Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ
Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã biết rồi. Nhưng các bạn đã biết cách nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu xủa huyệt mộ chưa.
Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã biết rồi. Nhưng các bạn đã biết cách nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu xủa huyệt mộ chưa. Ở bài viết này, phongthuy.vn sẽ chia sẻ để các bạn nắm rõ được thông tin nhé!
Thủy Tam dương chủ tốt
Dòng nước có tác dụng Thôi quan chỉ có trên phương vị Tam dương, vì trong thuật phong thủy của Dương Quân Tùng và Quách Phác đều chú trọng sinh khí, long mạch phải thuận theo thủy khẩu, cho nên dòng nước Thôi quan lấy thủy khẩu Tam dương làm chủ. Nếu dòng nước và hình thế sa đều đẹp thì có thể khiến chủ nhân quan vận hanh thông.
Tam dương, trong la bàn cổ thuộc ba phương vị Tốn, Bính, Đinh trong địa bàn, đều thuộc phương Âm. Phương vị Tam dương trong cửu tinh, có lúc cũng chỉ ba phương tốt Tốn, Cấn, Đoài, cũng thuộc phương Âm. Tam dương nói đến ở đây có ý nghĩa giống với Tam dương trong Thiên ngọc kinh tự, chỉ thủy khẩu Tam dương. Vì long mạch thuộc tỉnh dương, long mạch vận hành theo dòng nước, nơi bắt đầu kết tụ tất thuộc âm. Dương thuận, âm nghịch, tác dụng lẫn nhau, căn cứ vào 12 cung Trường sinh để suy luận, có thể dẫn đến ba thủy khẩu nhỏ cắt đứt sinh khí của huyệt mộ, gọi là thủy khẩu Tam dương; nếu dòng thủy chảy ngược hướng thì gọi là thủy khẩu Tam âm.
Sa thủy phối hợp là cát lợi nhất
Dòng chảy triều hướng Dương toàn, thuộc Kim cục, đại diện cung Trường sinh, chủ đông con nhiều cháu, trẻ tuổi mà có tài văn chương xuất chúng. Nếu hai đỉnh núi đều cao vút tầng mây có thể khiến chủ nhân gia nhập hoàng tộc, nam có thể thành phò mã, nữ có thể thành phi tần. Nếu có hình dạng sa thích hợp mà không có dòng nước, chủ tôn quý, sa thủy đều đủ ắt đạt được công danh.
“Dương toàn thủy triều văn bút khởi” là nói đến tác dụng Thôi quan không chỉ có thủy mà còn có hình thế sa. Hai yếu tố kết hợp với nhau, khiến chủ nhân tuổi trẻ mà có tài văn chương xuất chúng. Hai đỉnh núi, đại diện cho hai anh em. Nơi có sao Thái vi chiếu, chủ quan vận thịnh vượng, khiến cho cả hai anh em đạt được quan chức. Vì phía trên đồi ứng với Toàn tỉnh, chủ con gái trong nhà trở thành phi tần. Tốn đại diện cho phương vị của bề tôi, đối ứng với con trai thứ hai, cho nên gọi là “trung nam quý tử khoa môn my” (con trai thứ hai ghi danh bảng vàng).
Thủy khẩu Tam dương phải có sa
Tam dương, chính là thủy khẩu Tam dương, là ba cửa ra của dòng nước trên bốn phương vị, thông qua suy đoán thuận mà biết được sự suy tuyệt của sinh khí mộ huyệt. Nếu trên thủy khẩu Tam dương, hình thể sa hai bên phải trái trũng thấp, hoặc không có hình thế sa, dòng thủy lại không uốn lượn hữu tình, một đi không trở lại thì sẽ không hàm chứa quý khí nếu táng mộ ở đây thì tốt nhất cũng chỉ là có được tài lợi do quan hệ thống gia mang lại.
Cách cục “triều hải củng thần”
Vi viên, chính là chòm Tử vi viên, chỉ huyệt Hợi trên phương vị Thiên hoàng. Lương Bật, chỉ hai sao Tả phù và Hữu bật, chúng là hai sao Long Hổ ở hai bên trái phải của sao Bắc đẩu. Tình hình của huyệt Dậu là: Canh Dậu giao nhau, hình thành huyệt Kim trên phương vị Quý Dậu, là phương Trường sinh của Dương toàn. Sơn Dậu triều hướng phương Mão, hình thành huyệt Hỏa trên phương vị Đinh Bính, là phương Lâm quan của Dương toàn. Tình hình của phương Hợi là: Càn Hợi giao nhau, hình thành huyệt Hỏa trên phương Ất Hợi, phương Tốn và phương Ty có dòng nước triều hướng, gọi là Lâm quan. Hợi Nhâm giao nhau, hình thành huyệt Kim trên phương vị Tân Hợi, Thủy trên phương vị Tốn Ty đại diện cho Trường sinh, những dòng nước này đều là thủy sinh vượng triều hướng phương vị minh đường, cho nên đều khiến chủ nhân đạt được cách cục “Ngọc đường kim mã” (nhà ngọc ngựa vàng).
Thủy “hách văn” gặp sinh sát, đại họa
Nhị cung, chính là chỉ hai phương vị Quan đới và Lâm quan. Hai phương vị này nếu có thủy chảy qua thì gọi là thủy “Hách văn”. Tiểu Hách văn đại diện Quan đới, đại Hách văn đại diện Lâm quan. Hai dòng nước này sẽ khiến gia đình vĩnh viễn không gặp tai họa.
Tên Hách văn vốn bắt nguồn từ Thái âm (mặt trăng) nạp giáp. Ánh trăng tròn khuyết, đối ứng với tám quẻ, tám quẻ nạp với tám can chi. Nơi có ánh trăng chiếu là nơi nhân từ và phúc đức giáng lâm, do vậy nơi được ánh trăng rọi tới, chính gọi là Hách văn. Phương vị Ất, Tân, Đinh, Quý i là tiểu Hách văn; Giáp, Canh, Bính, Nhâm gọi là đại Hách văn. Bốn can âm đại diện Hách văn tính âm, bốn can dương đại diện Hách văn tính dương. Âm khí có khuynh hướng kết hợp với dương khí, cho nên năng lượng của bốn phương vị Canh, Tân, Bính, Đinh càng lớn, mà Bính, Đinh chủ quản năm loại phúc đức, tác dụng của nó càng thêm quan trọng, cho nên nói: “vĩnh vô hung họa” (vĩnh viễn không có tai họa).
Thủy Tham lang, Vũ khúc chủ cát
Thủy từ phương Bính đến được phương Cấn thu nạp, gọi là thủy Tham lang, chủ trường thọ. Thủy từ phương Đinh đến được phương Đoài thu nạp thì gọi là thủy Vũ khúc, chủ nhân đức. Cho nên hai loại thủy này nếu đối ứng với cách cục của địa táng thì con gái hiền thục, chăm chỉ, có thể ví với “Tao ty bạch tuyết” (tơ trắng như tuyết). Con trai tất hiếu thuận, trường thọ, cho nên nói “Hý thái thần hôn” (làm cha mẹ vui suốt ngày).
Thủy Tam dương “nhập quỷ vương”
Bốn long thần lấy đây để tiến nhập vào huyệt mộ, suy tuyệt đều tụ tập ở đây, phương vị Tam dương có dòng nước triều hướng minh đường thì gọi là “Nhập Quỷ hương”. Ở trên có nói đến Lão Lai Tử cả ngày khiến cha mẹ được vui, và người trường thọ đầu bạc như tuyết, gọi là “nhất đồng hưu quang”.
Tốn đại diện cho dòng nước ở phương vị Cự môn, chủ trung thành thủ tín. Cho nên nói “Tam dương thủy triều” mà quay về “Quỷ hương”, sẽ khiến chủ nhân là người trung thành thủ tín, phú quý, thanh danh và trường thọ đều đủ. “Quỷ hương”, chỉ phương sinh khí suy vong của huyệt mộ, ý nghĩa giống như “Triều vu đại vượng, lưu vu tù tạ” (triều hướng đại vượng, chảy vào tù tuyệt) trong Táng thư.
Thủy tốn uốn khúc, có duyên khác giới
Dương toàn đại diện phương Tân, Thái ất đại diện phương Tốn. Long mạch triều hướng hai phương Tân, Tốn sẽ tạo thành triều hướng thủy vượng, chủ phú quý. Do phương Tân được Tốn thu nạp, nên trong Thiên cơ phú có viết: Nếu phương Tốn xuất hiện dòng thủy uốn khúc thì chủ nhân sẽ được nhiều phụ nữ yêu thích. Cũng có tác dụng “Như hoa nữ nhân hảo” (thiếu nữ đẹp như hoa). Cho nên nói, đối với dòng nước đẹp và hình thế sa kỳ vĩ, nếu triều hướng phương Thái ất Đông Nam hoặc phương Tốn, sẽ hình thành cách cục của long Mộc, khiến chủ nhân đạt được công danh.
Thủy Bính chủ trường thọ
Thái vì là phương Bính. Đoạn này tiếp tục mạch văn trên, dòng thủy từ phương Tỵ và phương Bỉnh trên la bàn đến, cũng chính là cung Tốn và cung Ty trên thiên bàn, hai phương này đại diện cho thủy Trường sinh, chủ trường thọ. Nhưng nếu hình tượng sa ở phương vị này vỡ vụn, giống hình dạng đầu thiên nga có thể khiến chủ nhân bị nữ sắc mê hoặc.
Long Đoài kỵ long Tốn
Dương toàn đại diện cho lọng Mộc từ phương Tốn đến. Long Kim từ phương Đoài đến phải tránh gặp long Mộc từ phương Tốn đến, vì long Kim sẽ khắc chế long Mộc, chủ hình phạt, bỏ mạng nơi đồng hoang.
Long Đoài thủy Mão trợ quan vận
Thiên hán đại diện phương Canh, Thiên mệnh đại diện phương Mão, long Kim từ phương Đoài đến gặp thủy Thiên mệnh phương Mão, thủy này sẽ có lợi đối với tụ kết ở long mạch, phương Thân và phương Canh trong la bàn Lại công sẽ đối ứng với phương Khôn và phương Thân trong thiên bản, là loại thủy có lợi đối với quan vận. Hai loại thủy này đều có tác dụng khiến chủ nhân vô cùng phú quý. Hai ngọn núi ở phương Chấn và phương Canh cao vút, chủ uy vũ, chỉ huy quân đội.
Long Tốn có thủy nhập minh đường, chủ xấu
Thiên hán đại diện phương Canh, Thiên quan đại diện phương Thân, Dương hoành đại diện phương Mão. Long Mộc từ phương Tốn đến, nhập vào phương Thân và phương Canh trong nhân bàn, đối ứng với phương Khôn và phương Thân trong thiên bàn. Trên phương hướng đoạn tuyệt của sinh khí long mạch có dòng nước triều hướng minh đường có thể khiến chủ nhân gặp tai họa hình phạt.
Thủy Mão nhập minh đường, chủ phú quý đến nhanh
Nếu dòng nước Dương hoàng phương Mão triều hướng minh đường sẽ khiến chủ nhân nhanh chóng thu được phú quý, nếu gặp long mạch nhẹ nổi, sa hình vỡ vụn, chủ phụ nữ dâm loạn.
Long bác kỵ nhập Khôn
Long Mộc tiến nhập vào phương Khôn sẽ hình thành long Mộc trên phương vị Kỷ Mùi. Phương Mùi Khôn trong la bàn Lại công đại diện phương Đinh Mùi trên thiên bàn, chính là phương Mộ sát của long Mộc, do vậy có thể khiến chủ nhân gặp nạn hình phạt chém đầu hoặc gặp nhiều tai nạn khác.
Thủy Cấn có tài phú
Dương khu đại diện phương Cấn. Long mạch tính Mộc, gặp thủy từ Dương khu phương Cấn đến nhập minh đường, có thể gọi là thủy Lâm quan, sẽ khiến chủ nhân của cải đẩy kho, đại phú đại quý.
Thủy Tỵ, Hợi chủ phúc lộc
Thiên bính đại diện phương Tỵ, Thiên hoàng đại diện phương Hợi, Thiếu vi đại diện phương Dậu. Dòng nước từ Thiên bính phương Ty chảy đến, hướng đến Thiên hoàng phương Hợi. Cung Hợi là cung Tuyệt của long Hỏa, cho nên thủy từ phương Tỵ đến cũng là thủy Lâm quan của long Hỏa, sẽ khiến cho chủ nhân đạt được tài phú và quan lộc. Nếu dòng nước từ Thiên hoàng phương Hợi chảy đến, chảy ra khỏi phương vị Thiên hoàng mà thành bình phong của phương Ty, cung Ty là cung Tuyệt của long Thủy, cho nên thủy Hợi gọi là thủy Lâm quan của long Thủy, cũng chủ tài lộc. Cho nên nói: “Thiên bính Thiên hoàng thủy lại khứ” sẽ khiến chủ nhân thu được tài phú, cuộc sống gia đình sung túc, đầm ấm.
Thủy Tỵ gặp Long, nhân đinh không vượng
Dòng thủy từ Thiên bính phương Tỵ chảy đến, nhập vào long mạch từ phương Thiếu vi đến sẽ phát sinh tai họa giống như “Ly long Hội thủy”.
Thủy Sửu không phải là cát tường
Dòng thủy từ Quỷ tú phương Sửu đến tất không sinh ra cát tướng, chủ trong nhà xuất hiện tăng đạo, cô quả và quỷ quái.
Thủy Sửu gặp long Chấn, nhân đinh không vượng
Dòng thủy từ phương Quỷ tú đến, long mạch tiến nhập vào phương Chấn, tất khiến tai họa đến nhanh như sấm sét, gia đình suy bại, người trong nhà không thọ.
Thủy Khôn chủ phụ nữ không giữ trinh tiết
Huyền qua đại diện phương Khôn. Câu này tiếp tục mạch của đoạn văn trên. Nếu thủy từ phương Khôn tiến nhập vào huyệt mộ của gia tộc thì sẽ khiến cho người già và con gái chịu cô độc. Đỉnh núi phương Khôn cao vút, chủ trong nhà con gái không giữ trinh tiết, tư thông với người ngoài. Nếu đỉnh núi ở phương vị này tròn trịa như bát ăn của nhà sư thì trong nhà sẽ xuất hiện hòa thượng và ni cô.
Khôn đại diện cho Lão âm, cho nên trong tình huống không thể hòa hợp được với Lão dương thì sẽ sinh tình trạng phụ nữ cô quả. “Hân quần hiến hoa” nghĩa là phụ nữ không giữ trinh tiết, chỉ quan hệ bất chính. Mặt khác do nằm ở phương Khôn nên chủ phụ nữ thất tiết. Đỉnh núi hình tròn, giống như chiếc bát ăn của người xuất gia, nên chủ sinh hòa thượng và ni cô. Đạo lý lành dữ, phúc họa đều ẩn chứa trong hình tượng núi, cho nên sẽ sinh ra những hiệu ứng này.
Thủy Ngọ, Nhâm chủ tố
Dương quyền đại diện phương Ngọ, Âm quyền đại diện phương Nhâm. Dương quyền phương Ngọ và Âm quyền phương Nhâm đối ứng với nhau, hình thành cách cục “Hỗ vi sơn” (núi trợ núi). Nếu trên phương vị này có dòng nước triều hướng thì càng là phương vị tốt.
Sơn Ngọ triều hướng phương Nhâm, gặp dòng nước từ phương Nhâm đến, sơn Nhâm triều hướng phương Ngọ, gặp dòng nước từ phương Ngọ đến. Hai loại dòng nước này đều là thủy Thôi quan, tương đối tốt.
Thủy Ngọ, Nhâm gặp sa cao lớn, đẹp đẽ, chủ phú quý
Đã có dòng thủy triều hướng tại đây, lại thêm sa âm và sa dương cao vút tuyệt đẹp, đương nhiên sẽ khiến chủ nhân thu được công danh, thậm chí có thể đạt đến khanh tướng. Nếu chỉ có sa mà không có dòng nước thì sẽ phù hợp với quan điểm trong Trục cát phú, có thể đạt được địa vị cao quý. Nếu chỉ có dòng nước mà không có sa thì chỉ có thể được tài phú.
Thủy Quý thích hợp để an táng
Dương quyền đại diện phương Ngọ, Âm quang đại diện phương Quý. Dương quyền phương Ngọ và Âm quang phương Quý cùng triều hướng phương Đoài, tất tại nơi hình thế sa và dòng nước cùng chầu đến cũng chính là nơi thích hợp để an táng.
Thủy Khảm chủ gia đạo mai một
Long mạch phương Ly có ba hình thức kết huyệt, chính là huyệt Kim tại phương Giáp Ngọ, huyệt Thủy tại phương Bính Ngọ và huyệt Mộc tại phương Nhâm Ngọ. Chúng đều thuộc nơi có thủy triều hướng Khảm. Trong loại cách cục này, khoảng cách đến vị trí quân vương tương đối gần, có thể sẽ sớm phát đạt tuy nhiên cũng dễ bị lật đổ.
Thủy Thìn, Tuất chủ đối lưu, chủ tốt
Cang Kim đại diện phương Thìn, Lâu Kim đại diện phương Tuất. Câu này tiếp theo mạch văn về hai dòng nước tại phương Ly nói ở đoạn trên. Dòng thủy phương Khảm nhập phương Thìn, tức là Mộ khố. Dòng nước phương Ly nhập phương Tuất, cũng là Mộ khố, cho nên đều có lợi cho chủ nhân.
Cách cục xấu của thủy Thìn
Dương, chỉ Dương quang phương Thân. Khải, nghĩa là bắt đầu, mà ra. Cang, chính là Cang Kim phương Thìn. Nếu long mạch bắt đầu ở Dương quang phương Thân sẽ chia thành ba loại cách cục, tức huyệt Hỏa trên phương Bính Thân, huyệt Thủy trên phương Giáp Thân và huyệt Thổ trên phương Mậu Thân. Thủy đến từ phương Thìn chấm chậm chảy xuống phương vị minh đường, trong cách cục Thủy (Thổ), thủy Thìn đại diện cho Mộ sát, khiến chủ nhân sứt môi, hở hàm ếch, nói ngọng nghịu.
Thủy Khảm kỵ chảy vào lại chảy ra
Dòng thủy từ phương Khảm đến, tối kỵ chảy vào rồi lại chảy ra, chủ vận thế gia đình bị ảnh hưởng, cả nhà gặp nạn. Vì ở nơi giao nhau giữa dòng nước và long mạch, bốn phương đều quy nhập vào Mộ khố, nếu chảy vào lại chảy ra sẽ khiến sinh khí trong Mộ khố hao tổn, tản mát.
Phương vị tứ kim có thủy
Tứ Kim, chính là chỉ Cang Kim phương Thìn, Lâu Kim phương Tuất, Ngưu Kim phương Sửu và Quỷ Kim phương Mùi. Các phương vị trên đều có thủy triều hướng minh đường, cách cục này khiến chủ nhân gặp họa, sát khí trong mộ sẽ xung khắc ngược lại với sinh khí. Trên phương vị tử Kim nếu lại có gió thổi, chủ quan quách lật đổ, tai họa càng nặng hơn.
Thủy Dần, Thân tốt nhất là gặp cục dương
Công tào đại diện phương Dần, Truyền tống đại diện phương Thân, Chính Đông đại diện phương Mão. “Công tào Truyền tống thủy lai khứ là nói dòng nước từ phương Dần đến và chảy ra từ thủy khẩu của phương vị Khôn Thân, hoặc dòng nước từ phương Thân chảy đến và chảy ra từ thủy khẩu của phương Cấn Dẫn. Thủy khẩu trên phương vị Khôn Thân là nơi sinh khí suy tuyệt của long Mộc, dòng nước trên phương vị Cấn Dần có lợi đối với quan vận. Thủy khẩu trên phương vị Cấn Dần là nơi sinh khí suy tuyệt của long Kim, nên thủy Khôn Thân cũng có lợi đối với quan vận. Hai cách cục này đương nhiên đều sinh ra hiệu ứng cát lợi, nhưng phải chú ý, nếu long mạch triều hướng phương vị Chính Đông thì phải tránh thủy nhập vào hoặc thoát ra ở hai phương vị này.
Thủy Ly, Nhâm chủ phân ly
Ly đại diện phương Ngọ, đối ứng với phương Ngọ Đinh trên nhân hàn, phương Bính Ngọ trên thiên bàn. Nhâm đại diện cho phương Nhâm Tý trên nhân bàn, phương Hợi Nhâm trên thiên bàn. Nếu dòng nước từ phương Ly và phương Nhâm đến, chủ tha hương đất khách. Nghĩa gốc của ly là rời xa, bỏ đi, phương Ly trong thiên tượng đối ứng với sao Trương, đại diện cho khách từ phương xa đến, sẽ khiến cho người phải phân ly, nên sinh ra hiệu ứng “Ly hương”.
Thủy Càn, Dần chủ bệnh về mắt và thân kinh bất ổn
Dương cơ đại diện phương Càn, Thiên hội đại diện phương Dần. Nếu thủy từ phương Càn hoặc phương Dần đến có thể khiến chủ nhân bị mù lòa hoặc điên loạn. Vì nhìn tổng thể cách cục có thể thấy, Mộc khí quá thịnh vượng sẽ sản sinh ra gió, gió thổi tất sinh khí suy kiệt, phá vỡ cách cục vốn có, do đó có thể phát sinh bệnh về mắt hoặc thần kinh bất ổn.
Thủy Ất chủ “kế chuế”
Dòng nước chỉ có thể đến từ một phương và chảy ra từ một phương khác chứ không thể chảy đến rồi chảy đi cùng một phương vị.
Thủy Khảm, Quý phá cách cục
Thiên quan phương Ất, có dòng nước chảy đến sẽ khiến chủ nhân có thể gặp họa dẫn đến mất mạng. Gia nghiệp con cái suy bại, bệnh tật, ưu phiền không dứt.
Phương Khảm Quý sẽ phá vỡ cách cục vốn có của dòng nước, như vậy sẽ khiến thế nước biến thành hỗn loạn, giống như dịch máu trong cơ thể con người bị tắc nghẽn, sẽ biến thành bệnh vàng da, phù thũng. máu tụ…Đây đều là một số biểu hiện của bệnh trạng, cho nên nói bệnh sinh ra ưu sầu lo lắng. Khảm Quý đại diện cho họa đổ máu, trong thiên tượng đối ứng với sao Nữ sẽ sinh ra nhiều tai ách, thân thể suy nhược, tâm trạng ưu sầu. Khảm Quý đại diện cho nam giới, lại đối ứng với nữ giới, cho nên nói “song sinh tử nữ” (sinh đôi một trai một gái). Trên trời đối ứng với sao Nguy, trong sao Nguy có một sao Hư lương, khi bên trên của nó có sao Phần mộ thì sao Nguy cũng gọi là sao Khốc khấp, chủ kiện tụng thị phi, chủ nhân gặp nhiều khó khăn.
Thủy Quý
Bắc cực chính là phương Quý. dòng nước chảy từ Bắc cực phương Quý đến, phương vị này đối ứng với cung Quý Sửu trên la bàn Lại công, đối ứng với phương Tý Quý trên thiên bàn. Cho nên nếu có có Ngũ hành thuộc Kim thì sẽ nảy sinh tác dụng giống như trên.
Thủy Càn, Hợi
Trong “Càn Hợi song hành”, Càn ở vị trí cung Càn Hợi trên la bàn Lại công, đối ứng với cung Tuất Càn của thiên bàn.
Phương Càn đại diện cho Kim, phương Hợi đại diện cho Mộc, là nơi sinh khí bắt đầu sinh ra. Thủy khí bắt đầu phát sinh, nếu gặp Kim sẽ bị tổn thương, bị đứt đoạn mà làm tổn thương đến người. Mộc đối ứng với gan trong cơ thể người, gan có công năng sinh huyết, trong thời gian rất sớm sẽ gây thương tổn đến gan của con người, khiến huyết mạch bị khô kiệt, tạo thành bệnh tật, cho nên nói phương Càn và phương Hội không nên kết hợp hỗn tạp. Càn đại diện cho phổi trong cơ thể con người, Kim khí ở phía Càn sẽ sinh ra Thủy phương Hợi, khiến phổi bị tiết khí, sinh ra các bệnh về phổi, cho nên phương Càn và phương Hội không thể kết hợp hỗn tạp. Tóm lại cả hai loại thủy này đều ứng với bệnh tật, đoản mệnh, hai cung âm dương đều không nên có thủy này.
Thủy Tuất Càn sinh mù điếc
Nếu phương Tuất và phương Càn đều có dòng nước chảy thì có thể khiến chủ nhân bị mù là hoặc bị điếc.
Tuất đại diện cho Thổ, Càn đại diện cho Kim, Kim sẽ phát ra âm thanh mà bên trong Thổ lại rắn chắc, không có âm thanh. Kim đối ứng với tạng phổi, nên chủ quản âm thanh. Nếu Kim Thổ tương giao sẽ khiến khí phổi không thông, âm thanh phát ra bị ảnh hưởng, biến thành câm. Càn lại đối ứng với phần đầu trong cơ thể con người, đầu bao hàm tai và mắt. Tuất đại diện cho Kim sát nên sẽ khiến tai, mắt bị tổn thương, sinh ra mù, điếc.
Thủy Ngọ chủ tư tình
Tây Đoài chính là phương Dậu. Long mạch phương Khảm, lưu thủy phương Ngọ tiến nhập vào Tây Đoài sẽ hình thành nên một huyệt Kim, vì “Ngọ thủy triều đường” (thủy Ngọ chầu minh đường) sẽ hình thành thủy Mộc dục, chủ tư tình. Nếu thủy phương Ngọ có hình dạng uốn khúc hữu tình, chủ phụ nữ thất tiết.
Thủy Mão, Ất chủ “đào hoa”
Hàm trì chính là phương Mão Ất, Thái ất chính là phương Tốn. Núi phương Tý hướng về phía mặt trời phương Ngọ, gọi là triều Dương, hình thành huyệt Hỏa trên phương Mậu Tý, có khả năng “phá âm cục”. Dòng nước chảy đến từ Hàm tri phương Mão Ất, là thủy Mộc dục, cho nên có liên quan đến vận “đào hoa”.
Thủy Tốn, Tỵ sinh tài lộc
Nếu phương Tốn và Phương Tỵ đều có dòng nước triều hướng thì chính là thủy Lâm quan, cũng có thể sinh ra tài lộc. Nếu lại có đỉnh núi cao vút tại Thái ất phương Tốn sẽ khiến con gái trong nhà trở nên xinh đẹp, nhưng vì tình cảm bị tổn thương dẫn đến phá thai, hủy hoại dung nhan của mình.
Thủy Ngọ, Bính vượng Hỏa
Du hồn là phương Ngọ, Âm khu là phương Bính. Ngọ đối ứng với phương Ngọ Đinh trong la bàn Lại công, đối ứng phương Bính Ngọ trên thiên bàn. Bính đối ứng với phương Bính Ngọ trên la bàn Lại công, là phương Tỵ Bính trên thiên bàn, Tỵ đại diện cung Tốn Tỵ, Bính đại diện cung Bính Ngọ.
Ngọ đại diện âm Hỏa, Bính đại diện dương Hỏa, dương Hỏa và âm hỏa hỗn độn sẽ khiến hỏa thế càng thịnh vượng.
Thủy Quý, Sửu có tai họa
Dương quang đại diện phương Quý. Khiên ngưu đại diện phương Sửu. Dòng nước từ phương Quý và phương Sửu đến tiến nhập vào huyệt táng sẽ phát sinh tai họa.
Phương Quý và phương Sửu hỗn tạp sẽ sinh ra tai họa. Phương Quý được phương Khôn thu nạp, nên đại diện cho mẹ, lại được phương Khảm thu nạp, nên đại diện cho con cháu. Trên trời đối ứng với sao Nữ, chủ quản việc hôn nhân, cưới gả. Phương Sửu là Kim sát, chủ nhân đoản mệnh, không con nối dõi. “Độc dược” nghĩa là phương vị này đối ứng với sao Bào qua trên trời, cho nên sẽ phát sinh sự việc có âm mưu, bị người khác hãm hại, lại có khí Kim sát hỗn tạp, chủ người bị tổn hại, nên có thể gọi là “Độc dược” (thuốc độc). Trên trời đối ứng với sao Nữ, nên tai họa ứng với nữ giới. Vì sao lại sinh ra “Huynh đệ đồ lục” (anh em tàn sát lẫn nhau), vì phương Sửu thuộc Thổ, phương Quý thuộc Thủy, Thủy Thổ kết hợp lẫn lộn với nhau, đều sinh ở phương Thân, cho nên đại diện cho anh em Thủy Thổ khắc chế lẫn nhau, không dung hòa được với nhau, lại thêm Kim sát nên phát sinh tình huống anh em tàn sát lẫn nhau.
Tứ Kim có hung tướng nặng nhất
Tinh khí trên bốn phương vị Kim, sẽ sinh ra hung tướng nặng nhất, vì chúng âm dương hỗn tạp khiến gia đạo suy vi.
Hoàng tuyển phân thành Tứ kinh Ngũ hành Hoàng tuyển và hai loại phong thủy Hoàng tuyền trong thuyết của Quách Phác và Dương Quân Tùng. Tứ kinh Ngũ hành Hoàng tuyền lại chia thành hai loại, thứ nhất là Hướng Thiên can Hoàng tuyển và Hướng thượng Thiên can phản phúc Hoàng tuyền. Loại nói đến ở đây là loại thứ hai. “Diệu khí là chỉ Bát diệu, cũng chính là tám loại sát khí. Trong ca quyết phong thủy cổ đại có nói đến: “Khảm long, Khôn mão, Chấn hầu, Tốn kê, Căn mã, Đoài xà, Cấn hổ, Ly trư” (Khảm rồng. Khôn mèo, Chấn khỉ, Tốn gà, Càn ngựa, Đoài rắn, Cán hổ, Ly lợn), những loại thủy này đều là sát diệu, nếu nhà ở hoặc phần mộ gặp phải thì sinh khí sẽ tiêu vong. Nếu gặp phải dòng nước này, sẽ khiến chủ nhân phát sinh suy bại, tai họa… Âm khí và dương khí hỗn tạp trong đó, long mạch tính âm gặp dòng nước tính dương, long mạch tính dương gặp dòng nước tính âm, hoặc vận hành hỗn tạp trên phương Quý và phương Sửu.
Nơi long mạch chuyển hướng phải dè chừng
Ở những nơi long mạch vận hành gấp khúc, tương giao hỗn loạn, không có quy luật nhất định, ví dụ như phương vị Ngũ hành hỗn loạn, mỏm đá đâm xuyên qua thì trong khi bố trí huyệt táng hay xác định minh đường sẽ rất dễ mắc phải sai lầm.
Nơi long mạch chuyển hướng, cũng chính là nơi sinh khí hội tụ, rất thích hợp cho việc đặt huyệt táng. Cũng giống như con người khi sinh ra, là nam hay nữ không phải đến khi sinh ra mới xác định được. Chỉ cần khi thai nhi hình thành đã có thể căn cứ vào âm dương để phân biệt được. Cho nên nói, nơi long mạch chuyển hướng thuộc tính dương, nhưng vậy thì huyệt táng cũng sẽ phát sinh dương khí, nếu chuyển hướng thuộc âm, huyệt táng cũng sẽ biến thành âm khí. Nếu nơi chuyển hướng âm dương tương giao hỗn tạp, không thể phân biệt được thì sẽ khó xác định vị trí táng huyệt, người tinh thông đạo lý này có thể căn cứ vào tình hình nơi này để phán đoán tình hình của huyệt táng.
Cách cục chân chính của long mạch
Long chân, chỉ long mạch có tình thế và hình dạng đẹp, không phải là từ “chân” trong “chân ngụy” (giả dối). Long chính là mạch núi, nó là sự sinh ra, phát triển và vận động biến hóa của sinh khí sinh trong lòng đất, để rồi phản ánh ở trên mặt đất. “Cục” là chỉ sinh khí tương giao hoàn chỉnh cả ở bên trong và bên ngoài.
Long mạch cách cục chân thực, trước minh đường có sa thủy bao quanh, như vậy muốn xác định được long mạch, hoặc là dựa vào nơi sinh khí hội tụ, cũng chính là căn cứ vào long mạch để xác định huyệt tăng không phải quá khó. Nếu là long mạch chân thực từ xa chạy đến, nơi kết huyệt rất đặc biệt thì sinh khí ở điểm cuối cùng của nó là hư không mà không phải là sự đầy đủ đơn thuần. Lối ra của dòng nước ở phương vị Tam dương và đỉnh núi ở phương vị Lục tú đều có dòng thủy triều hướng đến, long mạch cũng hợp tình lý tất nơi này có thể gọi là cát địa, có lợi cho quan vận của chủ nhân.
Thiên quan
Thiên quan cũng chính là sao Giác, là cổng của Đế tỉnh. Các nhà phong thủy hiện đại khi khảo sát hình thái của dòng nước chỉ cần thấy dòng nước uốn khúc, liền cho là cát tướng, thấy dòng nước thẳng tắp bèn cho là hung tướng. Họ đều không biết triều hướng của dòng nước chỉ cần tương hợp với phương vị của thiên tinh, đến từ phương vị cát tường, như vậy cũng được coi là thẳng tắp, cũng là cát tướng. Nếu dòng nước hướng chính diện về trước phương vị minh đường là rất tốt, nếu hướng đến triều hướng minh đường từ mặt bên, cũng sinh ra cát tướng, chủ đạt được chức vị cao.
Nếu dòng nước triều hướng ở đây có hình thế uốn khúc bao quanh thì có thể gọi là cát thủy. Nếu dòng thủy thẳng tắp, nhưng phù hợp với cách cục minh đường thì cũng là cát lợi. Dòng thủy tuy uốn khúc hữu tình nhưng triều hướng không thuộc phương tốt, thì có thể khiến chủ nhân nghèo khó. Ngược lại, dòng thủy thẳng tắp nhưng triều hướng phương vị cát lợi thì sẽ có lợi với quan vận của chủ nhân.
Độ cao của thế nước phù hợp với độ cao của huyệt táng
Huyệt táng phải bố trí ở nơi cao, thủy phải từ xa chạy đến nhập vào huyệt, như vậy mới có thể khiến gia đình dễ dàng đạt được phú quý, an khang. Nếu độ cao của thủy thế tương đồng với độ cao của huyệt táng thì quan vận sẽ nhanh chóng thăng tiến. Cũng phù hợp với đạo lý hình núi và thế nước nương tựa vào nhau, tương trợ cho nhau của các nhà chiêm bốc.