Hướng và phương vị của ngôi nhà
Từ xa xưa, cổ nhân đã nói “Nhất vị Nhị hướng” để nhấn mạnh rằng bên cạnh yếu tố vị trí nhà thì hướng nhà cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Mỗi ngôi nhà đều được chia thành tám hướng riêng biệt. Ở bài viết này, hãy cùng phongthuy.vn tìm hiểu về hướng nhà cũng như các xác định phương vị của ngôi nhà nhé!
Từ xa xưa, cổ nhân đã nói “Nhất vị Nhị hướng” để nhấn mạnh rằng bên cạnh yếu tố vị trí nhà thì hướng nhà cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Mỗi ngôi nhà đều được chia thành tám hướng riêng biệt. Ở bài viết này, hãy cùng phongthuy.vn tìm hiểu về hướng nhà cũng như các xác định phương vị của ngôi nhà nhé!
👉👉👉 Tìm hiểu cách vận dụng phong thủy theo tuổi để tối ưu hóa vận may và hóa giải điềm xấu.
Tám chức năng quan trọng của ngôi nhà
Bất luận ngôi nhà có thiết kế đa dạng như thế nào, các chức năng cơ bản vẫn không bị thay đổi. Thông thường, căn cứ vào thiết kế của một nhà, thì không thể có ít hơn tám chức năng cơ bản. Bao gồm: sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà kho, góc học tập, nơi làm việc, và sân thượng.
Trong kinh doanh, nếu xây nhà thiếu một trong tám chức năng này, thì ngôi nhà đó sẽ khó bán. Còn đối với người mua nhà, nếu như không có đủ các chức năng này, thì khi ở sẽ không cảm thấy thoải mái, cũng không bảo toàn được giá trị ngôi nhà.
👉👉👉 Từ lý thuyết đến thực hành: Áp dụng kiến thức phong thủy vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Những ưu điểm và nhược điểm của tám hướng nhà
Tính theo thang điểm 100, ngôi nhà được chia ra làm tám hướng sau đây:
1) Nhà có ban công ở phía Nam nghĩa là muốn gió được gió, cầu mưa được mưa. Đó chính là điểm mạnh nhất của ngôi nhà, cho nên hướng này được cho 100 điểm.
2) Ngôi nhà hướng Nam cũng có độ nóng lạnh thích hợp, nếu không có ban công sẽ bị bớt điểm, chỉ đạt 90 điểm.
3) Ban công theo hướng Đông tạo cảm giác ấm áp và thoải mái, thường được nhiều người đón nhận, đạt 70 điểm.
4) Ban công theo hướng Tây cũng có thể nhiều người ưa chuộng, đạt 65 điểm.
5) Ban công hướng Bắc làm cho ngôi nhà mát mẻ hơn nhưng lại không đủ độ ấm, nên chỉ đạt 45 điểm.
6) Hướng Đông thì luôn tràn ngập ánh sáng mặt trời, nhưng những yếu tố khác lại không có, chỉ đạt 30 điểm.
7) Hướng Bắc có sự mát mẻ của mùa hạ, và sự lạnh lẽo của mùa đông, chỉ đạt 10 điểm.
8) Phía Tây phải chịu ánh nắng gay gắt của mùa hè, người ở cảm thấy khó chịu nhất, nên hướng này không được điểm nào.
Sẽ có người hỏi rằng “ban công ở hướng Tây” tại sao lại đạt được điểm số cao như vậy? Không phải căn phòng hướng Tây không được điểm nào hay sao? Do mọi người cho rằng căn phòng ở hướng Tây không tốt và nguyên nhân chủ yếu là bị “ánh nắng mặt trời ở phía tây chiếu vào”. Nếu như ở đây không có ban công, ánh nắng sẽ chiếu trực tiếp vào nhà. Nhưng, nếu như có ban công, ánh nắng chiếu vào nhà sẽ giảm bớt từ 60 đến 70%. Đồng thời, hướng Tây cũng mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như có thể phơi đồ, hoặc là có thể ngắm nhìn hoàng hôn…
Về ban công ở hướng Bắc, tuy rằng mùa đông có gió Tây Bắc, nhưng nếu có thiết kế ban công thì có thể cản bớt gió bên ngoài. Và khi đến mùa hè, căn phòng ở hướng Bắc, là nơi mát mẻ nhất, cho nên nhìn tổng quát ngôi nhà thì hướng này cũng được cho là không tệ.
👉👉👉 Công cụ phong thủy: Bí quyết để sắp xếp không gian sống hài hòa và thu hút năng lượng tích cực.
Làm thế nào để có thể xác định được phương vị của ngôi nhà?
Khi nói đến phương vị của ngôi nhà, cần phải suy xét rất nhiều vấn đề. Mô hình thích hợp nhất, không chỉ quan tâm đến kích thước hay vẻ đẹp bên ngoài, mà còn cần phải chú trọng đến cách bố trí bên trong. Thiết kế bên trong ngôi nhà, phải hợp lý và hợp với người sống trong ngôi nhà đó, dưới đây là những điểm quan trọng cần chú ý:
1) Thiết kế dễ thay đổi
Nhà lớn không nên quá trống trải, nhà nhỏ không nên quá chật hẹp. Vì phòng khách là nơi quan trọng để sinh hoạt và tiếp khách, nếu bài trí quá ít vật dụng, nó sẽ trở nên trống trải. Có thể đặt sofa, hay salon để phối hợp thêm, sao cho dù là số lượng ít nhưng lại đạt hiệu quả cao, có thể tích tụ thêm nhân khí; cũng có thể trồng cây xanh hay đặt chậu cá, như vậy sẽ làm cho phòng khách đầy đặn hơn, làm tăng thêm sức sống cho căn phòng. Còn phòng ngủ và thư phòng có thiết kế nhỏ hơn, chọn những vật dụng nhỏ để trang trí, làm nó trở nên rộng rãi. Ví dụ có thể đặt bàn sát vách tường, để trống không gian ở khoảng giữa. Cửa ban công có thể treo thêm rèm bằng vải ren mềm mại, vừa đẹp lại vừa có thể cản được bụi và sát khí…
2) Phải kiểm tra phương vị
Phương vị của ngôi nhà, có ảnh hưởng đến sức khoẻ và vận thế của những người sống trong nhà. Từ góc độ ánh sáng, thông gió, không khí, phương vị của phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và nhà vệ sinh đều rất quan trọng. Ví dụ như phòng ngủ, có thể chia ra phòng của người lớn và trẻ em, thông thường phòng người lớn ở hướng đông nam, tây nam và chính nam là thích hợp nhất, không những có lợi về ánh sáng và không khí, mà còn có lợi cho sức khỏe của người lớn tuổi. Phòng của trẻ em thì thích hợp ở hướng đông, vì nơi đó dễ dàng nhận được ánh sáng mặt trời, lại có không khí trong lành. Lấy những ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ để so sánh với dạng nhà có diện tích lớn, tuy phương vị có phần bị hạn chế hơn, nhưng nếu có thể hội đủ các điều cơ bản, thì cũng là nơi có thể sinh sống được.
3) Chú ý kiêng kỵ
Nhà không cần phải lớn, chỉ cần hữu dụng. Diện tích ngôi nhà lớn hay nhỏ đều không quá quan trọng đến vấn đề hữu ích khi sinh sống, chỉ cần xem xét môi trường bên ngoài, và thiết kế bên trong thích hợp, có thể đáp ứng được những yêu cầu cư trú thông thường, với bố cục hợp lý là chấp nhận được.
Trong phong thuỷ học có rất nhiều điều kiêng kỵ. Bất luận là ngôi nhà bình dân hay là sang trọng, đều phải chú ý tránh phạm vào những điều kiêng kỵ trong phong thuỷ. Ví dụ như nên tránh thiết kế ban công ở đối diện với cửa chính và nhà bếp, nếu không sẽ phạm vào “xuyên tâm sát”. Nhà bếp và nhà vệ sinh cũng không nên đặt gần nhau, tránh làm mất vệ sinh, trong phong thuỷ về gia cư cũng có nhắc đến vấn đề thuỷ hoả cùng tồn tại…