Tầm quan trọng của sự bảo vệ hai bên phải trái đối với quan quách
Quan quách hay quan tài là vật phẩm quan trọng trong nghi thức cải táng người đã khuất. Đó chính là ngôi nhà, nơi an nghỉ của người đã qua thế giới bên kia. Nhưng khi cải táng cũng phải biết cách lựa chọn vị trí đặt quan quách, để tránh bị mục nát.
Tầm quan trọng của sự bảo vệ hai bên phải trái đối với quan quách
Quan quách hay quan tài là vật phẩm quan trọng trong nghi thức cải táng người đã khuất. Đó chính là ngôi nhà, nơi an nghỉ của người đã qua thế giới bên kia. Nhưng khi cải táng cũng phải biết cách lựa chọn vị trí đặt quan quách, để tránh bị mục nát. Bài viết dưới đây của phongthuy sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của sự bảo vệ xung quanh đối với quan quách.
👉👉👉 Tìm hiểu cách vận dụng phong thủy theo tuổi để tối ưu hóa vận may và hóa giải điềm xấu.
Bảo vệ xung quanh tốt có thể tránh được quan quách mục nát
Gió có thể khiến cho sinh khí tản mát, hai tay Thanh long và Bạch hổ ở bên phải và bên trái của huyệt trường có thể bảo vệ. Nếu đỉnh núi trùng điệp ở giữa nhưng trái phải trống, không có sự bảo vệ, trước sau trống trải không có che chắn thì sẽ làm cho sinh khí bị gió thổi tản mát Trong kinh sách có nói: Huyệt địa bị lậu tiết sẽ dẫn đến quan quách bị mục nát.
Khí trong trời đất bị thổi tất sẽ hình thành nên gió mà loại gió này khiến cho sinh khí tản mát khắp nơi, do đó cần phải dựa vào hình thế trái phải trước sau để bảo vệ huyệt táng, sau đó mới có thể hội tụ và dung hòa sinh khí. Nếu phía trước của huyệt táng có cửa xuất nhưng là sơn loạn nhấp nhô bên trái thì hư không, bên phải thì thiếu hụt, phía trước trống trải mà phía sau lõm xuống thì sinh khí trong lòng đất cũng sẽ bị gió thổi tản mát, không có cách nào hội tụ được, sinh khí của long mạch vùng núi cũng sẽ bị bốc lên tản mát hết, sinh khí ẩn tàng trong long mạch đồng bằng sẽ men theo khe hở mà thoát ra ngoài. Như vậy không lâu sau sẽ làm cho huyệt táng bị tiêu vong, chỉ còn là nơi mai táng quan tài mục nát.
Lựa chọn huyệt đất, huyệt đá
Chất đất phải nhỏ mịn và chắc, ẩm ướt nhưng không nát như bùn cắt ở giữa thấy chất đất giống như miếng thịt mỡ và ngọc thạch, tức là có đầy đủ ngũ sắc.
Tìm huyệt đất trên núi đá thì nên chọn hình thái tương tự như đá, nhưng phải là đất sét của đá, chất đất của nó nhỏ mịn, rắn chắc ẩm ướt, khi cắt miếng thì hoa văn trên mặt giống như miếng thịt mỡ. Khi tìm huyệt đá trên núi đất thì phải lựa chọn hình thái giống như đất sét mà không phải là đá của đất sét, chất đất giòn mềm, màu sắc sáng mịn, óng ánh, hình thái và chất đất giống như ngọc thạch. Sinh khí ngũ sắc. vận hành trong lòng đất, Kim khí ngưng tụ thì sẽ hiển thị màu trắng, Mộc khí ngưng kết thì sẽ có màu xanh, Hỏa khí thì sẽ có màu đỏ, Thổ khi thì biểu thị màu vàng, như vậy mới là sinh khí cát tường, Thủy khí có màu đen là khí sắc xấu. Trong Ngũ hành màu vàng là màu sắc của Thổ, do đó thông thường thuần sắc tượng trưng cho sự cát tường. Có màu đỏ và vàng đan xen là loại sắc tươi sáng là tốt, nếu có lẫn thêm màu trắng thì cũng được xem là tốt, nếu có thêm màu xanh là xấu, vì màu của nó gần giống như màu đen.
Nhánh của long mạch nhô ra, hình thái thiên biến vạn hóa, có cao có thấp, có nông có sâu, hình thái hội tụ không giống nhau, chỉ có như vậy thì sinh khí mới hội tụ được trong huyệt táng, mặt khác nếu có địa hình đẹp, thổ nhưỡng có ngũ sắc thì mới có thể đạt được cát tường như ý. Cái gọi là “Ngũ sắc” chính là điểm quan trọng trong việc lựa chọn huyệt táng. Huyệt đá ở núi đất cũng có loại giống như mẫu vàng kim và ngọc thạch, ví dụ như san hô, hổ phách, mã não, xà cừ, chu xa, hoa tế, tử phấn, thạch cao, thủy tinh, vân mẫu, vũ dư lương, thạch trung hoàng, tử thạch anh… và trong đá có vân uốn lượn, có nhiều chấm lấm tấm, đẩy đủ ngũ sắc, chất đất giòn mềm, độ ẩm thích hợp, giống như đá nhưng không phải là đá. Huyệt đất trên núi đá cũng được phân thành gan rồng, tủy phượng, máu tinh tinh, chất cao như mai cua, bột ngọc, sợi ngọc, mẫu vàng liễu…, còn có đường vân trùng điệp hình thành nên hoa văn, màu sắc tươi sáng giống như gấm vóc, đây đều là những loại huyệt mộ có tính chất kiên cố dầy, trơn bóng, giống như đất sét nhưng không phải là đất sét. Phù hợp với những đặc tính ở trên thì có thể hội tụ được sinh khí, nếu không thì không phải là long huyệt chân chính.
Còn như địa hình giống như động vật và thần linh, trong đó sẽ có những nơi lộ ra sinh khí của long mạch, trường hợp này chính là địa láng cát tường, là con người có trí tuệ nên tiến hành phán đoán đánh giá kỹ càng.
👉👉👉 Kiến thức phong thủy: Hóa giải xung khắc vợ chồng, gia đình hòa thuận, hạnh phúc viên mãn.
Đất làm hỏng mục xương cốt, quan quách
Sinh khí khô kiệt giống như loại gạo chưa giã kỹ tụ tập lại, hoặc dòng sinh khí bị cắt giống như là thái miếng thịt, hoặc là ở đó có dòng nước phun lên và có cát đất tích tụ, đây là địa thế xấu được nói đến.
Trong lòng đất không có vết tích vận hành của sinh khí, trên mặt thì lèn chặt, bên dưới thì trống rỗng. Nơi đất khô cằn trống trải, đã nói thô lậu, xù xì, u ám, hoang vu, khô cần, hẻo lánh, chỗ cứng chỗ xốp, nếu thấp và mềm, khi đào lên giống như một miếng thịt thối rữa, có dùng đào lên thì chất đất giống như hạt thóc bị khô quắt lại. Tắc nghẽn, ẩm dao để cắt thì cũng khó mà cắt được. Những nơi như thế này thông thường sinh khí không hội tụ mà tản mát trên lớp bề mặt, hơn nữa nổ còn giống như màng lưới lọc có mắt lưới rất to, hay là giống như một cái túi không chắc chắn, Thủy khí ở trong đó cũng bị theo nước mưa mà chảy ra ngoài, đây đều là những nơi không tốt. Nếu chọn đây làm nơi mai táng thì sẽ không tốt cho sự tích tụ sinh khí, cũng không có một chút lợi ích nào, đây chỉ thích hợp cho việc mai táng quan tài và xương khô mục nát mà thôi.
Cát lợi của tứ vượng
Bên trái huyệt táng là phương vị Thanh long, bên phải là Bạch hổ, trước là Chu tước, sau là Huyền vũ. Phương vị Huyền vũ nên rủ xuống. Trên phương vị Chu tước phải có hình thái bay lượn, phương vị Thanh long phải uốn khúc, phương vị Bạch hổ thì phải phục ẩn, thuần phục.
Đây là nói đến bốn con thú thần ở trước sau trái phải của huyệt táng, đều là tương ứng với vị trí của huyệt táng.
“Thùy đầu” là nói đến tính từ đỉnh núi chủ thể luôn có thể dần dẫn kéo dài xuống dưới, đây giống như muốn tiếp nạp địa táng của con người. Nơi đặt huyệt táng nếu có dòng nước trong xanh tưới tắm mà không chảy ra xung quanh, vị trí huyệt táng có điểm tựa, có thể mang lại sự ổn định, đây chính là cách cục “thùy đầu” đúng nghĩa. Nếu sau khi thủy nhập vào và lập tức bị thoát hết ra ngoài, thậm chí đến một chút cũng không còn, như vậy thì đây sẽ hình thành nên “Đẩu tả chỉ địa” (nơi thủy bị tiết hao). Trong Tinh hoa túy có nói: Nơi con người có thể yên nghỉ thì phải là nơi có long mạch, nơi thủy có thể chảy đến mới là minh đường của huyệt táng, đây cũng chính là nói đến ý nghĩa này.
Phía trước của huyệt tăng phải có một ngọn núi cao, sừng sững và đứng độc lập, mặt hướng về phải rộng lớn, hợp lý.
Bên trái của huyệt táng, thể núi phải mềm mại, phóng khoáng sáng sủa, giống như một bàn tay xòe ra mà tình ý và ý nghĩa bao hàm trong ấy cũng theo đó uyển chuyển mềm mại. Nếu là hai thế núi đối kháng mà không nhượng bộ nhau thì sẽ tạo nên hình dạng kỳ dị, trông chúng khô khan cứng nhắc, như vậy thì không thể gọi là uốn lượn uyển chuyển được.
“Thuần” chính là nói đến sự đoan trang, lương thiện, giống như gia súc nuôi trong nhà đã được thuần hóa để làm cho nó trở nên thuần phục không làm hại chủ nhân. “Phục” nghĩa là cúi đầu nằm rạp sát mặt đất, biểu thị sự ôn hòa mà không có tướng hung dữ ở đó. Trong Minh đường kinh có nói: Chân long uốn lượn xung quanh, không bị quấy nhiễu thì đây chính là trạng thái cát tường. Bạch hổ nằm ở đây mắt nhìn về phía trước, đầu ngẩng cao là không yên ổn, hung khí ẩn tàng ở trong. Lại nói: Trên phương vị Bạch hổ, uốn lượn quanh co, đất trên núi trơ trụi không có bất cứ thứ gì, sự vận hành của sinh khí giống như là ẩn tàng trong một góc nào đó, hình thành nên một vòng tròn quanh co. Nếu Bạch hổ có hình thái như vậy thì cũng giống như bản tính của nó. Nếu một nửa rủ xuống, một nửa lồi lên, ban đầu khá cao, sau dần dần ẩn xuống, trong đó cũng có rất nhiều tì vết, thậm chí sườn núi bị đứt đoạn. Nếu phương vị Bạch hổ có hình dạng như vậy thì có thể sẽ dẫn đến tai họa bất trắc.
Hung họa của tứ tượng
Nếu như hình thế của núi tương phản thì sẽ phá bại tiêu vong. Do hổ trắng có hình thái ngồi gọi là “Nhai thi”, Thanh long chiếm cứ thì được gọi là “Tật chủ”. Nếu phương vị Huyền vũ không rủ xuống cũng chính là cự tuyệt việc tiến hành mai táng ở đây. Nếu phương vị Chu tước không có hình thái bay lượn thì sẽ dẫn đến sinh khí bay đi mất.
Bốn loại thần thú này đều có hình thái và phương vị riêng, nếu chúng có hình thái ngược lại thì tức là không tốt.
Bên phải của huyệt táng, hình thái của thế núi giống như có một con Bạch hổ đang ngồi, ngẩng đầu nhìn thẳng vào vị trí của huyệt táng, cũng giống như muốn tha hài cốt trong huyệt táng đi mất, muốn nha nuốt hài cốt trong đó.
Bên trái của huyệt táng, có thể núi giống như rồng xanh đang chiếm cứ, rất khó chế phục, phía sau có thể nghiêng lệch xuống dưới, giống như có đầy sự đố kỵ trong tâm. Người trong nhân gian cho rằng, nếu có đầu rồng ngẩng cao mà hình hổ nghiêng lệch thì đa số là chọn phải cách cục sai lầm. Thông thường rồng và hổ đều thuần phục nằm xuống là cát tường.
Nếu phía sau có ngọn núi khá cao mà không có bất kỳ hình thái phủ phục nào thì đây chính là địa tầng không đồng ý tiếp nạp người, thể hiện hình thái cự tuyệt.
Phía trước huyệt táng có thể núi tương phản, không hợp tình hợp lý, chảy của dòng nước đến lắc lư lay động, không thể chiếm cứ nơi này, bên trên thẳng đứng mà bên dưới thì nghiêng lệch, thuận theo hướng cũng không có vị trí triều hướng huyệt táng, đây giống như thế muốn bay lên.
👉👉👉 Công cụ phong thủy có thực sự mang lại thay đổi trong cuộc sống không? Tìm hiểu ngay!
Thanh long, Bạch hổ nơi đồng bằng
Ở vùng đồng bằng, muốn tìm được hai phương vị Thanh long và Bạch hổ thì nên tiến hành phán đoán từ mạch của đồi núi. Điểm mấu chốt là ở khuỷu tay và cánh tay phải có thể bao bọc.
Đây là nói đến nơi bằng phẳng rộng rãi, bên trái và phải đều không có sơn mạch để làm Thanh long và Bạch hổ, chỉ có địa thế đồng ruộng khá cao bao xung quanh, do đó chỉ có cách tìm dấu tích trước đây của núi đồi, những dấu tích này ẩn trong gò đồi còn tồn tại. Điều quan trọng là địa thế phải thoáng rộng để có thể triển khai rộng ra, đây chính là giống như cánh tay của con người. Minh đường bằng phẳng hình thành nên cách cục bao quanh độc lập và kín. Thanh long và Bạch hổ cũng lần lượt nằm ở đây. Hình dạng của nó giống như đi theo bước chân của con người, chiếm cứ bao bọc rất tự nhiên, hội tụ ở đây, bao bọc lẫn nhau, từ đó mà hình thành nên một môi trường yên tĩnh, hài hòa.