểm thích hợp nhất là tại bên bồi của khúc sông, tức là
phía bờ có nước bao quanh ba mặt, không thích hợp đặt tại bên lở, tức bên có hình cánh cung ngược của dòng sông. Điều cần lưu ý là, cách phân chia tả ngạn và hữu ngạn là khi đứng cạnh dòng sông, nước chảy từ phía sau về phía trước, lúc này tay trái là tả ngạn, tay phải là hữu ngạn. Thông thường, người ta cho rằng: nếu hai bên bờ nước thẳng, bên phải là tốt còn bên trái là xấu.
3) Bởi vì nước được ví như là mạch máu của rồng, nước dung hòa thì nội khí mới tụ lại, cho nên ở những nơi có mực nước sâu thì người dân ở đó sẽ sung túc, còn như mực nước cạn thì cuộc sống của người dân trở nên nghèo nàn. Do vậy khi lựa chọn nơi ở cũng cần chú ý điểm này.
Thật ra nước tốt không những quan trọng đối với phong thuỷ mà còn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cần chọn những nơi nước có màu xanh biếc, vị ngọt và mùi thơm. Những nơi như vậy tất nhiên sẽ là nơi có lợi nhất cho sức khỏe. Nếu như nước có màu trắng, vị thanh, chạm vào có cảm giác hơi ấm, thì nơi này chỉ ở mức độ hơi thích hợp, còn nếu nước có màu rất nhạt, vị hăng, nơi này được cho là không thích hợp. Đương nhiên, nếu nước có vị hơi chua chát, thậm chí còn bốc mùi hôi, chứng tỏ đó là mảnh đất xấu.
👉👉👉 Ứng dụng công cụ phong thủy để tối ưu hóa không gian làm việc, tăng cường tài lộc và sự nghiệp.