Thiên Can, Địa chi là gì? Ứng dụng của Thiên can và Địa chi trong phong thủy
Thiên can Địa chi là một yếu tố quan trọng trong phong thủy ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và ăn hóa Phương Đông. Thiên can và Địa chi kết hợp với Ngũ hành có thể suy đoán được sự tốt xấu - của sự việc.
Thiên can Địa chi là một yếu tố quan trọng trong phong thủy ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và ăn hóa Phương Đông. Thiên can và Địa chi kết hợp với Ngũ hành có thể suy đoán được sự tốt xấu – của sự việc. Hãy cùng phong thủy tìm hiểu rõ hơn về can chi trong phong thủy ở bài viết dưới đây nhé!
👉👉👉 Cập nhật các mẹo phong thủy đơn giản giúp không gian sống của bạn tràn đầy năng lượng tích cực.
Thiên can là gì?
Thiên can bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 10 ký hiệu này là đại biểu cho 10 trạng thái và logic tuần tự của sự vật.
Giáp nghĩa là “áo giáp”, chỉ vạn vật phá áo giáp mà ra. Ất nghĩa là “chen lấn”, chỉ hình dạng sinh trưởng của vạn vật. Bính nghĩa là “sáng sủa”, chỉ ánh sáng sung mãn, vạn vật tươi tắn, đẹp đẽ, còn có nghĩa là “hưng thịnh”, vạn vật sinh sôi. Đinh nghĩa là “cường tráng”, chỉ sự sinh trưởng khỏe mạnh của vạn vật. Mậu nghĩa là “tốt tươi”, chỉ dáng vẻ tốt tươi của vạn vật. Kỷ nghĩa là “khởi phát”, chỉ dáng vẻ hăm hở vùng dậy của vạn vật. Canh nghĩa là “biến đổi”, chỉ sự thay đổi của vạn vật. Tân nghĩa là “mới”, chỉ vạn vật mới mẻ hoặc thành công. Nhâm nghĩa là “thai nghén”, chỉ âm khí tiềm ẩn dưới đất, vạn vật hoài thai. Quý nghĩa là “suy đoán”, chỉ sự sinh sôi, khởi đầu của vạn vật.
Sự vận hành của 10 Thiên can và mặt trời có quan hệ qua lại với nhau, mặt trời mọc hướng Đông, lặn hướng Tây, tuần hoàn qua lại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản sinh vạn vật. Trong đó,
Giáp là dương Mộc, Ất là âm Mộc, Bính là dương Hỏa, Đinh là âm Hỏa, Mậu là dương Thổ, Kỷ là âm Thổ, Canh là dương Kim, Tân là âm Kim, Nhâm là dương Thủy, Quý là âm Thủy.
Ngũ hành của Thiên Can
Giáp Ất Mộc, đại biểu cho hướng Đông, Bính Đinh thuộc Hỏa, đại biểu cho hướng Nam, Mậu Kỷ thuộc Thổ, đại biểu cho trung ương, Canh Tân thuộc Kim, đại biểu cho hướng Tây, Nhâm Quý thuộc Thủy, đại diện cho hướng Bắc.
Tương xung và hợp hóa của Thiên can
Tương xung: Giáp – Mậu tương xung, Ất – Kỷ tương xung, Bính – Đinh tương xung, Đinh – Tân tương xung, Mậu – Nhâm tương xung, Kỷ – Quý tương xung, Quý – Đinh tương xung.
Hợp hóa: Giáp – Kỷ hợp thành Thổ, Ất – Canh hợp thành Kim, Bính – Tân hợp thành Thủy, Đinh – Nhâm hợp thành Mộc, Nhâm – Quý hợp thành Hỏa.
Hợp hóa của Thiên can giống như vạn vật trong tự nhiên sau khi gặp một loại sự vật khác sẽ phát sinh sự thay đổi trong bản chất.
👉👉👉 Sử dụng công cụ phong thủy phù hợp với ngũ hành bản mệnh để kích hoạt vận may.
Địa chi là gì?
Thứ tự của 12 Địa chi cũng bao hàm quá trình biến đổi, phát triển của vạn vật.
Tý chính là “sinh sôi, nảy nở” chỉ sự sum sê, phồn thịnh của vạn vật. Sửu nghĩa là “buộc, nối” chỉ việc dùng dây buộc lại. Dần nghĩa là “biến hóa, phát triển” chỉ vạn vật bắt đầu sinh trưởng. Mão nghĩa là “duỗi ra” chỉ vạn vật trải dài, kéo dài ra. Tỵ nghĩa là “đã qua, chỉ vạn vật đã thành. Ngọ là “suy tàn, chết chóc”, chỉ vạn vật đã qua thời cực thịnh, là khi âm dương giao hòa. Mùi nghĩa là “mùi vị”, chỉ vạn vật đã phát triển chín muồi. Thân nghĩa là “thân thể”, chỉ vạn vật mới có đầy đủ hình thể. Dậu nghĩa là “nở hoa”, chỉ vạn vật đã mười phần thành thục. Tuất nghĩa là “tiêu diệt”, chỉ vạn vật đã bị hủy diệt. Hợi nghĩa là “hạt, quả”, chỉ sự vật đã hình thành mầm mống cho đời sau.
12 Địa chi làm thành 12 thuộc tướng, cũng có âm, có dương. Hai chữ âm dương chỉ là ký hiệu đại biểu cho 2 loại khí khác nhau, 2 loại khí âm và dương sau khi đã định, thuộc tính âm dương của vạn vật đều nương theo trạng thái của 2 loại khí này làm chuẩn, “lẻ là dương, chẵn là âm” đều là do âm khí và dương khí định đoạt. Ví dụ: Chuột (Tý) có 5 móng, 5 là lẻ, là dương, theo đó Trâu (Sửu) là âm, cho nên nói rằng 12 Địa chỉ là do 6 chỉ dương là Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất và 6 chi âm là Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi tổ thành.
12 Địa chi có thể dựa vào Ngũ hành để phân định, lấy trạng thái Ngũ hành của 12 Địa chi để nương theo. Quan hệ giữa 12 Địa chi và Ngũ hành là: Dần, Mão, Thìn thuộc Mộc, đại biểu cho hướng Đông. Tỵ, Ngọ, Mùi thuộc Hỏa, đại biểu cho hướng Nam. Thân, Dậu, Tuất thuộc Kim, đại biểu cho hướng Tây. Hợi, Tý, Sửu thuộc Thủy, đại biểu cho hướng Bắc.
Tác dụng của Địa chi.
Trung Quốc cổ đại dùng 12 Địa chi để ghi giờ, ghi tháng. Địa chi dùng trong tính giờ chính là chia một ngày thành 12 giờ, lấy 12 Địa chi để biểu thị, giờ Tý là từ 23 giờ đến 1 giờ, giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ… Địa chi ghi tháng chính là gọi tháng Đông chí (tháng 11 âm lịch) là tháng Tý. Thiên can và Địa chỉ phối hợp tuần tự với nhau tạo thành các năm Giáp Tý, Ất Sửu… đến Quý Hợi. Lấy chu kỳ 60 tổ hợp để ghi ngày, ghi năm.
Ứng dụng của Thiên can và Địa chi trong phong thủy.
Cổ nhân sáng tạo ra Thiên can và Địa chi không chỉ có ý nghĩa chỉ một hệ thống phù hiệu mà còn đưa vào trong mỗi yếu tố một hàm nghĩa riêng biệt. Trong quá trình vận dụng thực tiễn hệ thống phù hiệu này đã có sự kết hợp tự nhiên với các phù hiệu văn hóa khác như Ngũ hành, âm dương, hình thành một hệ thống phù hiệu nhận thức về thế giới khách quan.
Trong phong thủy, 60 Giáp Tý của Thiên can và Địa chi được dùng để biểu đạt phương vị, cơ thể người, con giáp… Thiên can và Địa chi trở thành một cơ sở không thể thiếu trong việc dự trắc tốt xấu của địa hình phong thủy.
Thiên can phối hợp với phương vị
Giáp Ất phương Đông, Bính Đinh phương Nam, Mậu Kỷ trung ương, Canh Tân phương Tây, Nhâm Quý phương Bắc.
Thiên can phối hợp với thời gian
Giáp Ất mùa xuân, Bính Đinh mùa hạ, Mậu Kỷ trường hạ, Canh Tân mùa thu, Nhâm Quý mùa đông.
Thiên can phối hợp với cơ thể
Giáp đầu; Ất vai; Binh cổ; Đinh lưỡi, răng; Mậu Kỷ mũi, mặt (Mậu còn là cẳng tay, Kỷ còn là bụng); Canh là xương đòn gánh, gân cốt; Tân là ngực; Nhâm là bắp chân; Quý là chân.
Thiên can phối hợp với tạng phủ
Giáp mật, Ất gan, Bính ruột non, Đinh tim, Tuất dạ dày, Kỷ lá lách, Canh đại tràng. Tân phổi, Nhâm bàng quang, Quý thận.
Địa chi phối hợp với phương vị
Dần Mão phương Đông. Tỵ Ngọ phương Nam, Thân Dậu phương Tây, Hợi Tý phương Bắc, Thìn Tuất Sửu Mùi trung ương.
Địa chi phối hợp với bốn mùa
Dần Mão Thìn mùa xuân, Tỵ Ngọ Mùi mùa hạ, Thân Dậu Tuất mùa thu, Hợi Tý Sửu mùa đông.
Địa chi phối hợp với con giáp
Tý chuột, Sửu trâu, Dần hổ, Mão mèo, Thìn rồng, Tỵ rắn, Ngọ ngựa, Mùi dê, Thân khỉ, Dậu gà, Tuất chó, Hợi lớn.
Địa chi phối hợp với thân thể
Tý tai; Sửu bụng; Dần tóc; Mão ngón tay; Thìn vai và ngực; Tỵ mặt, yết hầu, răng; Ngọ mắt; Mùi xương sống; Thân kinh lạc; Dậu tinh huyết; Tuất mệnh môn và gót chân; Hợi đầu.
Địa chi phối hợp với tạng phủ
Tý bàng quang và tam tiêu; Sửu lá lách; Dần mật; Mão gan; Thìn dạ dày; Tỵ tim; Ngọ ruột non; Mùi lá lách; Thân đại tràng; Dậu phổi; Tuất dạ dày; Hợi thận và tâm bao.
👉👉👉 Học hỏi kiến thức phong thủy để tránh những lỗi cơ bản khiến vận may của bạn bị cản trở.
Thiên can và Địa chi phối hợp với Âm dương, Ngũ hành.
Thiên can là chỉ trời, Địa chi là chỉ đất. Sự phối hợp giữa Thiên can và Địa chi đại biểu cho thể kết hợp của trời đất, hệ thống tin tức về sự vật trong vũ trụ. Sự phối hợp giữa Thiên can và Địa chi được thể hiện bằng hình thức cụ thể dương can phối với dương chi, âm can phối với âm chi, ví dụ: Giáp là dương can thì có thể phối hợp với dương chi như: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Sự phân bố của Thiên can và Địa chi cũng có tính quy luật, khởi đầu của Thiên can là Giáp, khởi đầu của Địa chỉ là Tý.
Thiên can phối hợp với Âm dương, Ngũ hành.
Giáp là dương Mộc, là phương Đông, Mộc thuần dương, thế vững chắc, bao trùm trời, khí thế hùng mạnh.
Ất là âm Mộc, phương Đông, là hoa cỏ, thảo mộc, như mùa xuân có đào lý, mùa hạ có cây dâu…. nhận sinh khí từ Giáp.
Bính là dương Hỏa, phương Nam, là Hỏa thuần dương, khí thế mãnh liệt, có thể giải hàn trừ đông, như ánh sáng của mặt trời.
Đinh là âm Hỏa, phương Nam, là Hỏa thuần âm, tính nhu thuận, như ánh sáng của đom đóm.
Mậu là dương Thổ, ở trung ương, là đất ở chỗ cao, so với Kỷ thì cứng rắn, khô thoáng hơn, là đất phát nguồn của Kỷ Thổ.
Kỷ là âm Thổ, ở trung ương, là đất ruộng vườn, ẩm thấp, ẩn tàng muôn vật, quán xuyến tám phương, vượng ở tứ quý, có diệu đức dưỡng dục.
Canh là dương Kim, phương Tây, là sao Thái bạch trên trời, mang theo sát khí mà cứng cỏi, như kim loại của đao búa.
Tân là âm Kim, phương Tây, là nguyên chất kim loại trên thế gian, thanh khiết mà mềm mại, như các đồ thuộc kim quý báu.
Nhâm là dương Thủy, là phát nguồn của Quý Thủy, nước ở núi Côn Lồn, nước ở sông ngòi lớn.
Quý là âm Thủy, phương Bắc, là Thủy thuần âm, tính mềm yếu mà yên tĩnh, như nước của mưa sương.
Địa chi phối hợp với Âm dương, Ngũ hành
Tý là dương Thủy, Sửu là âm Thổ, Dần là dương Mộc, Mão là âm Mộc, Thìn là dương Thổ, Tỵ là âm Hỏa, Ngọ là dương Hỏa, Mùi là âm Thổ, Thân là dương Kim, Dậu là âm Kim, Tuất là dương Thổ, Hợi là âm Thủy.
60 Giáp Tý
Thiên can và Địa chi phối hợp với nhau thành 60 cặp. Tương truyền Giáp Tý được hình thành từ thời Hoàng Đế. Sách Thông giám ngoại kỷ có viết: “Để lệnh cho Đại Nhiêu xem xét tình lý của Ngũ hành, chiêm tinh, bắt đầu làm ra Giáp Tý”. Khi mới hình thành, Thiên can chỉ để ghi ngày và năm, còn Địa chi dùng để tính tháng và giờ, ví dụ như giờ Mão, ngày Ất, tháng Dần, năm Giáp hay giờ Thìn, ngày Bính, tháng Mão, năm Ất. Sau này lại vì cứ 10 năm lặp lại giống nhau, cũng giống như 10 ngày và 10 tháng nên dẫn tới hỗn loạn, tạo thành bất tiện.
Vì vậy, người ta liền đem Thiên can thứ nhất phối hợp với Địa chi thứ nhất, Thiên can thứ hai phối hợp với Địa chi thứ hai, tức là lấy số lẻ kết hợp với số lẻ, số chẵn kết hợp với số chẵn, tạo thành 60 cặp Thiên can và Địa chi và gọi chung là can chi. Từ tuần Giáp Tý đến Quý Hợi người xưa gọi là 60 Giáp Tý hoặc 60 Hoa giáp. Mỗi một Thiên can có thể kết hợp được 6 Địa chi, như Lục Giáp, Lục Ất, Lục Bính là có ý nghĩa như vậy. Do số chẵn phối hợp với số chẵn, số lẻ phối hợp với số lẻ nên chỉ có Giáp Tý mà không có Giáp Sửu.
Người xưa đã dùng tổ hợp này để ghi ngày giờ tháng năm, như giờ Đinh Dậu ngày Bính Tuất, tháng Đinh Mão, năm Canh Dần. 60 Giáp Tý kết thúc lại bắt đầu một vòng Giáp Tý mới, tuần hoàn không ngừng nghỉ. Do Đức Khổng san định kinh Xuân thu vào ngày Kỷ Tỵ, tháng 1 năm 720 (Lỗ Ai Công năm thứ III), các nhà sử học cho rằng đây là giai đoạn mở đầu cho việc sử dụng can chi để ghi lại thời gian trong lịch sử. Can chi được sử dụng ghi ngày và năm không hề ảnh hưởng tới sự thay đổi của chính trị và chiến loạn nên có thể ghi chép lại được rất nhiều thời điểm lịch sử quan trọng của người xưa.
👉👉👉 Phong thủy 12 con giáp bật mí cách lựa chọn vật phẩm phù hợp giúp cân bằng ngũ hành.
Những vận dụng khác của 60 Giáp Tý
Ngoài tác dụng dùng để ghi lại ngày, giờ, tháng năm thì 60 Giáp Tý có thể ghi lại phương vị (Giáp Ất đại diện cho phương Đông, Bính Đinh đại diện cho phương Nam, Mậu Kỷ đại diện cho trung ương, Canh Tân đại diện cho phương Tây, Nhâm Quý đại diện cho phương Bắc), bốn mùa (Dần, Mão, Thìn là mùa xuân; Tỵ, Ngọ, Mùi là mùa hạ; Thân, Dậu, Tuất là mùa thu; Hợi, Tý, Sửu là mùa đông), đồng thời người xưa còn dùng can chỉ để áp dụng vào Bát quái, Tứ trụ, xem phong thủy, đoán mệnh… Đây là một công cụ quan trọng đối với các bộ môn thuật số của Trung Quốc. Phương pháp Tý Ngọ lưu chú được áp dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Trong các thuật số khác như Nạp tý, Nạp giáp, Linh ngư, Phi đằng, Châm cứu… đều sử dụng đến can chi.