Ngày: 22/10/2024
Giờ:
0

Mối quan hệ giữa nhà ở và các yếu tố tự nhiên: đất, nền, núi

phongthuy.vn
19/10/2024

Việc lựa chọn được một ngôi nhà để sinh sống là điều không hề đơn giản. Một ngôi nhà tốt không chỉ đảm bảo hợp với phong thủy mà còn phải hài hòa với các yếu tố tự nhiên. Ở bài viết này, hãy cùng với phongthuy.vn tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà ở và các yếu tố tự nhiên như đất, nền, núi… nhé!

Mối quan hệ giữa nhà và nền đất

Văn hoá truyền thống luôn coi trọng sự ngay ngắn, trang trọng, cân đối, cho nên sân nhà, mái hiên, phòng ngủ cũng như mọi phương diện đều phải đạt được những yếu tố đó và phải có trình tự rõ ràng. Nếu nơi làm nhà và nền đất có dạng hình tam giác, hoặc là do địa hình mà công trình kiến trúc phải xây dựng thành hình tam giác, có các góc nhọn, hoặc nơi ở có hình dạng phân nhánh giống chữ Y hai bên hông trái phải ngôi nhà ở là đường cho xe ra vào…, như vậy đã đi ngược với nguyên tắc “tứ bình bát ổn” (bốn phía thanh bình, tám phương ổn định).

Làm sao để xem xét nền đất của căn nhà?

Nền móng rất quan trọng đối với phong thuỷ nhà. Bởi vậy khi chọn đất cần hiểu rõ gốc gác của nó. Để đạt được mục đích này, tốt nhất nên hỏi thăm các nhà sử học ở địa phương. Hoặc tra tư liệu, tìm hiểu cội nguồn và những điểm đặc biệt của miếng đất. Nhưng, nếu không thể thực hiện được thì xem xét theo những điều dưới đây.

Các mảnh đất nhiều “âm khí” đều có những đặc trưng riêng Chỉ cần đứng giữa mảnh đất đó, cũng sẽ cảm thấy đầu óc chao đảo trong lòng sinh ra cảm giác khó chịu. Khi đi đến mảnh đất đó, ban có thể gặp nhiều sự cố, khiến cho lộ trình không được diễn ra suôn sẻ, đó chính là linh cảm đang mách bảo, gặp phải hiện tượng như vậy, đừng bỏ qua. Hoặc bạn thấy mảnh đất đó vốn có tên là “Miếu hoặc “Mộ” thì phải điều tra kỹ trước khi cư trú. Nếu như gần khu vực mà bạn muốn mua nhà và đất nền đã có nhiều câu chuyện, bạn thành thù, doanh nghiệp sụp đổ, vợ chồng ly hôn, con cái chết yểu thì phải hết sức chú ý và cảnh giác. Hơn nữa người có liên hệ với nơi đó không muốn qua lại, thậm chí có dính dấp đến những vấn đề tồi tệ khác, bạn cũng phải quan tâm chú ý.

Mối quan hệ giữa nhà ở và núi non

Trong phong thuỷ học, dãy núi được ví như con rồng, đất là thịt của rồng, đá là xương rồng, cây cỏ là lông rồng.

Theo địa lý học, bề mặt trái đất phản chiếu và hấp thụ ánh sáng bức xạ từ vũ trụ. Trạng thái lồi lõm của bề mặt sẽ quyết định tỷ lệ phản chiếu và hấp thu. Hơn nữa, mảnh đất được bao quanh bởi núi có mối liên hệ với tỷ lệ của sự hấp thu này. Bởi vậy những nơi có núi vây quanh là nơi nước mưa và ánh sáng mặt trời luôn đầy đủ, thành phần dinh dưỡng cũng rất dồi dào, nước, cây cỏ thực vật tươi tốt, là nơi đất lành “tụ khí”.

Ngoài ra còn phải phân tích tình hình cụ thể từng dãy núi. Nếu như phía sau ngôi nhà là núi cao, đá lộ ra lởm chởm, cây cối thưa thớt, giống như quái thú đầy sát khí, đem lại cảm giác khiếp sợ, hoang vu thì được gọi là “núi Liêm Trinh”, không nên chọn làm nơi ở.

Một vùng đất trù phú có phong thuỷ tốt, phải là nơi có cây cối xanh tươi, chất nước và đất phải là dạng dinh dưỡng nhất, non xanh nước biếc, sức sống tràn trề, thích hợp với sự sinh trưởng của vạn vật.

Khi chọn nơi sinh sống, nên chú ý tình trạng núi non theo ba phương diện dưới đây:

1) Chú trọng trước thấp sau cao. Phía sau cao (nghĩa là có chỗ dựa vững chắc) mới có thể an tâm. Dạng địa thế trước thấp sau cao không chỉ có lợi cho các nhân tố khí hậu như ánh sáng và thông gió, mà còn tạo một cảm giác “ôm ấp”, để thoả mãn nhu cầu tâm lý trong tiềm thức của con người muốn được che chở bao bọc, đem lại cảm giác an toàn.

2) Tránh xa loại hình trước cao sau thấp. Nếu như “phía trước

cao” sẽ ngăn cản khí, khiến cho phía sau nhà không có nơi tựa, giống như bị treo lơ lửng giữa trời, dễ phát sinh cảm giác lo âu, tạo thành áp lực rất lớn cho tâm lý.

3) Tránh xa dạng lòng chảo. Nếu như bốn bề đều cao hơn so với nơi ở, nước tụ không chảy, khí vận không thông, lúc đó tự nhiên gây bất lợi cho sự thông gió, hấp thụ ánh sáng và lưu thông nước, ngoài ra, khí bẩn sẽ tích tụ lại không phân tán ra ngoài được, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ.

Mối quan hệ giữa nhà ở và nước 

Dải núi chạy xuôi theo dòng nước, nước quấn quanh núi, chảy khắp nơi, thế núi đi thuận dòng nước chảy, có thể thấy trong phong thuỷ, nước đã chiếm hơn một nửa. Theo phong thuỷ học: “Khí là mẹ của nước, nước là con của khí, khí thuận theo nước, nước ngưng thì khí tụ”. “Nước trôi thì khí toả, nước hoà hợp thì khí tích tụ “sông hồ lớn dài mười hay hai mươi dặm chỉ trôi đi mà không bao giờ quay trở lại, tuy có những khúc uốn lượn quanh co, nhưng đi hết một vòng mới ngoảnh lại, đây chính là long mạch kết tụ”. Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa chọn nơi ở và hướng chảy của dòng nước.

Có câu “thuỷ khúc khí tụ” nghĩa là nước chảy tới khúc uốn cong, khi gần đến nơi nước bị ngăn lại, sẽ có tích khí tự nhiên. Do vậy nhiều người cho rằng dòng nước chảy uốn lượn tốt hơn dòng nước chảy thẳng. Nếu như xung quanh có dòng nước chảy gọi là “kim thành bao bọc”, rất may mắn.

Đối với cơ thể người, khí trường trời đất chính là ngoại khí, khí trường khí huyết của cơ thể là nội khí. Khi ba dòng khí trường, trời, đất, người, được dung hòa với nhau, sẽ rất có lợi cho cơ thể. Nếu như khí trường của sông hồ lớn chảy với vận tốc mạnh, khiến cho khí bị phân tán, được gọi là “khí xung”, rất thích hợp để xây dựng thành thị ở bên cạnh sông hoặc hồ lớn này. Nếu như tốc độ nước chảy của sông hồ yếu, có tác dụng tương đối với tốc độ lưu chuyển khí trường của cơ thể, sẽ chỉ thích hợp để xây thị trấn nhỏ, làng ngư dân…

Cụ thể, nên chú ý những điều như sau:

1) Đối với thành phố cảng biển, bất luận là trái hay phải, đều phải được núi vây quanh và biển bao bọc.

2) Địa điểm thích hợp nhất là tại bên bồi của khúc sông, tức là

phía bờ có nước bao quanh ba mặt, không thích hợp đặt tại bên lở, tức bên có hình cánh cung ngược của dòng sông. Điều cần lưu ý là, cách phân chia tả ngạn và hữu ngạn là khi đứng cạnh dòng sông, nước chảy từ phía sau về phía trước, lúc này tay trái là tả ngạn, tay phải là hữu ngạn. Thông thường, người ta cho rằng: nếu hai bên bờ nước thẳng, bên phải là tốt còn bên trái là xấu.

3) Bởi vì nước được ví như là mạch máu của rồng, nước dung hòa thì nội khí mới tụ lại, cho nên ở những nơi có mực nước sâu thì người dân ở đó sẽ sung túc, còn như mực nước cạn thì cuộc sống của người dân trở nên nghèo nàn. Do vậy khi lựa chọn nơi ở cũng cần chú ý điểm này.

Thật ra nước tốt không những quan trọng đối với phong thuỷ mà còn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cần chọn những nơi nước có màu xanh biếc, vị ngọt và mùi thơm. Những nơi như vậy tất nhiên sẽ là nơi có lợi nhất cho sức khỏe. Nếu như nước có màu trắng, vị thanh, chạm vào có cảm giác hơi ấm, thì nơi này chỉ ở mức độ hơi thích hợp, còn nếu nước có màu rất nhạt, vị hăng, nơi này được cho là không thích hợp. Đương nhiên, nếu nước có vị hơi chua chát, thậm chí còn bốc mùi hôi, chứng tỏ đó là mảnh đất xấu.

Tại sao phải xét tới yếu tố địa hình khi xác định hướng nhà?

Khi lựa chọn địa điểm và xác định hướng nhà cần phải xét đến yếu tố địa hình, nghĩa là việc lựa chọn địa điểm phải thuận theo hoàn cảnh. Thuận theo hoàn cảnh ở đây là yêu cầu áp dụng lối sống tương đối tự nhiên phù hợp với địa hình môi trường. Sách “Chu Dịch – Quẻ Đại Tráng” viết “thích hình nhi chỉ” (thích hợp với địa hình mới ngưng tụ). Sách “Sử ký – Hoá thực liệt truyện” nói: “Thái Công Vọng (Lã Vọng – Khương Tử Nha) được phong ở đất Doanh Khâu, nơi ấy đất ngập mặn, dân thưa thớt, nên Thái Công khuyến khích nghề thủ công giỏi kỹ xảo, nghề đánh cá và làm muối”, là nói về vấn đề phải biết thuận theo hoàn cảnh địa hình.

Thời cổ đại, đa số người Trung Quốc tụ tập ở hướng Tây Bắc sống trong hang động. Cửa hang thường hướng về phía Nam, vừa phòng hỏa hoạn vừa chống rét, quá trình xây dựng đơn giản nhưng mùa đông thì ấm áp còn mùa hè thì mát mẻ. Do vùng đất phía Tây Nam thường ẩm ướt và mưa nhiều, lại có nhiều côn trùng gây hại và thú hoang, họ dựng thêm những nhà sàn dùng tre làm vách ngăn để sinh sống. Những kiểu kiến trúc này thường được xây dựng cạnh núi sông. Thường thì dưới sàn để trống hoặc làm nơi nuôi súc vật, trên sàn dùng để ở. Không khí bên trong lưu thông mát mẻ và chống ẩm ướt. Còn những người dân chăn nuôi ở thảo nguyên thì sống trong các căn nhà bạt, để dễ dàng di chuyển theo nguồn nước và đồng cỏ.

Rất nhiều kiến trúc được bảo tồn của Trung Quốc đều là những mẫu nhà dựa vào địa hình. Ví dụ núi Võ Đang ở Hồ Bắc vốn là một danh lam thắng cảnh của Đạo giáo. Vào thời Minh Thành Tổ, Chu Đệ. phái ba mươi vạn người lên núi sửa miếu, mục đích là xây dựng bức tường và bảo điện là thuận theo địa hình cao thấp của ngọn núi này. Có thể thấy, xây dựng thuận theo địa hình chính là thể hiện cụ thể những phương pháp thiết thực và có hiệu quả, giúp cho công trình kiến trúc hòa hợp với tự nhiên, để đạt được trạng thái người và thiên nhiên hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.

Nhà sàn xây dựng theo địa hình. Nhà sàn có thể nói là một hình thức kiến trúc sinh thái tốt nhất ở phía nam, nó được xây dựng theo đu hình, kết hợp với tự nhiên thành một thể thống nhất kiểu mẫu của việc thuận theo địa hình trong bộ các phong thủy, đạt được hình thức người và thiên nhiên thể.

thấy, xây dựng thuận theo địa hình chính là thể hiện cụ thể những phương pháp thiết thực và có hiệu quả, giúp cho công trình kiến trúc hòa hợp với tự nhiên, để đạt được trạng thái người và thiên nhiên hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất.

Ảnh hưởng của khí hậu và việc lựa chọn nhà ở

Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Cho nên khi lựa chọn nơi ở, còn phải khảo sát môi trường khí hậu nơi đó. Cụ thể, tiểu khí hậu trong nhà phải đảm bảo sự cân bằng cơ bản của thân nhiệt người sống trong đó, tuyệt đối không được để cơ thể phải liên tục điều tiết thân nhiệt trong một thời gian dài. Căn hộ phải đem lại cảm giác ấm áp, cùng với hiệu suất làm việc và chế độ nghỉ, ngủ ổn định, từ đó giữ cho thân nhiệt cân bằng hoặc cơ năng điều tiết nhiệt độ luôn ở trạng thái bình thường. Thông thường, thời gian chúng ta ở trong phòng khá nhiều, vì vậy chủ yếu cần đảm bảo khí hậu trong phòng luôn ở mức thích hợp, đồng thời cũng cần quan tâm đúng mức đến các diện tích phụ.

Nhiệt độ trong phòng vào mùa hè khoảng 21°C – 32’C, phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất là 24°C – 26°C; Do nhiệt độ trong phòng mùa hè chịu tác động bởi bức xạ mặt trời, kết cấu bao bọc, tính năng cách nhiệt và tình trạng thông gió… cũng chịu ảnh hưởng tương đối lớn, cho nên cần chọn thiết kế nội thất thích hợp và chủ yếu xác định phương hướng hợp lý, đồng thời tạo thông gió, tăng cường cây xanh, che bớt ánh sáng mặt trời, dùng máy lạnh… để đảm bảo nhà ở thích ứng với nhiệt độ mùa hạ.

Nhiệt độ trong phòng vào mùa đông khoảng 19°C – 24°C. Nhiệt độ trong phòng vào mùa đông chịu ảnh hưởng chủ yếu từ khí hậu bên ngoài, kết cấu bao bọc, tính năng cách nhiệt và lượng khí thoát ra ngoài theo khe cửa sổ cùng điều kiện hấp thụ nhiệt. Thường thì kết cấu tường tương đối dày và điều kiện giữ ấm tương đối tốt, điều tiết bằng cách đóng kín cửa sổ và sử dụng thiết bị sưởi ấm…

Nếu độ ẩm không khí tương đối cao, có thể gia tăng sự truyền dẫn của cơ thể để giảm nhiệt, từ đó làm cho thân nhiệt giảm xuống, giảm hoạt động nặng. Người sống trong môi trường lạnh giá, rất dễ nhiễm cảm, da nứt nẻ và bị bệnh phong thấp. Ngược lại, không khí khô hanh cũng không có lợi đối với cơ thể, quá khô hanh khiến dễ mắc bệnh viêm họng. Cho nên yêu cầu độ ẩm thích hợp trong nhà thông thường ở mức 30%-65%.

Tìm mạch, dò cát, xem nước để chọn nhà ở

Khi chọn chỗ ở, phương pháp thông thường là xem xét từ xa tới gần, từ ngoài vào trong, phải xem hết nơi ở mới xem tới căn hộ. Cho nên có câu “núi xa sông gần, lầu xa nhà gần”, nghĩa trang chùa chiền và môi trường xung quanh đều phải khảo sát thông qua phương pháp tìm mạch, dò cát và xem nước. Phải khảo sát tỉ mỉ tạo hình của các công trình kiến trúc, mật độ xây dựng, điều kiện giao thông của tiểu khu, khoảng cách lớn nhỏ giữa các căn nhà, cảnh quan đẹp xấu và việc mua sắm có thuận tiện không, công trình cây xanh có tốt không… Bởi vì đây đều là những điều kiện cần. Đặc biệt không được xem nhẹ ngoại lục và nội lục của ngôi nhà, dạng nền đất, kiểu nhà, hướng nhà và những vấn đề khác.

Ngoại lục (lộc ngoài): “lục” phát âm gần giống với “lộc”, nên khi chọn môi trường bên ngoài ngôi nhà có thể nói là chọn “lộc”. Tức là đường đi, lối lại… chú trọng đến các phương vị may mắn bên ngoài ngôi nhà.

Nội lục (lộc trong): là lộc ở trong nhà như nhà ăn, cửa chính, bàn thờ, nhà vệ sinh, sân thượng, nhà khách, phòng ngủ, nhà bếp… Trong phong thuỷ học cổ đại, cửa chính, giếng trời, sảnh đường, giường ngủ bếp, cối xay… được gọi là nội lục (sáu thứ quan trọng trong nhà), là đối tượng trọng điểm trong phong thuỷ. Đường hẻm, nhà, miếu, cầu, cây cổ thụ, mộ được gọi là ngoại lục (sáu thứ quan trọng ngoài nhà)

Trong thành phố hiện đại, mọi hình thể kiến trúc đều được quy về ngoại lục. Thí dụ: tháp nước, cột điện, ống khói, kiến trúc vách kính, tòa nhà có hình thù kỳ lạ, góc tòa nhà cao tầng, góc tường, trạm xăng, trạm biến thế, miệng hang…)

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tổng quan về phong thủy phòng khách

    Phòng khách được xem là không gian quan trọng nhất của cả ngôi nhà, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn cả về mặt ý nghĩa phong thủy. Việc

    phongthuy.vn 22/10/2024

    Tìm hiểu về thiết kế màu sắc phòng khách theo phong thủy

    Phòng khách là một công năng quan trọng nhất trong ngôi nhà, không chỉ là nơi nạp khí nhiều nhất mà còn là không gian để cả gia đình sinh

    phongthuy.vn 22/10/2024

    Thiết kế cầu thang chuẩn phong thủy

    Cầu thang là một công năng quan trọng trong nhà, là nơi dẫn khí giữa tầng trên và tầng dưới, giữa các phòng khác nhau trong nhà. Để ngôi nhà

    phongthuy.vn 21/10/2024

    Ứng dụng phong thủy trong thiết kế hành lang nhà ở

    Hiện nay đối với những ngôi nhà có diện tích rộng, gia chủ đều thiết kế thêm hành lang bên ngoài để tiện di chuyển. Tuy nhiên thì nhiều gia

    phongthuy.vn 21/10/2024

    Ứng dụng phong thủy trong thiết kế sân vườn

    Trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều gia chủ lựa chọn sinh sống ở những ngôi nhà rộng rãi, thoáng đãng và thoải mái. Bên cạnh nội thất hay

    phongthuy.vn 21/10/2024

    Đặc điểm phong thủy nhà ở theo ngũ hành

    Trong phong thủy, có rất nhiều trường phái có thể ứng dụng để xây dựng và sửa chữa nhà ở như phái Lý Khí, phái Hình Thế, phái Bát Trạch,

    phongthuy.vn 20/10/2024