Ngày: 10/10/2024
Giờ:
0

Bàn về sự tôn quý của âm long và dương long

phongthuy.vn
27/09/2024

Long hay còn gọi là long mạch là để chỉ địa mạch mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng.

Long hay còn gọi là long mạch là để chỉ địa mạch mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Đây là một khái niệm rất quan trọng trong phong thủy âm trạch. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng phongthuy.vn tìm hiểu về sự tôn quý của âm long và dương long.

Luận về âm long (1) – Hợi Địa tối tôn quý

(Hợi địa: Là chỉ vùng đất nằm ở hướng Tây Bắc).

Tử vi viên ở giữa phương Bắc, nằm ở vị trí Hợi, là nơi tôn quý nhất của Thiên đế, hướng về phía Chính Nam, trong đó bốn sao Quý nhân di chuyển đến vị trí Bính chủ về tôn quý; sao Âm đức di chuyển đến vị trí Canh chủ về võ công; sao Ngũ thượng thư di chuyển đến vị trí Tốn chủ về tài văn chương, sao Thiên ất di chuyển đến vị trí Tân chủ về trường thọ; chòm Bát cốc di chuyển đến vị trí Cán chủ tiền tài phú quý; sao 7. mệnh di chuyển đến vị trí Chấn chủ về tài sản dư thừa; sao Đại lý c chuyển đến vị trí Đinh chủ về gia đình đông vui, thịnh vượng. Đây là hình thức cao quý nhất của vị trí long ở phương Hợi.

Sao Đế tọa thuộc chòm Thiên thị viên nơi Đông phủ, nằm ở vị trí Cấn. Trong đó, sao Tư lộc di chuyển đến vị trí Đinh chủ về trường thọ sao Quý nhân di chuyển đến vị trí Canh chủ về sự tôn quý, sao Quán tố di chuyển đến vị trí Tốn chủ về tiền tài phú quý, sao Tông nhân đi chuyển đến vị trí Bính chủ gia đình đông vui thịnh vượng, sao Chu xa, Đấu xứng di chuyển đến vị trí Tân chủ về tài sản dư thừa. Đây là hình thức quý nhất của vị trí long ở phương Cấn.

Thiên đế Thiếu vi viên chủ về văn chương, nơi Tây dịch, nằm ở vị trí Đoài. Trong đó, chòm chủ về vua, chư hầu di chuyển đến vị trí Định chủ về tôn quý; sao Tam thiếu di chuyển đến vị trí Cấn chủ về tiền tài phú Hổ phần di chuyển đến vị trí Chấn chủ về võ công; sao Thái sử di chuyển đến vị trí Bính chủ về tài năng văn chương; sao Trường bình di chuyển đến vị trí Tốn chủ về tài sản dư thừa. Đây là hình thức cao quý nhất của vị trí long ở phương Đoài.

Sao Ngũ thượng thư, Thái ất thuộc chòm Thái vì viên nằm ở vị trí Tấn. Trong đó, khi sao Thường trần di chuyển đến vị trí Cấn chủ về sự tôn quý; sao Lang quan di chuyển đến vị trí Canh chủ về tiền tài phú quý, sao Cửu khanh di chuyển đến vị trí Tân chủ về tài sản dư thừa; sao Tam công di chuyển đến vị trí Đinh chủ về trường thọ. Đây là hình thức cao quý nhất của vị trí long ở phương Tốn.

Nhưng những vị trí đó chẳng dễ mà có thể đạt được. Hỷ tổ Liêm trinh là sao như thế nào? Liêm trinh ở vị trí Chấn, là nơi sinh của Hoàng đế, cũng là nơi phát triển vạn vật trên thế gian, mang ý nghĩa là sự sinh sôi nảy nở không ngừng, nên lấy đó là thủy tổ của loài người. Do bốn điều trên là chân khí của Thần long càng ngày càng hưng thịnh, đó cũng là nơi lập vị Thiên tử, vì vậy Thái tử nhất định phải ở Đông cung, như thế có thể giữ gìn tổ miếu, duy trì nền thái bình cho thiên hạ. 

Luận về âm long (2): Chính hướng, vị trí tại Hợi, Cấn

Vị trí long phương Hợi của sao Thiên hoàng chính Nam đối lập với sao Tử vi. Sao Thái vì cũng ở vị trí đó, sao Thiên thị ở bên trái, sao Thiếu vi ở bên phải. Trong kinh sách có viết: “Trong huyệt nếu được sự bảo hộ của bốn ngôi sao này, đó là vị trí tốt”. Vị trí long của Cán ở phương Đỉnh, sao Thiên thị có thể soi thấy vị trí long ở đó, sao Nam cực thể thấy được hướng của nó, các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ chia phương đối xứng với nhau. Sự học lý số là sự hòa hợp của Hà đồ, Lạc thư và âm dương chính vì thế chẳng thể nhầm lẫn được.

Luận về âm long (3): Tứ thần bát tướng, tam hỏa tam dương

Càn, Khôn, Cấn, Tốn là Tứ thần; Giáp, Canh, Nhâm, Bính, Ất, Tân, Đinh, Quý là Bát tướng; Ngọ, Bính, Đinh là Tam hỏa; Tốn, Bính, Đinh là Tam dương. Tam Hỏa chủ ở khí thanh tú, cao quý, mạch nước hướng Tốn chủ ở tài năng văn chương, dòng nước vị trí Bính Đinh chủ về SỐNG. thọ như thần tiên, Cán Hợi là rồng, Tứ thần và Bát tướng cùng hỗ trợ nuôi dưỡng khí thanh tú. Tam hỏa chủ về tài năng tinh anh, dòng nước gặp Tam dương thì chủ sự thanh khiết, nên mới nói làm tới hàng Tam công tôn quý, xuất hiện thần tiên, văn võ song toàn, phúc thọ dài lâu Đây đều là do sông núi nuôi dưỡng mà thành, chẳng phải là điều ngẫu nhiên mà có, do đó vị trí long là nhân tố quyết định, đó không phải là lời nói suông.ư

Luận về âm long (4): Tả quan cục và hữu quan cục

Ở đây bàn về Hữu quan cục. Cấn tức là sao Tham lang, đại diện cho sự khởi đầu và kết thúc quá trình sinh sôi và phát triển của vạn vật. Hướng Cấn là nơi khởi phát của long mạch gốc, đến Đoài, Tốn thì giảm dần, ở nơi đất Cấn khi nhập huyệt thì việc bàn luận ở trong ngoài cũng đều giống nhau cả.

Đoạn dưới bàn về Tả quan cục. Cũng chính là nói, sao Thiếu vi từ khi bắt đầu di chuyển đến hướng Cấn, Tốn thì dừng lại, có mối quan hệ qua lại, tương hỗ lẫn nhau trong quá trình vận hành, đó là điềm báo trước cho người đang sống ở vị trí đó sẽ mãi mãi sung túc, giàu sang phú quý. Vị trí long này thuộc vào cách cục tôn quý nên phải chú ý bày bố, sắp đặt ở vị trí quan trọng nhất.

Luận về âm long (5): Tam cát, lục tú

Khi phương Bính và Cấn phối hợp với nhau, cũng chính là nơi sao Thái vị có thể chiếu được đến; khi phương Tân và phương Tốn phối hợp với nhau, cũng chính là nơi sao Thiên ất ở; khi phương Định và phương Đoài đối lập nhau, cũng chính là ngũ phúc được nắm trong tay của trưởng quan. Đó là nói về nguồn gốc của Lục tú. Cách cục sa thủy nên dựa theo Tứ thần, Bát tướng, Tam hỏa, Tam dương, mỗi cái đều ở vị trí của nó. Do Lục tú tiến nhập vào Hợi mà có sa thủy phù hợp, cũng chính là địa hình chân quý. Không thể vì thấy tổ sơn không phải là Liêm trinh mà xem nhẹ nó được.

Tam cát là Chấn, Canh, Hợi. Sao Vũ lâm ở vị trí chính giữa phương Chấn, mà sao Canh cũng ở vị trí chính giữa phương Chấn, lại có thể chủ về nắm giữ quân đội. Do đó, Lục tú là đại diện của tài năng văn chương hơn người, cũng là đại diện của võ công siêu phàm.

Luận về âm long (6): Mức độ tốt xấu của vị trí long ở phương Hợi, Tốn, Tân

Núi ở phương Hợi (phía Tây Bắc) cao hơn phần mộ một trượng, con cháu tất sẽ giàu có. Ở phương Tốn (phía Đông Nam) cho dù có mạch nước chảy qua phần mộ thì con cháu của chủ mộ cũng chẳng phải sống kiếp nghèo hèn.

Phương Tân (phía Chính Tây) của phần mộ có núi, cao quá mộ 10 trượng thì con cháu của chủ mộ tuy giàu sang nhưng đường con cháu không thuận lợi, thường sẽ phải nhận con gái nuôi làm hậu duệ cho gia chủ.

Phương Chấn (phía Đông) hoặc phương Canh (phía Tây) có sông núi được sắp xếp hài hòa, như thế con cháu của mộ chủ đời sau tất sẽ thành công, có thể làm đại tướng chấn thủ biên cương.

Phần trên đây nói về phương Chấn, Canh chính là vị trí huyệt của mộ, lại nói “Chấn Canh sa thủy” tức là chỉ sự bài trí hài hòa tương ứng giữa các yếu tố khác với phần mộ.

Nếu trên sơn mạch ở phương Chấn thấy hướng của huyệt ở phương Canh (phía Tây), hướng mặt về phương Canh có sông núi hài hòa, ấy chính là sao Thôi quan của phương Chấn. Nếu trên sơn mạch ở phương Canh thấy hướng của huyệt ở phương Chấn (phía Đông), hướng mặt về phương Chấn có sông núi hài hòa, ấy chính là sao Thôi quan của phương Canh. Như vậy sẽ phù hợp với “Đại quan tham kỳ tỉnh” trên trời, con cháu đời sau của chủ mộ ắt sẽ có người làm đại tướng chốn biên thùy. Trong nguyên văn có nói về nội dung của sơn mạch của phương Tân, không được nhầm với sơn mạch ở vị trí khác.

Luận về âm long (7): Mức độ tốt xấu vị trí long ở phương Dậu, Tốn

Âm trạch trong phong thủy học, lấy 24 sơn trên la bàn thay cho 24 phương và có liên hệ phù hợp với mỗi ngôi sao trên trời, Thiếu vi là bốn ngôi sao nằm ở phương Tây Nam của chòm sao Thái vi viên, đại diện cho vị trí Dậu trên la bàn, cũng là ở phía Tây. Nói “Thiếu vi chuyển Tốn hoàn Thiếu vi” tức là nói, sơn mạch hướng chuyển từ phía Tây đến phương Tốn (phía Đông Nam), nhưng sau đó lại chuyển hướng về phía Tây. Đặt mộ ở vào vị trí chuyển gãy của sơn mạch thì khiến con cháu đời sau của chủ mộ tài năng xuất chúng nhưng chức vị tương đối nhỏ.

Dựa theo tên gọi của các sao thuộc 24 sơn, sao Thái ất thuộc phương Tốn (phía Đông Nam). “Thái ất thiếu vi phục Thái ất” ý nói, sơn mạch chạy từ hướng Đông Nam kéo dài đến phương Dậu, sau đó lại chuyển hướng về phía Đông Nam. Mộ được đặt ở vị trí chuyển gãy của sơn mạch thì con cháu đời sau của chủ mộ có thể trở thành một vị quan văn tài hoa hơn người.

Cổ nhân cho rằng, trong thiên tượng. Đoài (phía Chính Tây) và Tốn (phía Đông Nam) tuy đều thuộc quý tinh, nhưng nếu bàn về hai vị trí này, Đoài ở vào vị trí của nó, nếu theo quan niệm của cổ nhân thì Đoài nằm giữa sao Mão và sao Vị trong 28 vì tinh tú, cổ nhân quan sát vị trí này và cho rằng đây là ngôi biểu trưng cho sự tiến tài và hòa bình mà không cần có sao Thái ất và sao Ngũ Thượng thư chuyên chủ về khí tốt thanh tao. Sơn mạch của “Thiếu vi chuyển Tốn hoàn thiếu vi chạy lệch về hướng Tây nhiều mà hướng Đông Nam ít thì con cháu của chủ mộ thi hoa, tiền tài phong phú nhưng nếu có làm quan thì chỉ làm quan nhỏ Hướng sơn mạch của “Thái ất thiếu vi phục Thái ất” mà lệch về hướng Đông Nam nhiều hơn là hướng Tây, chủ về văn quan, nhiều tài năng Nhưng địa hình của Tả quan cục và Hữu quan cục để có thể tốt đẹp hướng của nó khác nhau, do đó không thể chỉ căn cứ vào đây để đánh giá tác dụng của nó, vì thế trong chính văn còn dùng sa thủy để nói thứ tự trước sau.

Luận về âm long (8): Tây Đoài nhập thiên hoàng

Dựa theo tên gọi của các chòm sao thuộc 24 sơn, sao Thiên hoàng ở phía Bắc. Nếu sơn mạch có hướng chạy dài từ phía Tây đến phía Bắc thì nên đặt mộ ở đoạn gấp khúc của sơn mạch sẽ khiến con cháu của chủ mộ xuất hiện người có tài năng văn chương, có thể làm đến chức Hàn lâm đại học sĩ.

Luận về âm long (9): Thiên hoàng nhập thiên thị

Dựa theo tên gọi của các chòm sao thuộc 24 sơn, sao Thiên thị ở phía Đông Bắc. Nếu sơn mạch có hướng chạy từ sao Thiên hoàng (phía Bắc) đến rồi nhập vào sao Thiên thị (phía Đông Bắc), thì nên đặt mộ ở đoạn chuyển của sơn mạch sẽ khiến con cháu của chủ mộ phú quý song toàn.

Luận về âm long (10): Liêm trinh tinh ứng cục

Dựa theo tên gọi của các chòm sao thuộc 24 sơn, sao Thiên hoàng và sao Thiên thị đều ở vị trí phương Bắc. Long mạch ở sao Thiên hoàng (Đông Bắc) là chỉ sơn mạch chạy hướng về phía Tây Bắc, long mạch của sao Thiên thị là chỉ sơn mạch chạy hướng về vị trí Cẩn hướng Đông Bắc. Đặt mộ ở trên sơn mạch hai hướng của sao này, nếu có ngọn núi nhỏ ở phương Cấn (phía Đông Nam), phương Tân (phía Tây), phương Dậu (phía Tây), phương Định (phía Nam) ăn khớp với nhau thì con cháu của chủ mộ nhất định sẽ làm quan. Thuận lợi nhất là có núi ở vị trí sao Liêm trinh (phía Đông Bắc) làm nguồn của sơn mạch, phong thủy cách cục này thì con cháu của chủ mộ nhất định sẽ có người làm quan, luôn lạc quan không u sầu.

Luận về âm long (11): Mức độ tốt xấu vị của long ở phương Bính, Đinh, Canh

Phương Bính chỉ sao Dương xu, phương Đinh chỉ sao Nam cực, sao Thiên hoàng chỉ phương Canh. Nếu ở sao Dương xu phương Bính, sao Nam cực phương Đinh, sao Thiên hoàng phương Canh thì long mạch được vận hành, nếu xây huyệt mộ ở vị trí này thì mọi sự may mắn, hanh thông.

Mọi sự biến hóa khôn lường, những điều tạp loạn nhiều vô kể lại. không được thể hiện rõ, nên điều thuận lợi đó là thu được phú quý cát tường.

Luận về âm long (12): Mức độ tốt xấu vị của long ở phương Tỵ, Bính, Tốn

Long mạch vốn ở vị trí sao Thiên bình, nếu chuyển hướng sang phương Tốn hoặc phương Bính, sẽ khiến gia chủ được hưởng cuộc sống an nhàn, tài vận, bổng lộc nhiều.

Sao Thiên bình chiếu đến phương Ty, sao Tố vi, Thiên đế chiếu đến phương Bính, ở phương Tốn có sao Bắc cực, Thái ất, từ ba vị trí đó long mạch được cát lợi, khiến gia chủ dễ dàng có được cuộc sống giàu sang, vinh hoa phú quý. Ý nghĩa của sự vận hành và sự biến hóa thay đổi là không giống nhau. Dù có sự thay đổi trong phạm vi 1 đến 2 dặm, hoặc là thay đổi trong hàng trăm dặm, nhưng sinh khí đều đủ tập trung lại, ở lâu mà chẳng suy. Nếu long mạch được vận hành bắt đầu từ phương Tỵ, hướng về phương Tốn, sau đó lại chuyển hướng về phương Bính thì vị trí của sao Thiên bình sẽ bị lệch, không thể phát huy tác dụng chủ yếu của nó, kéo theo phương Bính và phương Tốn cũng biến hóa vô cùng chẳng thể tụ lại được, cũng chính là ý nói tác dụng qua lại tương hỗ của Mộc và Hỏa sinh khí sẽ được xuất hiện. Nếu ở các phương Nhâm, Kỷ, Quý, Canh, Dậu, Tân sinh khí này cũng được vận hành, như thế sẽ không phải lo lắng chuyện sinh khí không được vận hành hài hòa đồng bộ. Dựa vào phương vị, thế núi, thế sông người ta có thể lựa chọn được nơi hội tụ của sinh khí.

Luận về âm long (13): Mức độ tốt xấu của long ở phương Sửu, Mùi

Nếu từ phương Tỵ đến long mạch ở phương Mùi của sao Quỷ hoặc tập trung ở phương Sửu của sao Ngưu thì dễ xuất hiện đạo sĩ, cao tăng những người sùng bái Thần Phật.

Sao Quỷ và sao Ngưu là đại diện cho những điều không chân thực không có căn cứ, không rõ ràng, thường là đại diện cho nhà sư hoặc đạo sĩ. Thể hiện về mặt sinh khí đó là sự tối tăm, nhiều tà khí, do vậy, nếu bắt đầu từ Mùi, Sửu, đi qua hai phương này thì có thể khiến gia chủ đoản mệnh, gặp nhiều tai ương, bệnh tật hoặc phải xuất gia làm tăng ni, đạo sĩ. Nếu cách bài trí long mạch không rõ ràng thì không thể xem nhẹ việc lựa chọn.

Luận về âm long (14): Mức độ tốt xấu của long ở phương Đinh, Cấn

Nếu phương vị của hai sát khí mà độc lập di chuyển thì không phải là điều tốt lành, do đó hai phương Cấn, Đỉnh cần phải có sự kết hợp hài hòa mới được. Nếu Sửu gắn với Cấn, Mùi gắn với Đinh, sự thay đổi này sẽ khiến long mạch lộ rõ điểm tốt lành may mắn, trong gia đình bất kể nam hay nữ đều giàu có, sung túc.

Long mạch ở hai phương Đinh và Cấn nếu gặp sao tốt, có thể sẽ được sống an khang trường thọ, vinh hoa phú quý đầy đủ. Do đó phương Sửu hợp với phương Cấn, phương Mùi hợp với phương Đinh thì có thể hóa giải được tai họa, thu được phúc đức. Tuy nhiên, sinh khí này là không thuần nhất, nếu cách bài trí long mạch không tốt thì cũng chẳng thể có được phú quý. Con trai hay con gái có nhiều nốt ruồi thì đó là sự thể hiện tình trạng, tính chất của đất.

Phân tích âm long mà kết thúc ở phương Sửu và phương Mùi, trong kinh sách nói nếu dương long là quý thì phải thu được khí tốt lành, cho dù phải bỏ Sửu, Mùi, Tỵ.

Luận về dương long (1): Mức độ tốt xấu của long ở phương Ngọ

Long mạch tọa ở phương Ngọ, hướng về phương Tý, hướng sông thể đất từ phương Nhâm hòa vào long mạch, cần tránh xây huyệt mộ ở sát phương Tuất Hợi, nước có thể chảy ngược trở lại nơi cửa huyệt sẽ gây ra tai họa.

Sinh khí của phương Ngọ thường tụ ở những vị trí cao thấp, nhấp nhô. Sự tương ứng hài hòa giữa phương Nhâm với hình đất thế sông sẽ hình thành nên một bố cục chính xác nhất. Thế núi ở phương Nhâm cao, nếu dương long đi qua phương Tuất Hợi sẽ khiến người vợ đoản mệnh. Cổ bồn (trống bằng sành) đại diện phương Tuất, nếu long mạch di chuyển qua phương Thìn, từ trên đỉnh núi của phương Tuất có thể rọi đến được, ấy là thế hỏa càng nặng, tai họa dồn dập. Phương Hợi và ỳ phương Ngọ hòa hợp sẽ xuất hiện sát khí, tai họa ập đến là điều không tránh khỏi, do đó không nên để hai phương này chiếu đến. Vị trí của Thìn, Tuất, Hợi đều ở phương Ngọ nên cần phải tránh, nhất là phải dựa vào bản thân long mạch của các phương vị xấu làm chuẩn.

Luận về dương long (2): Long ở chỗ ly sinh vương hầu

Long mạch của quẻ Ly vốn ở sự biến đổi thanh tú, hài hòa của phương Khảm và phương Quý. Nếu từ trên núi cao đổ xuống dưới thì phương Ngọ ngoảnh theo hướng của huyệt, Thanh long ở bên trái, Bạch hổ ở bên phải ôm chặt lấy nhau, lộ rõ dáng vẻ thanh tú đẹp đẽ, đó là điềm lành, gia chủ sinh ra người như công hầu.

Vẻ tuấn tú, bí ẩn mà lớn lao hùng vĩ, sinh khí của phương Nhâm, phương Khảm, phương Quý rất thịnh vượng, đều là khí thanh tú, giao hòa ôm ấp lẫn nhau. Phương Nhâm và phương Ngọ hòa hợp phối kết với nhau, Khảm Quý và phương Ngọ cũng phối hợp chặt chẽ với nhau, do đó để hình thành nên bố cục này, chính là trạng thái Khảm và Ly hòa hợp chặt với nhau. Ly đại diện cho phương vị ở vị trí quân vương, do đó có thể được tước vị công hầu.

Luận về dương long (3): Long ở chỗ Ly, Ngọ gặp Quý Thủy

Dương long của phương Ly và phương Ngọ cùng với âm thủy của phương Quý kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ có lợi cho con đường hoạn lộ. 

Phương Quý được nạp vào vị trí Khôn, vui mừng vì được bao bọc xung quanh bởi khí thanh tú đẹp đẽ.

Luận về dương long (4):Mức độ tốt xấu của long ở phương Nhâm, Tý, Thân, Quý

Phương Tý, phương Quý, phương Nhâm cùng nhau thay đổi, biến hóa, long mạch dần dần suy kiệt, rồi dần tiến đến hố sâu. Long mạch từ phương Tý đến, từ nơi đỉnh cao nhập vào, sinh trưởng và phát triển có thể gây bất an cho người mẹ.

Phương Nhâm, Tý, Quý thuộc thủy, thuộc tính của thủy chậm chạp nhẹ nhàng mà sinh khí dẫn suy kiệt, do đó cần phải có sự phù trợ của khí thế mạnh mẽ của núi cao.

Khảm thủy khi sinh là số 1, đến khi thành hình là số 6, ứng với quả thận trên cơ thể người, thận và xương phù hợp nhau, đầu cũng là do xương tạo thành, có thể thấy rõ tác dụng của nó. Do vậy điểm báo của phương Khảm chính là ở sự phù hợp của con số 6.

Luận về dương long (5): Long ở chỗ Càn, Khôn

Từ phương Càn đến long mạch nếu xuất hiện khí xấu thì chủ nhân hoặc sẽ chết yểu, sống cuộc đời cô độc hoặc sẽ xuất gia làm tăng ni. Long mạch vận hành từ phương Càn đến, nếu xuất hiện tướng xấu, sẽ không tốt đối với gia đình có đông nhân khẩu, phần mộ cũng phải chịu cảnh hoang lương.

Căn cứ theo phương vị thì Càn đại diện cho lão âm, trong nó không còn lưu giữ chút sinh khí nào nên đồng nghĩa với Quỷ sát. Nếu xây huyệt mộ ở phương Quỷ sát, sẽ khiến gia chủ đoản mệnh hoặc phải sống cuộc đời cô độc. Do ở đây thường xuất hiện những sự quái dị, là nơi tăng nhân, đạo sĩ xuất hiện, cũng là nơi khí dương khá thịnh, nên cũng xuất hiện cả ni cô.

Càn đại diện cho lão dương, do không còn sinh khí tiềm ẩn trong nó, lại ở vào nơi xơ xác, tiêu điều, do đó sẽ không thuận lợi với gia đình có nhiều nhân khẩu.

Luận về dương long (6): Long ở chỗ Thìn, Tuất, chủ yểu vong

Nếu sao Thiên khôi và Thiên canh ở đúng vị trí của nó thì không nên xây dựng huyệt mộ, nếu không có thể khiến gia chủ phải yếu mệnh, sát khí bất ngờ xuất hiện sẽ xung đột với huyệt mộ. Nếu thế núi lạ kỳ, sang phú quý tạm thời nhưng về sau phải sống cuộc đời cô quạnh là ai. hướng sông tú lệ, huyệt mộ được xây cất cẩn thận thì có thể được giàu sang phú quý tạm thời nhưng về sau phải sống cuộc đời cô quạnh, lẻ loi.

Nếu hai phương Thìn và phương Tuất ở vào vị trí ảnh hưởng của Kim sát thì gia chủ sẽ không được giàu sang phú quý mà ngược lại có thể bị đoản mệnh, nếu không sẽ trở thành trộm cướp hoặc đồng bọn của bọn cướp giật. Nếu huyệt mộ 2 vào nơi ninh sông thế núi thanh tú, đẹp đề, lại được xây cất cẩn thận, khí lành tụ tập thì tạm thời gia chủ được giàu sang. Nhưng đối với một vài điểm đặc biệt của khí lành nơi phản mộ, mà hầu hết nằm ở phương Thìn và phương Tuất là sát khí nặng nề mà lòng trắc ẩn lại ít ỏi, vấn đề này cần phải luận bàn ở một chuyên luận khác.

Luận về dương long (7): Mức độ tốt xấu của long ở Dần, Giáp

Nếu xây huyệt mộ nơi sao Âm kị của phương Giáp và sao Thiên bồi của phương Dần có thể khiến gia chủ bệnh tật triền miên, có thể diện loạn hoặc tàn tật thậm chí còn có thể khiến cho mắt gia chủ bị mù lòa. Long mạch di chuyển đến phương Giáp, phương Dần rồi chiếu đúng nơi huyệt mộ, gia chủ chỉ có thể tạm thời giàu sang mà chỉ khiến cho một người được no ấm mà thôi.

Dựa theo Ngũ hành, Dần và Giáp thuộc Mộc, Mộc thịnh vượng sinh phong (gió), nó lại tương ứng phù hợp với sao Cơ và sao Vĩ, do vậy sẽ khiến gia chủ gặp phải họa bệnh tật. Tại sao lại khiến hai mắt của gia chủ mù lòa? Hỏa ở lâu nơi phương Dần, phương Giáp, Mộc được dung nạp vào vị trí Càn, mà Càn là đại diện cho đầu người, đôi mắt lại nằm trong đó, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh phong, phong và Hỏa đan cài nổi kết với nhau khiến cho cặp mắt bị tổn hại. Ở đây không bàn về sự tổn thương ở đầu mà là sự tổn thương ở mắt, tức là phong và hỏa dễ xâm nhập vào mắt. Nếu hình thế của long mạch và huyệt mộ kỳ lạ, sinh khi sẽ tập trung, do đó tạm thời được giàu sang phú quý.

Luận về dương long (8): Dương long thanh tú là cát lợi

Nếu long mạch của phần dương có bố cục phân tán, hình thái cô độc huyệt mộ lại cao chót vót, như thế sẽ xuất hiện điềm xấu, tai ương. Nếu long mạch vận hành nhanh như muôn ngựa phi, được bài trí đầy đủ thì gia chủ tất sẽ xuất hiện người tài năng vượt trội.

Tam cát, lục khí đều là tướng khí tốt lành, sẽ khiến sơn mạch không tinh tường, nhưng cách bài trí nơi minh đường thoải mái cũng có thể khiến khí âm sinh phúc lành. Long mạch phần dương vừa yếu lại vừa đơn độc, nhất định phải coi trọng bố cục long mạch của núi, hình thế hoàn chỉnh, cần phải sửa sang để âm dương ở vào vị trí thịnh vượng mới hy vọng được giàu sang phú quý, không thể vì long mạch ở phần dương yếu mà bỏ nó đi được. Nếu bố cục không hài hòa thì khó có thể mong hóa giải được, do vậy không được khinh suất.

Luận về hành long (1): Long mạch không thể cong queo

Hầu hết mọi người đều cho rằng long mạch phải cong queo khúc khuỷu, nhưng cũng nhiều người không phân biệt được hình thế cong queo, uốn khúc.

Long mạch có thể uốn khúc cũng có thể cong queo. Ví dụ như trên các phương Canh, Dậu, Tân, Tốn, Tỵ, Bính, Nhâm, Tý, Quý có thể tìm thấy long mạch là uốn khúc, cũng không làm tổn hại gì đến mạch khác của nó. Nếu âm dương giao hòa hỗn tạp thì long mạch sẽ chẳng thể vận hành được.

Luận về hành long (2): Long ở chỗ Hợi gấp khúc, chủ cô khổ

Sao Thiên hoàng mà hướng về long mạch phương Hợi, điểm gấp khúc chẳng thể phát huy được tác dụng, vì âm dương giao hòa hỗn tạp nên khí thanh tú chẳng thể tỏ rõ.

Long mạch ở phương Hợi nếu bắt nguồn từ khúc chiết, lại không hướng về phương Càn mà hướng về phương Nhâm thì sẽ xung phạm với khí ngôi Túc sát, có thể khiến gia chủ cả đời phải sống cảnh lẻ loi đơn độc, tuyệt đường con cái. Nếu nó hòa cùng với phương Nhâm thì sẽ xung đột với sao Văn khúc, dẫn đến đạo đức gia phong băng hoại, gia chủ phải sống cảnh ly tán, xa quê.

Luận về hành long (3): Long ở chỗ Cấn gấp khúc chủ về bệnh tật

Sao Thiên thị đại diện cho long mạch phương Cẩn, sao Thiên trù đại diện cho long mạch phương Sửu, đều thuộc âm long. Sao Thiên bồi đại diện cho long mạch phương Dần, là dương long. Nếu long mạch hướng từ sao Thiên thị di chuyển theo đường gấp khúc hướng về sao Thiên trù và sao Thiên bồi thì sẽ làm mất đi chính khí.

Long mạch của phương Cấn phát sinh gấp khúc sẽ không hướng về  phương Sửu mà hướng về phương Dần. Nếu giao hòa hỗn tạp với phương Sửu  thì sẽ phạm đến Kim sát dẫn đến gia chủ đoản mệnh hoặc sinh nhiều bệnh tật. Nếu nó giao hòa hỗn tạp với phương Sửu thì sẽ kìm hãm tinh khí dẫn đến gia chủ phải chịu cảnh thân thể bệnh tật, vương vào bệnh tật và liên lụy việc quan.

Luận về hành long (4): Long ở chỗ Tân gấp khúc chủ đoản mệnh

Âm tuyển là chỉ hướng Tân, Lâu khí đại biểu cho Tuất khổ, ý tử của lời văn là: Tân sinh khí thuộc Kim không thể phối hợp cùng với sinh khí Tuất khố.

Sinh khí tới từ hướng Tân, nếu như cùng kết hợp với hướng Tuất có thể khiến cho chủ nhân trẻ tuổi mà đoản mệnh, dẫn phát bệnh tật. Nếu như hỗ trợ, kết hợp với Canh Đoài lại có thể làm cho chủ nhân trở nên uy vũ.

Luận về hành long (5): Long ở chỗ Tốn gấp khúc, họa phúc cùng có

Dương tuyền là chỉ hướng Tốn, Kháng chính là hướng Thìn. Long mạch tới từ hướng Tốn nên tránh tiếp xúc với sinh khí từ trong long mạch tới từ hướng Thìn. Nếu như long mạch hướng Tốn tiếp xúc hướng Ty có thể có được phú quý, nếu như tiếp xúc với hướng Thìn có nguy cơ gặp phải họa hại. Đạo lý trên giống với đạo lý kết hợp long mạch hướng Tân và long mạch hướng Tuất.

Luận về hành long (6): Tiếp nhận sinh khí không được sai sót

Vào lúc tiếp nạp sinh khí nhất định phải cẩn thận, không thể để sai một ly mà lệch cả nghìn dặm.

Nếu như vào lúc đang phải nương cậy vào sinh khí, chỉ cần có mấy may sai sót đều có thể dẫn tới sự biến hóa khôn lường. Nếu như trong lúc tiếp nhận sinh khí từ Thiên hoàng, nếu bất cẩn dù chỉ một chút cũng có thể sinh ra tổn hại, vì thế cần phải đặc biệt cẩn trọng.

Luận về hành long (7): Kiểm tra long mạch cần phân biệt rõ trái phải, phương vị

Kiểm tra long mạch cần phải phân biệt rõ phương hướng trái phải, lành dữ; đường công danh đều do đây mà xác định.

Đây ý nói, long mạch có cái từ bên trên đi xuống dưới, lại có cái từ giữa đổ xuống, cũng có cái từ trái, phải đi xuống. Nếu như từ bên trong đi xuống cần đặt mộ phần trên đỉnh núi, nếu như là từ bên trái và phải hạ xuống, nên đặt mộ huyệt tại lưng chừng núi. Sinh khí có thuần chính, có hỗn tạp, nhưng lành dữ, họa phúc cũng chính là căn cứ vào đây mà xác định vậy.

Luận về hành long (8): Sự hỗn tạp của long ở chỗ Càn, Hợi

Nếu như long mạch tới từ hướng Càn, hướng Hợi từ chếch bên trái hạ xuống cùng tới đi, cũng đều có thể gọi là hỗ trợ nhau cùng song hành cân bằng. Nếu như tới từ hướng Càn nhiều hơn một chút, hướng Hợi ít hơn một chút thì không nên đặt mộ huyệt tại đó.

Nếu như long mạch từ bên phải nghiêng đổ xuống, hướng Càn và hướng Hợi cùng phát xuất long mạch, hướng Hợi sinh nhiều khí mà hướng Càn sinh ít khí, có thể xem xét đặt mộ huyệt nơi đây.

Nếu như trong long mạch, sinh khí từ hướng Càn và sinh khí từ hướng Hợi mỗi bên một nửa thì long mạch có thể đã không còn ở đây, bởi vậy không cần phải khảo việc đặt mộ huyệt hoặc kết cấu long mạch thêm nữa.

Ở đây đang bàn tới sự hỗn tạp hay thuần nhất của sinh khí long mạch hướng Hợi. Long mạch hướng Hợi và long mạch hướng Càn từ bên phải đi xuống, tất nhiên long mạch hướng Càn sinh khí hưng thịnh mà long mạch hướng Hợi sinh khí mỏng ít, nếu như vẫn cố đặt mộ huyệt tại đây sẽ có thể phát sinh những việc không may mắn, thậm chí có thể bị đoạn tử tuyệt tôn.

Từ phải chếch xuống, sinh khí từ long mạch hướng Càn và hướng. Hội tranh đua cùng nhau, tất nhiên hướng Càn thế yếu. Nên đặt mộ huyệt tại hướng Càn để thu nạp sinh khí hướng Hợi vào quan tài.

Nếu như long ở vị trí Càn, Hợi bằng nhau có thể khiến cho âm dương hỗn tạp, long mạch vận hành bị đứt quãng, không thể đặt mà huyệt. Đại khái là đặt mộ huyệt ở trong long mạch thì cần ở chỗ có sinh khí thuần chính.

Luận về hành long (9): Sự hỗn tạp của long mạch hướng Nhâm, Hợi

Long mạch tới từ hướng Nhâm và hướng Hợi bắt nguồn từ phía trái dãy núi tổ tông. Nếu như mạch Hợi nhiều mà mạch Nhâm ít, Hợi chiếm hai phần mà Nhâm chiếm một phần có thể khiến trong nhà xuất hiện quan lớn hoặc người giàu có. Nếu như long mạch bắt nguồn từ bên phải dãy núi tổ tông, ắt long khí có chỗ không thuần nhất. Nếu như là mạch Nhâm chiếm tới ba phần mà mạch Hợi chỉ có một phần, ắt gia trạch của chủ nhân trở nên suy bại.

Nếu long mạch xuất phát từ giữa dãy núi tổ tông, mạch Nhâm và Hội mỗi cái chiếm một nửa. Sự tương hỗ, quan hệ trong khoảng giữa của chúng có thể nảy sinh biến hóa, cho nên không được có mảy may sai sót.

Long mạch hướng Nhâm và hướng Hợi hỗn tạp, không hại đến sự vận hành của long mạch. Tại sườn núi hoặc chỗ gần tới sườn núi, long mạch tới từ hướng Nhâm và hướng Hợi có thể cùng nhau hoán chuyển, cần phải phân biệt tỉ mỉ, không được nhầm lẫn. Nếu như thuần chính là long mạch hướng Hợi, có thể xuất hiện chỗ kỳ dị và tinh túy; nếu như có lẫn tạp một chút ít sinh khí từ long mạch hướng Nhâm, có thể trợ giúp cho thế cục vốn có. Nếu như thuẫn chính là long mạch hướng Nhâm cần phải tra xét rõ hướng sau của phía long mạch chầu về, âm dương vận hành mới tiến hành đặt huyệt; nếu như không phải trong lúc cần phải khẩn cấp đặt huyệt thì có thể tiến hành cải thiện thêm.

Luận về hành long (10): Long nằm ở chỗ Hợi chủ quan lộc

Nếu như chỉ có long mạch vận hành tới từ phương Hợi, ắt có thể được lợi ở việc có được quan vị và tước lộc. Đặt huyệt lệch trái ở hướng Căn của đỉnh núi, ắt có thể có mất mát. Long mạch từ giữa núi tổ, từ hướng Hợi tới mà theo bên phải vận hành tới hướng Nhâm, ắt có thể được sự bổ trợ của trời đất, bốn phương long mạch của núi này chủ về sự hưng thịnh quan tước là điều không phải nghi ngờ.

Ở trên có nói tới hướng Càn không phải là hướng sinh khí tồn tại, còn nói hướng Nhâm nhiều mà hướng Hợi ít có thể khiến cho nhà cửa mất mát, cho nên Hợi long vận hành tới hướng Nhâm mà đặt huyệt là không thể được. Nay lại nói, long mạch này có phương vị gặp được sự hưng vượng về đường quan lộc là điều chân thực, long mạch từ ngoài ngàn dặm mà tới, chỉ cần kiểm tra đại bộ phận phía trước. Cần phải phân biệt rõ ràng phương sinh vượng khí ở vào chỗ âm dương hòa hợp hoặc vị trí long mạch có mang vượng khí thì đó là chỗ kết huyệt. Phương vị của nơi có nguồn nước vượng khí cùng với hướng chầu của long mạch tương hỗ dung hợp thì sao lại có thể căn cứ vào hướng Nhâm mà bỏ? Ý nghĩa của cái gọi là “quan vượng” chính là, nước Trường sinh ở hướng Thân, Mộc dục ở hướng Dậu, Quan đới ở hướng Tuất, Lâm quan ở hướng Hợi, Mộ ở hướng Thìn, loại hình này cũng cùng đạo lý giống như trong Thiên ngọc kinh và Ngọc xích kinh, căn cứ vào cửa bên phải bên trái của núi mà xác định hướng chầu của mộ huyệt. Cho nên, nếu như là long mạch tới từ hướng Hợi thì không cần thiết phải dè chừng.

Luận về hành long (11): Vị trí long ở Cấn tránh gấp khúc

Cấn là biểu thị phương vị ở trong khu vực chòm Thiên thị, Ngũ hành thuộc Thổ, là vị trí ứng với người con trai nhỏ (thiếu nam), biểu thị cho vận khí về buôn bán. Phần bên trong của Thổ ẩn giấu khí Kim, là biểu hiện tình hình long mạch sắp xuất hiện. Thế núi có biểu hiện là bốn phía rộng rãi khoáng đạt, ngoại hình ngay ngắn. Nếu như uốn lượn, nhấp nhô là hình thế không ngay ngắn, long mạch xuất hiện với loại địa hình này không thể tốt được.

Luận về hành long (12): Cấn long chỗ Đinh, Sửu

Đặt mộ ở chếch long huyệt hướng Cấn xuất phát từ núi tổ, tiến nhập chỗ đỉnh núi hướng Sửu, ấy là chỉ tốt một nửa.

Sửu và Cấn, hai hướng này không hỗn tạp lẫn lộn, do vậy cũng có thể sinh ra phúc, đức. Nhưng bởi hướng Sửu có sát khí Kim, cho nên có thể dẫn tới cái họa bệnh tật.

Luận về hành long (13): Cấn Long ở đỉnh núi Dần

Long mạch xuất hiện từ bên phải, tiến vào hướng Dần ắt có thể khiến chủ nhân gặp họa bệnh tật.

Luận về hành long (14): Sửu Cấn Long ngang bằng

Hướng Sửu và hướng Cấn tương hỗ ngang bằng, ắt có thể khiến chủ nhân có được phú quý, rạng rỡ đời sau. Nếu như long mạch không phải kỳ lạ và đột khởi, ắt không thể phát sinh phú quý.

Luận về hành long (15): Sửu, Cấn Long ở bên phải và bên trái

Hai long mạch từ hướng Sửu và hướng Cấn cùng kết huyệt bên trái. bên Sửu nhiều hơn một chút, bên Cấn ít hơn một chút thì có thể dẫn tới tai họa. Nếu như kết huyệt về bên phải, Cấn hướng nhiều một chút, hướng Sửu ít một chút thì có thể khiến cho gia trạch được phú quý, con cháu đầy nhà.

“Tả lạc” trong đây với “Tả lạc Sửu đỉnh” phía trên là có ý tử giống nhau. Sở dĩ có sự khác biệt về tốt xấu là do một kết huyệt ở đỉnh núi, một ở lưng núi.

Luận về hành long (16): Dần, Cấn kết hợp khó gặp tốt lành

Nếu như long mạch tới từ hướng Dần và hướng Cán hỗ trợ, kết hợp với nhau thì không thể tạo thành nơi chôn cất, cũng không thể dùng đây làm nơi an táng. Nếu như long mạch xuất hiện chếch về phía bên trái, có thể lập mộ huyệt tại đỉnh núi hướng Cấn, tuy nhiên đây cũng không phải là vị trí thực sự lý tưởng.

Hướng Dần là sát tinh của hướng Cấn, cho nên không thể bố trí mộ huyệt. Nếu như đặt mộ huyệt chếch về bên trái có thể khiến cho sinh khí ở hướng Dần suy vong mà phù trợ sinh khí hướng Cấn, như thế có thể khiến cho phúc đức tới được.

Luận về hành long (17): Bên phải Cấn Dần vướng tai họa

Mộ huyệt đặt chếch bên phải long mạch tới từ hướng Cấn và hướng Dần không phải là vị trí tốt. Phương vị của sao Bội cũng chính là ngự hướng Dần, có thể khiến chủ nhân gặp phải tai họa, thị phi.

Luận về hành long (18): Sự hỗn tạp của long mạch hướng Chấn

Mão long tới từ hướng Chấn của núi tổ, có được sinh khí ở vào quên chính, phương vị chính cho nên là đại cát. Nếu như vào lúc xuất mạch, đối với hướng Giáp hướng Ất phải phân biệt rõ ràng. Hướng Chấn nếu như lẫn lộn với hướng Giáp, thì có thể khiến chủ nhân mắc chứng bệnh như: điên khùng, tàn tật… Nếu như hướng Chấn với hướng Ất lẫn lộn với nhau, ắt dẫn tới chủ nhân gặp chuyện không may hoặc là nuôi dưỡng con của người khác.

Đây là nói về các tình huống mà long mạch hướng Chấn kết hợp lẫn lộn. Hướng Chấn mà kết hợp hướng Giáp có thể sinh ra gió, do vậy có thể khiến chủ nhân sinh bệnh điên khùng hoặc tàn tật. Hướng Chấn mà kết hợp với hướng Ất, nếu đặt mộ chếch về bên phải, có thể sẽ nhận nuôi con cái của kẻ khác.

Luận về hành long (19): Bính, Ngọ song hành ắt có hỏa hoạn

Hướng Ly và hướng Bính hỗ trợ nhau kết hợp vận hành, cần phải cố gắng hết sức để tránh loại tình huống này. Nếu không ắt cái họa về lửa sẽ từ trời mà giáng xuống, đến mức nhà cửa hóa thành tro tàn.

Hướng Ly chính là ở vị trí Ngọ, là âm Hỏa, Bính là dương Hỏa, hai yếu tố này kết hợp lẫn lộn chính là đã có lửa lại trợ thêm lửa, đến mức ấy thì nạn về lửa cũng chẳng thể tránh.

Luận về hành long (20) – phải cân nhắc trường hợp Thìn, Tốn cùng kết huyệt

Phương Thìn và Tốn đồng thời có long mạch xuất hiện ất không phải là hoàn mỹ, lành dữ mỗi thứ chiếm một nửa. Nếu như mạch xuất ở phía trái, tới núi nằm ở hướng Thìn, Tốn là có điềm không may xuất hiện Long mạch chếch về phía phải mà tới, hướng đỉnh núi nằm ở hướng Tốn, ắt xuất hiện điểm rất tốt. Nếu như trái phải đồng thời tạo huyệt có thể khiến long mạch hướng Tốn sản sinh sát khí, đa phần là khiến nhà cửa tan nát. Nếu như đặt huyệt chếch về bên trái có thể khiến cho tai họa càng thêm nghiêm trọng.

Luận về hành long (21): Tân Tuất song hành có tốt xấu

Long mạch tới từ hướng Tân và hướng Tuất, chếch cả hai phía ấy đồng thời đặt huyệt, tuy nhiên đây không phải long mạch hoàn toàn tốt Long mạch chếch về phía trái mà tới, có thế ở núi hướng Tân kết tụ trở lại, như thế mới có thể tiến hành an táng.

Long mạch tới đồng thời từ hướng Tân và hướng Tuất, có thể khiến cho long mạch từ hướng Tân mang theo sát khí mà tạo nên tai họa giống như với trường hợp Thìn Tốn. Nếu như đặt huyệt chếch về bên trái, ắt có thể khiến sinh khí tốt đẹp dồi dào mà nhà cửa phú quý.

Luận về hành long (22): Sự nguy hại của long mạch hướng Đinh hỗn tạp

Đặt huyệt tại khoảng chính giữa núi hướng Đinh cũng có lợi cho phú quý, nếu như hướng Ngọ và hướng Mùi kết hợp hỗn tạp ắt có thể khiến gia đạo suy đồi.

Đây là nói cái nguy hại của việc long mạch hướng Đinh kết hợp hỗn tạp. Nếu như đặt huyệt chếch bên phải, kết hợp lẫn lộn với hướng Mùi ắt có thể bất lợi cho tuổi thọ. Nếu như đặt huyệt chếch bên trái, kết hợp hỗn tạp với hướng Ngọ, ắt có thể dẫn tới nhà cửa ô uế mà nhân dinh thưa dần, theo đó mà gia tộc dần dần suy vong.

Luận về hành long (23): Phân biệt ba phương vị trái, phải, giữa

Trên ngọn núi Tổ hoặc núi Thiếu tổ, long mạch từ trên đỉnh hạ xuống. Ở đây phân biệt ba phương vị là: trái, phải, giữa; sao long tổ của Cửu cung Bát quái cũng đều có thể kết mạch tại đây.

Long mạch từ phần giữa hạ xuống, từ đỉnh núi đột khởi là bố cục ngay thẳng. Từ trái, phải hạ xuống ắt là bố cục nghiêng lệch. Sau khi xác định rõ là thẳng hay lệch thì cũng có thể xác định thuần chính hay hỗn tạp, nâng giữ hay chảy mất. Nếu như suy tính cẩn thận thì bố trí táng huyệt phù hợp với đạo lý tự nhiên, từ một loại dáng núi có thể suy ra nhiều dáng núi khác, cho nên nói dù là cung vị có khác cũng có thể căn cứ vào một đạo lý này mà tiến hành bố trí.

Âm dương trong long mạch không thể quá hỗn tạp, sinh khí đã qua vùng núi lớn cần trong sạch mới lành, thuần nhất mới tốt, hai loại sinh khí hoặc một loại sinh khí không thể hỗn tạp. Cho nên, vào lúc xác định tăng huyệt, tối kỵ thế núi không nạp đủ khí lực, sự bài tiết sát khí không triệt để. Long mạch đều nên nhận được sinh khí hướng Hợi mà trái phải phân biệt có sinh khí của Căn Nhâm hỗ trợ. Khoảng âm dương không thể hỗn tạp, nếu như long mạch gặp phương vị chủ về sự hưng vượng đường quan tước, không cần lo lắng là vì có vượng khí thì có thể nương cậy vào đó, cũng không cần bỏ dương long mà không sử dụng. Cần khảo sát tỉ mỉ những điểm tinh vi, tham ngộ chỗ huyền diệu trong đó, như vậy mới không bị câu chữ làm cho rối rắm. Bên dưới tiếp tục nói tới đạo lý sản sinh vượng khí, cũng không cần soi xét kỹ trong khoảng âm dương nữa.

Luận về hành long (24): Tứ mộ, tứ khố và tứ cục

Trong Tứ mộ, Tứ khố và Tứ cục, các vị trí Suy, Bệnh, Tuyệt không có phúc khí. Ở các vị trí Tử, Mộ, Mộc dục chủ về gia đình lưu lạc; còn các vị trí Sinh khí, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng không cần phải xét tới điểm tốt xấu của âm dương.

Thuần âm và thuần dương có tác dụng chủ yếu khi ứng vào việc làm hưng vượng đường quan lại. Nếu như xem xét từ góc độ ngũ hành sinh vượng khí, ắt Kim sinh tại Tỵ, Mộc dục tại Ngọ, Lâm quan tại Thân. Lại còn Đế vượng ở Dậu, Suy ở hướng Tuất, Bệnh ở hướng Hợi, Tử tại hướng Tý, Mộ ở Sửu, Tuyệt ở hướng Dần, Thai ở hướng Mão, Dưỡng ở hướng Thìn. Nếu như long mạch tới từ hướng Đoài, khi mới xuất hiện thuộc hành Kim; nếu như từ hướng Khôn, Thân mà tới thì dù trong long mạch sinh khí không thuần chính cũng vẫn là vị trí Lâm quan, những khuyết điểm khác cũng có thể bỏ qua.

Ở đây, đối với việc đặt huyệt ở long mạch được nói tới ở trên phân là Đặt huyệt ở giữa, đặt huyệt trái phải, cũng cần phải phân biệt. Hướng châu của long mạch có phân là hướng tốt và hướng xấu, cần phải khảo sát tỉ mỉ. Chúng đều trải qua một giai đoạn bắt đầu, căn cứ vào vị trí các sao hướng phía sau táng huyệt mà phân định, thông qua hướng nước chảy, hướng nước chảy xuống để quyết định. Cũng còn cần thông qua song sơn, Ngũ hành để phân tích phương vị của long mạch, thông qua phương vị để phán đoán tốt xấu. Nếu như âm dương hòa hợp mà phương vị tốt lành là nơi táng huyệt tốt nhất. Nếu như âm dương không phù hợp nhưng phương vị tốt lành thì cũng thuộc về tốt lành.

Luận về hành long (25): Bố cục của tứ thần long mạch

Bốn kiểu kết cấu của long mạch, nếu có thể phối hợp chuyển hóa trong thế núi tất chính là địa thế tốt nhất để chôn cất. Về vị trí quẻ mà có thể bao gồm hai, ba loại long mạch thì đã là hiếm thấy rồi.

Hướng Cấn và hướng Bính đại biểu cho một loại long mạch, hướng Tốn và hướng Tân đại biểu cho một loại long mạch, hướng Đoài và hướng Đinh đại biểu cho một loại long mạch, hướng Chấn và hướng Canh đại biểu cho một loại long mạch, đây chính là Tứ long. “Không cần phải có đủ bốn loại long mạch, chỉ cần ba hoặc hai loại long mạch là cũng đủ xuất hiện điều kỳ lạ.

Luận về hành long (28): Nhất quái độc hành

Nếu như khí một loại quả tự vận hành đơn độc, có thể nhẹ nhàng khéo léo như ý muốn, từ nơi xa mà tới vẫn không hao tán. Nếu như hao tán là chếch sang bên mà hạ xuống thì cần tiến hành cải tạo, không được để cho lồi lõm không đều.

Long mạch tới từ hướng Hợi, vận hành mặc dù xa nhưng vào lúc bắt đầu nhập táng huyệt vẫn là thuộc hướng Hợi; long mạch tới từ hướng Đoài, mặc dù trải qua quá trình di chuyển lâu dài nhưng xét về địa điểm kết tụ thành táng huyệt cũng vẫn là nhờ cậy vào sinh khí của hướng Đoài, đây chính gọi là “một quẻ đơn độc vận hành, long mạch chính đang từ xa tới không ngừng nghỉ”. Nếu như phát sinh tổn hao thì hướng chếch kế bên mà hạ huyệt. Loại biến đổi tương hỗ này, tuyệt không phải là “xảo nhất” (một mình khéo léo vận hành – chỉ một quẻ độc hành), từ kế bên tiến nhập mà không từ chính vị hạ xuống, nhưng đối với người có kinh nghiệm phong phú mà nói, cũng không thể chỉ là tìm chính vị mà bỏ qua vị trí lệch bên. Phương thức vận hành của long mạch không thể ra ngoài Tam cát Lục tú, mặc dù từ bên cạnh mà vào nhưng cũng không thể tách ra khỏi chính vị, cho nên tác dụng so với xảo nhất” là như nhau. Nếu như sinh khí của long mạch từ bên cạnh chảy vào chính giữa bốn phương vị của táng địa, thể hiện cho long mạch tới từ hướng Càn và hướng Giáp, loại long mạch này tình thế lỗi lõm không đều mà không thể xuất hiện quý khí. Trong đất liền, nhiều loại sinh khí từ cạnh bên mà tiến vào này đều bị quy về phương vị lệch lạc cho nên bỏ, đi tìm long mạch nằm ở chính vị, thật uổng phí. ở loại phương vị lệch này cũng có thể biến hóa ra sinh khí thuần chính mà chính vị cũng có thể xuất hiện tình huống hỗn tạp, phương vị lệch như thế lại thành đại biểu của sinh khí thuần chính mà không có tì vết. Đây cũng là sự biến hóa huyền ảo của tự nhiên, chỉ người có đức mới phát hiện được.

Luận về hành long (27): Chân thành ngụy lạc, âm long chuyển dương long

Long mạch chân chính vận hành tới huyệt giả gọi là biến hóa thế cục. Nơi chân long kết huyệt thực sự là nơi không có biến hóa, hình thể đẹp đẽ, hướng nước chảy cũng là hướng tốt, có như vậy mới đích thực là long mạch chân quý, chủ nhân có thể có được sự che chở của trời đất.

Nếu như long mạch có mang âm khí vận hành tới khi chỗ kết huyệt biến thành dương khí, đây chính là chân long mà huyệt giả, đây được gọi là biến cục. Long mạch trong quá trình biến cục mặc dù có tính dương nhưng giới hạn của khoảng tương hỗ rõ ràng, không có chút gì sai sót. Sự vây quanh bảo vệ của sa sơn thành thế và sự vận hành của dòng nước đều là điểm tốt, có thể kết hợp cùng với vượng khí mà có được sự hỗ trợ của long mạch phía sau. Ở nơi thế cục này, lúc mới bắt đầu thi không thể phát, nhưng nếu có thể nhận đủ sự hỗ trợ của long mạch đằng sau, sơn sa và thế nước cũng hợp với cách cục có thể có được sự cho chở của trời. Đây là nói sự vận hành của long mạch cát lợi, vào lúc kết huyệt có thể biến thành hung long, như thế cũng gọi là biến cục. Nếu như long mạch và tăng huyệt đều thuần chính, hình sa sơn đẹp để hướng nước tốt thì nơi kết huyệt mặc dù không tốt nhưng nếu có thể vận hành vào long mạch cát lợi, lại phù hợp với triều hướng thì có thể đủ để được phú quý.

Luận về hành long (28): Ngụy thành chân lạc, dương long chuyển âm long

Long mạch vận hành hư huyễn mà lạc huyệt lại thuần chân, có thể khiến cho thu được phúc báo. Nếu như phát sinh biến hóa vào giữa lúc ấy có thể chuyển hóa giữa hưng và suy.

Dương long vận hành tới khi kết huyệt biến thành âm long, sa và thủy tương hợp với âm khí thì gọi là “ngụy hành chân lạc”. Hạ táng ở đây thì có lợi cho phát triển, nếu như gặp long mạch, sa thủy có tính dương, không hợp với lúc ban đầu mà sản sinh ra suy vong. Đây là ý nổi, nếu như long mạch xấu vận hành đến huyệt mà thành long mạch cát lợi thì có thể bố trí táng huyệt nhưng phải tránh long mạch xấu đằng sau tiến nhập vào nơi huyệt trường mà phát sinh tai họa, cho nên cần phải nhanh chóng phán đoán và thực hiện. Lấy âm khí là thật, lấy dương khí là giả, cho nên lấy âm làm trọng, mà coi nhẹ dương khí. Nhưng cũng có khi lấy dương khí là thật mà coi âm khí là giả, đây là phán đoán thật giả dựa trên khoảng cách xa gần.

Phẩm chất cao thấp của long mạch

Cần tỉ mỉ khảo sát hình đất, thế nước để xác định thứ tự cao thấp hợp lý.

Phương pháp để phán đoán long mạch rất nhiều nhưng muốn từ phương diện phẩm chất phân biệt cao thấp thì cần xác định ở sa hình và thế nước. Nếu như long mạch thuộc về một bố cục tương đối tốt, tinh khí của phương vị Thôi quan sáng tỏ, Lộc mã cũng tương đối hưng vượng, triều hướng của huyệt mộ có dòng thủy thịnh vượng, đây chính là táng địa tốt nhất. Nhưng cũng có trường hợp được chỗ này thì mất chỗ kia, nơi đây nhô lên chỗ kia thấp xuống, to lớn nhưng không đẹp để hoặc là đẹp đẽ nhưng lại không to lớn, dòng nước và thần vị không hợp với nhau, những địa phương này mặc dù long mạch thuần chính nhưng phẩm chất cũng không phải là cao lắm. Ở đây cần tới sự phân biệt tinh tế của con người, không thể phân biệt một cách câu nệ và máy móc.

Tầm long chân cơ

Hấp thu và hao tổn đều là nhờ vào sinh khí chân chính.

Giống như là long mạch tới từ hướng Hợi, bản thân vốn khá thuần chính, cho nên sinh khí ẩn chứa bên trong mà có chỗ lệch lạc, có thể hỗn I hợp với tạp khí từ hướng Càn, Nhâm. Long mạch tới từ hướng Nhâm, Hợi ẩn chứa tạp khí, nếu như biết phương pháp bổ trợ thu nạp, chuyển hóa, hao tổn thì có thể trừ tà khí mà biến thành chính khí, sinh khi ẩn trong nó cũng tự nhiên có thể biến thành thuần chính. Cho nên có thể hiểu được phương pháp “trước nâng lên, sau hạ xuống; đổi trái, thay phải”, cũng có thể thu nạp, vay mượn sinh khí chân chính, việc lựa chọn tăng huyệt cũng có thể hoàn thành cơ bản.

Dùng đất đá và la bàn để hỗ trợ

Vận dụng đất đá và la bàn để xác định phương hướng vị trí không thể quá bừa bãi, cần hiểu được đạo biến hóa thông suốt, không nên quá hỗn loạn.

Hình thế của núi cũng giống như tướng mạo của con người, cần có một bề ngoài tốt mới có thể có sao tốt chiếu mệnh. Một ngọn núi tốt sẽ có linh khí, nếu như dáng núi hình thế tinh tế, sinh khí ẩn chứa trong nó cũng có thể hợp với tinh lý. Nếu như dùng đất đá và la bàn đo đạc thì không thể không xem hình thế đỉnh núi mà tùy tiện bố trí. Việc lựa. chọn long mạch dễ nhưng xác định táng huyệt thật khó khăn. Vào giai. đoạn đầu khi thế núi mở rộng, các trường hợp phân ra rồi hợp lại khó xác định được. Muốn bỏ sa hình, thế nước tương hợp bao quanh lại xuất việc khó phân biệt trên dưới, trái phải nên không biết phải bắt đầu làm hiện tình thế hợp với bố cục, nếu chọn loại địa điểm này lại gặp phải từ đâu. 

Cho nên, vào lúc bố trí táng huyệt, nếu thầy phong thủy không có một quy luật nhất định thì sẽ chẳng thể xác định phương hướng trước sau, trái phải; cần phải kết hợp với la bàn, tinh tế xác định mới có thể nhận định được bố cục chân chính. Xác định bằng tinh tượng cũng cần qua nhiều lần quan sát cẩn thận mới có thể khiến khai mở biển thành gọn hẹp, khó khăn biến thành dễ dàng, ẩn dấu biến thành hiện rõ, táng huyệt cũng có thể hợp với tình lý mà xác định được. Những điều này mặc dù đều thông qua la bàn để xác định nhưng đạo lý thảm diệt trong đó vẫn cần con người tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng nó như thế nào toàn bộ là do ý muốn của con người. Những biến hóa, quy luật trong đó cũng là những điều mà dùng những lý luận thông thường khó có thể trình bày và giải thích được.

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024