Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ
Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị của sa đối với huyệt vị.
Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị của sa đối với huyệt vị. Phongthuy sẽ hướng dẫn các bạn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt huyệt mộ.
Tứ duy và tứ phương
Sa hình Thôi quan, đầu tiên phải xem Tứ duy và Tứ phương (Tử phương là bốn phương vị chính, Tứ duy là bốn phương vị lệch), nếu hình thể sa cao vút tầng mây thì sẽ chủ quan cao tước hậu.
Bốn phương vị lệch là Càn, Khôn, Cấn, Tốn, là phương vị sinh trưởng của Ngũ hành, phương vị sở tại của Quý nhân và Lộc Mã, là bốn cột trụ giữa trời đất nên có đỉnh núi sừng sững cao vút, hùng vĩ. Nếu có thể cao vút tầng mây, thì sẽ có thể kéo theo sinh khí trong long mạch, quan vận tự nhiên sẽ hưng thịnh. Thiên trụ có thể sinh phát khí của Tứ duy, công danh của con cháu ắt được nắm trong tay.
Tác dụng của tứ duy
Đỉnh núi trên bốn phương vị Càn, Khôn, Cấn, Tốn, tuy không có hình dạng cao vút nhưng tầng tầng trùng điệp, chủ trong nhà của cải đầy kho, gia súc dồi dào, khiến chủ nhân thành cự phú một vùng. Sa hình tuyệt đẹp cao vút là tượng trưng cho tôn quý. Nếu không phải là cao vút chọc trời thì cũng phải trùng trùng điệp điệp, giống như rương, như hòm vậy, chính là tượng trưng cho sự giàu sang phú quý. Phú quý là căn cứ vào sự phát sinh biến hóa cao thấp, trong đục và kết hợp chặt chẽ với sa hình. Đây chính là tác dụng quan trọng của bốn phương vị lệch.
Tứ thần tạp loạn đủ tiêu điều
Hình dạng sa ở bốn phương vị lệch Càn, Khôn, Cấn, Tốn nếu có xuất hiện vết lốm đốm, hình dạng tạp loạn, lộn xộn thì sẽ khiến gia vận dần biến thành tiêu điều, thê lương. Nếu sa tại bốn thần vị biểu thị tượng cát tường thì có thể tạo phúc cho người, ngược lại có tượng xấu, thì sẽ sản sinh tai họa. Cũng giống như khuôn mặt của con người, nếu khí sắc ôn nhuận, là tượng trưng cho phú quý, nếu có nhiều vết ban đốm, sắc mặt xám đen, ắt dẫn đến cô quả, bần cùng. Cho nên, núi đá có nhiều tì vết lồi lõm, sẽ khiến cho cát thần bị tổn thương mà biến thành hung thần, gia đạo tự nhiên sẽ suy thoái.
Ba ngọn núi cao vút chủ phú quý
Hình tượng sa trong núi cao vút, hình thành một hình tam giác, khí thể của nó chính là chỉ ba ngọn cùng cao vút, hình thế đẹp, có thể khiến chủ nhân hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý, tuy nhiên lại dễ sống cảnh xa hoa quá độ.
Cách cục của sa kỵ bị phá hoại
Nếu có đường đi từ giữa núi phá hoại cách cục của dãy núi, chủ kiện tụng liên miền, gia đình suy bại.
Hình thế này gọi là Đằng xà tiến nhập vào giữa đỉnh núi, phá hoại cách cục vốn có, dẫn đến kết quả xấu.
Hình thế tốt của sa Càn, Giáp
Dương cơ là phương Càn, âm cơ là phương Giáp. Dương cơ phương Càn hoặc âm cơ phương Giáp nếu một nơi có hình núi cao vút tuyệt đẹp, cách cục cao vút tầng mây thì có thể khiến chủ nhân đạt được phú quý. Nếu hình thế sa thấp tròn, cân đối, có thể khiến chủ nhân khoa bảng thành tựu.
Bốn thần vị này đại diện cho bốn cột trụ trời, cho nên có thể ví với việc lựa chọn nhân tài trên trời, Càn tượng trưng cho long (rồng), phương vị của nó cũng chính là phương vị sở tại của cổng và sân của thiên đình; nếu có cao vút nổi bật, đỉnh núi đẹp, sẽ biểu thị hình tượng rồng bay lên thiên đình. Đầu rồng đã vượt qua cổng trời, chủ đạt được công danh. Nếu hình tượng sa tròn trịa, ngay ngắn cũng chủ công danh khoa bảng. Bên trên phương vị này, tương ứng với sao Bích và sao Khuê, sao Bích đại diện cho tài văn chương, sao Khuê đại diện cho văn ngôn từ phú, nên sẽ sinh ta tác dụng trên.
Hình thế xấu của sa Càn, Giáp
Nếu hình tượng sa thấp bé, cách cục hỗn loạn, ẩn tàng không rõ thì có tài mà không được sủng ái, có phú mà không quý. Nếu hình thế sa của dương cơ phương Càn và âm cơ phương Giáp cao vút chọc mây, hiển hiện hình tượng tôn quý, cũng chính là đối tượng được quân vương sủng ái, cho nên chủ đạt được quan cao tước trọng.
Hình thế tốt xấu của sa Tốn
Dương toàn chỉ phương Tốn, Cơ được phân thành dương cơ và âm cơ, chính là đỉnh Càn và đỉnh Giáp. Đài tỉnh là chỉ đài Thượng thư thời nhà Hán, nó bị cấm trong cung, do đó người thời bấy giờ gọi Cấm trung là Tỉnh trung, còn gọi là Đài tỉnh. Nếu hình thế sa phương Tốn, hai đỉnh đẹp, đỉnh núi hai phương Càn, Giáp đều cao vút tầng mây. Long mạch chân thực, cách cục hoàn mỹ, long mạch thuộc Mộc, dòng nước. trước mình đường triều hướng Đinh Mùi, hình thành cách cục “Kim dương thi Quý Giáp chi linh” (dê vàng thu linh khí của Quý, Giáp). Phương Càn và phương Hợi đại diện cho cung Trường sinh, phương Giáp và phương Mão đại diện cùng Đế vượng. Trong Thiên bảo kinh có “Càn Giáp giao nhau, đăng khoa cập đệ”, cho nên chủ đạt được quan cao tước trọng.
Tốt xấu của sa Tốn, Tân
“Kinh lược chỉ sỹ” là chỉ những người tiến hành vạch ra kế hoạch và xử lý sự vụ. Tham quân, tư hộ đều là tên của chức quan, phụ tá cho quan phủ. Trong chế độ triều nhà Đường, quan phủ được tự mình sắp đặt một số chức quan, chủ quản các phương diện quân sự, tham mưu, cho nên có thể gọi tắt là tham quân. Tư hộ, tham quân đời Tống là quan viên cấp thấp ở một số địa phương. Tại Dương toàn phương Tốn và Âm toàn phương Tân, có đỉnh núi cao vút, chủ xuất hiện “Kinh lược chỉ sĩ”, đây cũng là phương vị Sinh, Vượng của long Kim. Nếu đỉnh núi thấp bé, tròn trịa, chủ nhân có thể đạt được chức quan nhỏ tư hộ và tham quân, chỉ có thể có được tài phú mà không có đại quý.
Hình thế sa xuất hiện đại văn hào
Hàn Liễu là một văn nhân thời nhà Đường, Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên đều là bậc văn nhân nổi tiếng. Hai đỉnh núi tọa ở phương Tổn và Tân, nếu một trong hai ngọn núi cao vút, thì một người sẽ đạt được công danh, nếu cả hai ngọn núi đều cao vút sừng sững, thì sẽ khiến cho hai anh em trong nhà chủ nhân khoa bảng đỗ đạt, được hầu. Nếu trên phương vị Sinh Vượng dãy núi sắp xếp có thứ tự, biểu thị đây là một cảnh tượng đẹp, chủ trong nhà sẽ xuất hiện đại văn nhân nổi tiếng như Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên.
Sinh khí nhật nguyệt đường kết hợp chặt chẽ với huyệt táng
“Sa triều thủy tập” trong kinh sách xưa nên đổi thành “thủy triều sa tập”, bởi vì hình thế sa có thể bao bọc xung quanh mà dòng nước lại không thể bao bọc chung quanh. “Thủy triều sa tập” đề cập ở đây chính là chỉ sự hô ứng của sinh khí ở minh đường và huyệt táng, cũng chính là “ngoại khí sở dĩ tụ nội khí”, mà không phải là nói cháu ngoại đạt được phú quý. “Bán tử lang miếu” là chỉ phò mã trong triều đình, (lang miếu) có thể là quan thanh liêm, chủ sinh con gái xinh đẹp như hoa, đạt được vinh hoa phú quý. Hình tượng sa ở Dương toàn phương Tốn thấp bé nằm phục mà hình thế sa ở Âm toàn phương Tân cao vút chọc mây, hô ứng với đỉnh núi phương Sinh, Vượng, có thể khiến cho con cháu khoa bảng đỗ đạt.
Hình thế tốt của sa Tý, Khôn
Huyền phong chỉ Dương huyền phương Tý, Âm huyền phương Khôn. Hai đỉnh núi ở phương Tý và phương Khôn cao vút hùng tráng, giống như hình một lá cờ, chủ trong gia đình xuất hiện tướng quân hoặc nữ tướng. Đỉnh núi ở phương Tý là phương Đế vượng của long Thủy, đỉnh núi phương Khôn là phương Trường sinh của long Thủy.
Ở đây nói chỗ đẹp của hình thế sa phương Khôn, cờ là vật tướng quân sử dụng, đỉnh núi tại phương vị này cao lớn sẽ tương ứng với sao k Tướng quân, cho nên chủ trong gia đình xuất hiện tướng quân. Mà phương Khôn lại đại diện cho nữ giới, nên cũng có thể xuất hiện nữ ở tướng. Nhưng nếu xuất hiện cách cục này, cũng chủ trong gia đình người phụ nữ nắm quyền, xuất hiện tình huống vợ và mẹ vợ nắm giữ mọi việc gia đình.
Hình thế xấu của sa Tý, Khôn
Nếu hai đỉnh núi ở phương Tý và phương Khôn tuy cao lớn, giống hình lá cờ nhưng không đủ ngay ngắn chỉnh tề, chủ quan chức nhỏ. Nếu đỉnh núi thấp bé thì người trong nhà chỉ làm đến quan chức nhỏ, không có tổn hại gì.
Lá cờ nghiêng lệch là tượng quan chức nhỏ, nhưng nó nằm ở phương Khôn, nếu có được quan vị nhỏ thì sẽ rất anh minh và có chí tiến thủ. Nếu là lá cờ tạp loạn, lại nhỏ thấp thì lực lượng của nó sẽ rất yếu, chỉ chủ quan chức nhỏ. Khôn đại diện mẹ của đại địa, có thể hàm chứa, nuôi dưỡng vạn vật, là nguồn gốc sinh trưởng của vạn vật, cho nên cũng gọi là đất mẹ. Đất mẹ là nguồn gốc của núi sông, cho nên sẽ chủ trong nhà không có tổn hại.
Cách cục “Tứ kim hành” chủ về xấu
Nếu trên phương vị minh đường xuất hiện góc khuyết thiếu hụt, hình thành cách cục có dòng nước chảy vào và cũng có chảy đi thì sẽ phải thông qua long mạch để xác định tốt xấu. “Long thần đới đắc Tứ kim hành” là nói phương vị minh đường có dòng nước từ phương vị huyệt mộ hướng đến minh đường. Loại cách cục “Tứ kim hành” này chủ trong gia đình xuất hiện quả phụ, hoặc đoản thọ, hoặc sinh ni cô, hòa thượng.
Hình thế xấu của sa Cấn
Tam đài là tên sao, vị trí ở bên dưới Đẩu khôi, còn gọi là Tam năng, Tam giai. Trong Chu lễ có viết: “Tam đài, còn có tên là Thiên trụ, Tư mệnh thượng đài là thái úy, Trung đài tư trung là tư đồ, Tư lộc hạ đài là tư không”. Cho nên cổ nhân cũng gọi Tam công là Tam đài. Ở đây là chỉ hình núi có hình dạng như ngọn bút, còn được gọi là Tam đài. Núi nằm ở Dương khu phương Cấn, hình dạng giống như ngọn bút cao vút trên phương vị Tam đài. Nếu ngọn núi trên phương vị Tam đài này hình thế sa đẹp, về mặt tác dụng Thôi quan, tất sẽ phân thành cao thấp, hoặc có thể trở thành hoàng thân quốc thích để hưởng lộc của thiên hạ. Nếu phương Cấn có một ngọn núi thì sẽ tạo thành cách cục “nhất chỉ độc tử” (một ngọn độc tôn chót vót), chủ khoa danh đỗ đạt.
Nếu những đỉnh núi ở phương Cấn đều thấp bé, hình tượng giống như vàng ngọc chất đống, bị nham thạch phá hoại thì cũng không có tác dụng Thôi quan (thúc đẩy quan chức). Cấn là đại diện cho phương vị tài phú, cho nên không cần phải là ngọn núi cao vút cũng có thể tích tụ vàng ngọc, thu được tài phú. Nhưng nếu được hình thành sau khi bị nham thạch phá hoại thì sẽ khiến quan vận suy bại.
Sa Cấn thấp, sa Bính cao, chủ tài lộc
Đỉnh núi ở Dương khu phương Cấn nhỏ thấp mà đỉnh núi ở Âm khu phương Bính cao lớn, chính là nói đến phương Trường sinh của long Hỏa thấp nhỏ mà phương Đế vượng cao lớn, chủ thu được tài phú là điều chắc chắn.
Bát tướng tứ thần
Tứ thần chính là bốn lưu thần, cũng chính là bốn cửa ra lớn nhỏ là Hỏa, Thủy, Kim, Mộc. Sở dĩ gọi là Bát tướng, là chỉ trong bốn loại cách cục Hỏa, Thủy, Kim, Thổ có bốn long thần và bốn thủy thần ở vào tám thần vị của nơi long thủy giao hội. Lư thôi, hoặc gọi là Thôi lư, là chủ hai họ Lư thị và Thôi thị. Hai họ này là hai đại vọng tộc từ thời Lục triều đến triều Đường. Ở đây Bát tướng tứ thần sinh khởi ở bốn phương vị thì có thể gọi là long huyệt chân chính, giúp cho chủ nhân thu được phú quý, gia tộc có thể xếp vào hàng danh gia vọng tộc như Lư, Thôi. “Úng vị khởi” là một trong những phép tắc phổ biến của lý luận phong thủy. Bất luận là khảo sát phong thủy hay xử lý trạch địa cho đến việc biên soạn và giải thích các điển tích phong thủy, đều cần đến “Ứng vị khởi”. Từ đây có thể suy rộng ra, lời nói phải ứng vị (đúng chỗ), làm việc cũng phải ứng vị, tất cả các sự vật trên thế giới đều phải ứng vị mà nên, ứng vị cũng chính là đúng nơi đúng lúc vậy.
Sa Bính, Ngọ, Đinh chủ xấu
Thái dương đại diện cho phương vị cung Ngọ. Tinh, chỉ ngôi sao trong Nhị thập bát tú, ở đúng vào vị trí phương vị cung Ngọ trong Thiên bàn. Mã, là sao Thiên mã phương Ngọ trong tinh khí 24 phương. Đinh, Liễu chính là cung Đinh trong Thiên bàn đối ứng với sao Liễu trong Nhị thập bát tú. Bính Trương là cung Bính trong Thiên bàn đối ứng với sao Trương trong Nhị thập bát tú. Trong 24 thiên tỉnh, Thái Dương, cung Ngọ tương đương với ngôi sao trong Nhị thập bát tú, cũng chính là sao Thiên mã trong 24 sao. Nếu chúng kết hợp với hai phương Đinh Liễu, Bính Trương, sẽ hình thành ba đỉnh núi Bính, Ngọ, Đinh. Đây đều là phương vị cát lợi, chúng có thể phát huy được tác dụng của mình, các phương khác không thể sánh được.
Hình thế tốt xấu của sa Tỵ
Hỏa tinh nằm trên vị trí sao Tâm của thiên tượng, nó thích hợp với sự phát triển và phối hợp chặt chẽ với các ngôi sao khác trên trời. Muốn khảo sát sự phối hợp giữa âm dương thì phải xem xét phương thức biến đổi của nó. Sao Ly chỉ bốn cung Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh ở phương Nam, nếu đỉnh núi sừng sững cao vút tầng mây, tất chiếu khắp phương vị Càn. Vì phương Càn thuộc Kim, Hỏa ở phương Nam sẽ khắc chế Kim khí ở phương Tây Bắc, khiến Kim khí bị tiết hao. Cung Nhâm thuộc Thủy, sẽ khắc chế Hỏa tinh ở phương Nam, Hỏa khí cũng bị tiết hao, như vậy sẽ hình thành cách cục âm dương tương phối, chủ gia đình xuất hiện nhân tài đức độ.
Nếu ngọn núi tại phương vị Hỏa tinh không cao lớn thì sẽ không có ánh lửa tỏa sáng, cho nên quan vận của chủ nhân không hiển hách, không thể nắm trọng quyền, chỉ có thể làm một quan chức nhỏ mà thôi.
Hình thái tỏa sáng, cách cục đẹp, giống như ngọn lửa, nên tác dụng phát sinh rất nhanh cũng giống như lửa vậy. Nếu đối ứng với con giáp, chính là Thiên mã (ngựa trời), nó ở vị trí cao, đại diện cho vị trí sở tại của đế vương hoặc vua, chủ phúc đức. Nếu Hỏa tinh không cao lớn sừng sững, chủ thanh danh không hiển hách, cũng không được tín nhiệm. Không thể đạt được tín nhiệm thì cũng không thể nắm trọng quyền.
Xem hình thế tốt xấu của sa Chấn, Đoài, Ngọ
Nhật đại diện phương Chấn, Nguyệt đại diện phương Đoài, Thái dương đại diện phương Ngọ. “Hỏa tinh thủy khởi” nghĩa là ngọn núi ở phương Ngọ có hình dạng tầng lớp trùng điệp, không giống hình ngọn lửa mà uốn khúc như dòng nước, đỉnh núi phương Chấn hình dạng thẳng đứng, đỉnh núi phương Đoài hình dạng tròn trịa, như vậy sẽ hình thành Kim khí cứng cáp, hơn nữa lại kề sát dòng nước uốn khúc, ba đỉnh núi đều có hình dạng cao lớn, có thể khiến cho chủ nhân sinh được quý tử. Nếu đỉnh núi phương Chấn và đỉnh núi phương Đoài đều không cao lớn, nhưng đỉnh núi phương Ngọ lại cao thì biểu thị phương vị cung Ngọ Hỏa không có Hỏa mà ngược lại có Thủy, cũng chính là Thái dương đắc Thủy, âm dương phối hợp, tất không những phú quý mà sẽ thành cực kỳ giàu có.
Sa hình thế ấn tín có tốt có xấu
Xích xà là Tỵ. Khu là Dương khu phương Cấn và Âm khu phương Bính. Toàn là chỉ Dương toàn phương Tốn và Âm toàn phương Tân. Khanh là tên quan vị.
Đỉnh núi Xích và phương Tỵ giống như hình con ấn, tròn mà bằng, sườn núi hình vòng treo của ấn tín, sườn núi phía Tây là Ất Tỵ Hỏa ấn, phía Đông là Tân Tỵ Kim ấn. Ấn hốt ở bên sườn Tây Ất Tỵ Hỏa ấn, do Dương khu Cấn và Âm khu Bính chính là cung vị Trường sinh lâm quan của Hỏa ấn, ở phía Tây là cung Bính Hỏa. Hỏa cháy rừng rực là Hỏa quý. Huyệt Kim Tân Tỵ ở phía Đông, tuy Dương hoàn Tốn và Âm hoàn Tân cũng là cung Trường sinh lâm quan, mà cung Tốn Mộc ở phương Đông, Kim thông Mộc mà tiết khí, do đó là xấu. Khu Toàn ở Đông Tỵ, Bính Đinh ở Tây Tỵ không tiếp cận được Khanh.
Sa Dần, Giáp hình dạng như ấn tính, láng giềng bất hòa
Ngọn núi tại phương vị Dần Giáp có hình dạng giống như ấn tín thì trong nhà sẽ xuất hiện thầy mo, láng giềng xung quanh sẽ vô cùng chán ghét vì phải nghe những âm thanh hổ ma gọi quỷ. Cung Dần, Giáp ở phương Đông, thuộc Mộc, không phải là phương vị sở tại của Lục tú nên sẽ khiến láng giềng sinh lòng ghen ghét.
Sa Khảm, Quý giống như con ấn, nữ giới sảy thai
Dương quang đại diện phương Tý. Ly là phương Ngọ. Trung tử chính là con trai thứ hai. Ngọn núi này giống hình con ấn, nằm tại phương Tý, Quý, Sửu, sẽ khiến cho con gái trong gia đình gặp phải nạn sảy thai. Nếu ở phương Ly có thể khiến chủ nhân bị mù lòa.
Phương Khảm và phương Quý đại diện cho thận trong cơ thể con người, cho nên kinh nguyệt của phụ nữ cũng gọi là Nhâm Quý Thủy. Nếu trên phương vị này có một đỉnh núi có hình dạng như ấn tín, gần giống với hình bào thai, xuất hiện trên phương Khảm, Quý có thể khiến phụ nữ sảy thai. Hơn nữa, phương Khảm và phương Quý đại diện cho dịch máu, lại tương ứng với sao Nữ nên dễ phát sinh tai ách. Ly đại diện cho mắt, tượng trưng cho sự thuần khiết vô giá, nếu có gò đất đá sẽ khiến chủ nhân bị mù lòa. Ly đại diện cho con gái thứ hai, đối ứng với con trai thứ hai.
Sa Khảm, Quý như ngư đại, chủ phơi thây nơi hoang dã
Ngư đại, người xưa còn gọi là ngư phù, là dùng vàng bạc làm thành hình con cá, ở trên khắc quan vị hoặc tên họ, bỏ trong túi, cho nên gọi là ngư đại (cả bỏ túi), nhờ vào đó có thể biết được quan vị cao thấp, thân phận quý tiện. “Ngư đại cư tây”, phương Tây Ngũ hành thuộc Kim, cũng chính là nói, ngư đại thuộc Kim, nếu có ngọn núi hình dạng như chiếc ngư đại, chủ làm quan chức cao. Nếu đỉnh núi có hình dạng này nằm tại phương Khảm, Quý thì sẽ khiến người trong gia đình thi thể, xương cốt rải rác ngoài đồng hoang.
Sa Canh, Đoài như chiếc mũ giáp sắt, chủ xuất tướng quân
Ngọn núi tại phương vị Canh, Đoài có hình dạng giống như hình chiếc mũ giáp sắt đội trên đầu người đánh trận thời cổ, hoặc giống như hình dạng các loại binh khí như đao, kiếm dùng để chiến đấu, chủ trong nhà xuất hiện tướng quân trấn thủ biên thùy.
Sa tứ khố như lưỡi dao, chủ đoạn tử tuyệt tôn
Nếu hình dạng núi trên phương vị Tứ khố giống như hình lưỡi dao, tất chủ làm đồ tể hoặc đao phủ.
Nếu tại phương vị Lục tú long mạch kết huyệt, có một sa có hình dạng như mũi dao nhọn thì gọi là sát đao. Nhẹ thì làm đồ tể hoặc đạo. phủ, nặng thì có thể khiến người trong nhà bị hình phạt chém đầu. Do vậy tại phương vị Tứ khố nên tránh xuất hiện sa có hình dạng này.
Sa Canh, Dậu, Tân giống như lệnh bài, chủ nắm hình sự
Ngọn núi tại ba phương vị Canh, Dậu, Tân nếu có hình dạng thẳng đứng giống như ngọn bút của phán quan thì sẽ tạo ra tác dụng kỳ lạ.
Canh, Dậu, Tân Ngũ hành thuộc Kim, cổ nhân cho rằng đây là phương vị đẩy Kim khí. Sau khi vào thu, sẽ hiển hiện cách cục tiêu điều xơ xác. Nếu đang làm quan, thì sẽ nắm giữ hình sự. Cho nên, nếu ở phương vị này nếu có ngọn núi thẳng đứng hoặc như rồng cuộn hổ ngồi, sẽ khiến chủ nhân thành phán quan, nắm giữ hình phạt, tù ngục.
Sa Tốn cao vút, chủ quan cao
“Đông Nam cánh điểm”, chính là nói gà đứng tại phương Tổn hướng về phía cung điện gảy. Đỉnh núi ở phương Tốn Đông Nam, giống như là gà gáy trong cung điện, nếu cao vút chọc mây, sẽ khiến chủ nhân cùng bạn bè, phụ tá phối hợp với nhau như cũng trong một nhà.
Tốn đại diện cho gà (Dậu), cho nên gọi là “canh điểm” (một đơn vị tính thời gian thời cổ), một đêm chia thành năm canh, một canh chia thành năm điểm (năm khắc). Nếu phối hợp với phương Tân Đoài, cùng cao vút thì sẽ gọi là âm dương phối hợp, vận hành hướng lên trên. Tân Đoài đối ứng với Thiếu vi viên trên trời, đây cũng là nơi thiên đế nắm giữ văn chương, thầy bạn của thiên đế đều ở nơi này, cho nên Tốn Tân phối hợp, đại diện cho chủ nhân và phụ tá đồng tâm với nhau. Nếu có dãy núi bao quanh phương Đoài, chủ gia đình sung túc, sự nghiệp có nhiều người trợ giúp, trong nhà chung sức chung lòng, được vua xem như bạn, không khó đạt được chức quan hiển hách.
Sa Mão cao vút, vận thế bị cản trở
Dương hành đại diện phương Mão, nếu bố trí huyệt táng ở phương vị này có thể khiến năm đó chủ nhân gặp nhiều trắc trở.
Phương Chấn là phương Đông, mặt trời mọc từ phương này. Nếu huyệt táng bố trí tại Dương hoành phương Mão, sa cao vút trùng điệp, che lấp ánh sáng mặt trời, rất muộn mới nhận được phúc đức của mặt trời, sẽ khiến vận thế của chủ nhân đến chậm chạp.
Sa Giáp trũng thấp, chủ hy sinh ngoài chiến trường
Dương quan đại diện phương Thân. Nếu thế núi Dương quan phương Thân trũng thấp, hoặc không có núi, sẽ đoạn tuyệt sinh khí, chủ hy sinh nơi chiến địa.
Đoài Ngũ hành thuộc Kim, đại diện cho binh khí, là phương vị cai quản của võ tướng. Đối ứng với sao Thiên âm và Lịch thạch trên trời, nắm giữ mưu lược và chiến đấu cho quân vương. Nếu hình tượng núi ở phương vị này lõm khuyết thì sẽ làm mất đi khí thế uy vũ hào hùng, xuất hiện tình thế quay kiếm đầu hàng, mất đi mưu lược sẽ bị kẻ địch công phá thành trì. Vũ khí không sắc bén sẽ là điểm báo đầu hàng địch. Ngoài ra có một thuyết khác cho rằng, Dương quan ở phương Khôn, chủ yếu đối ứng với chiến sự ở biên cương. Nếu phương vị này có khuyết hãm thì sẽ khiến cờ chiến nghiêng lệch, chỉ huy không hiệu quả, sinh ra hậu quả xấu. Cho nên, từ hai ý kiến này có thể thấy, phương vị này tuyệt đối không nên xuất hiện khiếm khuyết.
Sa Dần, Giáp nhọn hoắt, chủ phóng túng, sôi nổi
Ngọn núi giống hình ngọn bút lông, nằm trên phương Dần, hình dạng nghiêng lệch.
Ngọn núi nhọn hoắt, cho nên gọi là họa bút (bút lông dùng để vẽ), tại phương vị Dần Giáp, phương vị này không thuộc phương vị Lục tú, đối ứng với cây cối trong mùa xuân, dãy núi mùa xuân, cảnh sắc đẹp, cho nên núi hình ngọn bút ở phương vị này có thể phát huy tác dụng lưu lại vết tích của mực. Nhưng cây cối ưa nước và gió, phóng túng, tự do lại thích hợp với người vẽ tranh, đa số thích tự do phóng túng, ồn ào, không thích yên tĩnh.
Sa Thìn, Tuất như cờ lệch, chủ giặc cướp
Cờ của giặc cướp xiêu vẹo cắm vào Thiên khôi cung Tuất và Thiên canh phương Thìn.
Phía dưới sao Thiên khôi nằm sát vào phương Thìn Tuất, đại diện cho dân chúng tụ tập, cũng đại diện cho giặc cướp. Hình thế ngọn núi giống hình cờ rủ của giặc cướp, nếu có long mạch kết huyệt ở đây sẽ thu hút giặc cướp đến trước; nếu không có long mạch kết huyệt ở đây, thì sẽ xuất hiện giặc cướp. Long mạch không phải nằm trên phương vị Lục tú, mà hình dạng của núi lại thô thiển, sẽ mang đến sát khí,
bất lợi cho con cháu.
Sa Tuất, Thìn cao vút, chủ sinh ăn mày và trộm cướp
Khôi Canh, chỉ Thiên khôi phương Tuất và Thiên canh phương Thìn. Tứ kim chính là bốn phương vị Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Trên hai phương vị Thiên khôi và Thiên canh nếu có núi cao sẽ áp chế mộ địa của gia đình, khiến trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc ăn mày. Hình tượng sa sao vút, lại ở gần sát nên áp chế huyệt táng, cản trở phát sinh quan vận và quý khí, bên trong lại ẩn kim sát, nên chủ trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc ăn mày.
Tứ Kim trũng thấp, chủ hao tổn nhân đinh
Bốn phương vị Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là phương vị sở tại của Kim khố, hình thế sa ở đây trũng thấp, không có tác dụng bảo vệ nội minh đường. Bất luận là dương trạch hay âm trạch, nếu kim khí bên ngoài tiến nhập vào nội minh đường sẽ khiến quan quách chủ nhân bị lật ngược, chủ nhân đinh trong gia đình gặp tai họa.
Điểm mấu chốt trong lựa chọn cát địa
Quyền, chi Dương quyền phương Ngọ và Âm quyền phương Nhâm. Khu, chỉ Dương khu phương Cấn và Âm khu phương Bính. Dương cơ chỉ cung Càn, Lộc thần và Lộc mã, đều là cát thần trong mệnh lý, như cách nói Giáp Lộc tại Dần, Ất Lộc tại Mão. Ngọn núi trên các phương vị. Ngọ, Nhâm, Cấn, Bính, Càn đều lõm khuyết sẽ khiến cho Lộc Mã không bay lên được, Kim giai cũng biến thành bằng phẳng, cho nên gọi là “Lộc hãm Mã không”. Có thể dùng sơn quý lộc thúc đẩy quan vận, hình thế trũng thấp, cách trở, tuy có tài văn chương, nhưng vận thế cũng không thể thông đạt được.
Đoạn tổng kết này nói rõ điểm mấu chốt của việc lựa chọn địa hình tốt. Phương Cấn và phương Bính đại diện cho Thiên lộc, phương Ly đại diện cho Thiên mã, phương Càn đại diện cho Kim giai, núi ở các phương này có hình thế trũng thấp, sẽ khiến Lộc Mã tổn thương, Kim giai biến thành bằng phẳng. Nếu là “Lộc hãm Mã không”, nhưng có ngọn núi trên phương Quý cao lớn, thì cũng có lợi đối với việc thúc đẩy vượng khí, nếu ở đây trũng thấp, nghiêng lệch, chủ không thu được phú quý, cũng không có lợi đối với thúc đẩy vượng khí, biểu thị chủ nhân không đạt được quan lộc, hoặc tuy có quan lộc nhưng không được hưởng phúc. Đây cũng chính là tình huống mà cổ nhân nói “hư danh hư lợi”.
Phương vị sao tốt phải thích hợp
Tình thế và cách cục của long mạch đều không khiếm khuyết, phương vị của sao tốt tất sẽ có lợi đối với quan vận. Sao tốt có phân rõ mức độ nên sẽ có những tác dụng khác nhau.
Đoạn này mở ra cho các đoạn phía dưới, sao tốt phải ở phương vị thích hợp. Cách cục long, thủy chu toàn, hình thế và hình dạng phối hợp chặt chẽ với nhau, huyệt táng phải bố trí ở nơi sinh khí của long mạch hội tụ, trước minh đường có dòng nước, ngọn núi đối ứng cũng đủ độ cao, nước chảy bao quanh; phương vị minh đường rộng rãi, bằng phẳng sao tốt cũng tự nhiên ở đó, sẽ có lợi đối cho chủ nhân giữ được quan vận lâu dài. Nếu dãy núi triều hướng có cao có thấp thì nên căn cứ vào độ cao để phán đoán.
Thận trọng nhận biết đỉnh văn bút
Thiên ất, Thái ất là phương vị trước minh đường, hai ngọn núi phải trái là núi vẫn bút chân chính, nếu nó cao vút sừng sững thì trong nhà nhất định xuất hiện trạng nguyên. Nếu hình thế núi đẹp nhưng lại phương xấu, trải qua thời gian lâu dài sẽ biến thành xấu.
Các nhà phong thủy ngày nay thấy ngọn núi đỉnh nhọn và đẹp đều cho là núi văn bút mà không luận tới nó ở phương vị có thích hợp hay không nên biết rằng ngọn núi phải khởi từ phương vị Thiên ất và Thái ất thì mới là núi văn bút chân chính. Cả hai ngọn núi đều cao lớn, màu sắc chiếu rọi vào nhau thì sẽ đại diện cho văn bút của bậc trạng nguyên Nếu ngọn núi chỉnh tề ngay ngắn nhưng lại ở phương xấu thì sẽ làm biến đổi cách cục của long mạch, khiến cho văn bút hóa thành bút kiện tụng, thị phi. Nếu cách cục long mạch không suy kiệt thì sẽ biến thành văn bút thấp hèn xuyên tạc. Tuy ban đầu không có thương tổn gì nhưng lâu dần sẽ khiến cho vận thế biến thành xấu.
Được vị mất vị
Được vị và mất vị trong bốn cách cục long, huyệt, sa, thủy cho đến phân biệt thị phi, tất phải thông qua quá trình phân tích kỹ càng mới có thể lựa chọn được.
Ví như hình thế sa phương Hợi cao lớn, long mạch ở các phương khác gặp được gọi là được vị, long mạch phương Ly gặp phải sẽ sinh ra sát khí, gọi là mất vị. Hình tượng sa phương Thân cao vút, nếu long mạch đến từ phương Nhâm, Khảm, Quý gặp được gọi là được vị; nếu long mạch đến từ phương Chấn gặp phải tất sinh sát khí, gọi là mất vị Nếu sa ở phương vị Tốn, Bính có hình dạng nhọn hoắt, gặp long mạch từ phương Hội Cấn chạy đến thì sát khí sẽ biến đổi, biến thành được vị Nếu gặp long mạch từ phương Tuất, Càn chạy đến thì sẽ khiến cách cục vốn có phát sinh sát khí, biến thành mất vị. Quy luật biến hóa tác dụng của long mạch và thần vị đều ở trong đó.