Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông
Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này cũng gây ra nhiều khó khăn khi thế núi và thế nước có quá nhiều, đan xen lẫn nhau.
Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này cũng gây ra nhiều khó khăn khi thế núi và thế nước có quá nhiều, đan xen lẫn nhau. Bài viết này, hãy cùng phongthuy tìm hiểu về các hình thế núi sông phức tạp nhé!
Hình thế núi sông phức tạp
Gặp phải hình thế vô cùng phức tạp thì một chốc khó có thể phân biệt được, đầu tiên là phải xem sự quý tiện của sơn hình, tiếp đó là xem sự ngắn dài của khí mạch, ba là phải xem cát hung của vùng đất nơi khí mạch ngưng lại. Khí mạch tương đối tôn quý thì thông thường là ở trong vị trí cư trú giống như ở trong trùng trùng trưởng mộ (lều vải). Có một số nhà phong thủy chỉ giải thích quý tiện và trường đoản của khí mạch, coi khí mạch bao quanh là khí mạch chính, đương nhiên là sai lầm.
Tìm long đến nơi đầu cuối của chính long thì phân biệt chân, giả như thế nào đây? Điều này thực chất khiến cho các thầy địa lý cảm thấy đây là vấn đề nan giải. Vì sự hành của can long luôn đến từ muôn nghìn dặm, nhánh của bản thân nó và xung quanh nó cũng không thể đếm được. Giương mắt mà nhìn, chẳng phải sơn là thủy, vả lại sơn sơn thủy thủy, vận chuyển xoay vần, nhìn giống như đến nơi mà có thể tìm được viên cục thì lại là ở trong khu viên cục mọi núi đều có thể đâm xuyên vào. Các thầy địa lý đến đầy thường có đây nghỉ hoặc, một lúc thì không thể có cách nào đoán định đâu là chân long. Dương công ở đoạn này cung cấp cho mọi người phương pháp quý báu để giải quyết vấn đề này.
Khi hình thế sơn thủy phức tạp phải chọn lựa thời điểm khi xem xét sơn thủy, hoặc xem bằng cách khác. Còn về vấn đề phải xem xét và chọn lựa như thế nào, chọn lựa cách xem xét ra sao thì phải phân tích một cách tỉ mỉ đoạn này của Dương công.
Khi tìm long đến cùng, nếu như nhìn thấy có 10 dãy núi, đồng thời còn có 10 dòng nước đến, núi gần sông, sông gần núi, ôm ấp mà bao bọc cùng tụ hợp lại trong cách cục. 10 dòng nước trong đó đều gặp nhau và quy tụ lại thành một đường thủy cuối cùng và chảy đi, thập điều sơn cũng có ít nhất 9 dãy giao tỏa ở nơi thủy chảy ra. Lại xem xét về viên cục ở trong dó, hiển hiện sự ngay ngắn chỉnh tề, từ phía Đông mà ngóng về Tây sơn thì Tây sơn vô cùng đoan chính, từ phía Tây mà hướng về Đông sơn thì Đông sơn cũng rất quang nhuận. Từ phía Nam vọng về Bắc sơn, Bắc sơn cũng tú lệ, từ phía Bắc vọng về Nam sơn thì Nam sơn cũng là nơi hữu tình. Sơn mạch đến đó thì nhìn thấy đều là do lưỡng thủy giáp hai bên tả hữu mà chảy đến, khi đến cùng thì tựa hồ lại đều có nơi sinh khí cách tụ, thế thì phải phân biệt như thế nào đây? Dương công đặc biệt chỉ rõ ba đường phải tách rời.
Quan hệ hình thế của núi sông
Thủy theo sơn mà chảy, sơn theo thủy mà dừng lại, thủy sơn tương quan, chẳng xa cách. Nếu như thủy không có sơn để bám theo hoặc sơn không có thủy để đứng dựa vào thì đều không phải là hình thế tốt.
Khi hành long đến điểm cuối cùng, mạch núi xung quanh viên cục tuy nhiều nhưng phải cẩn thận phân biệt đặc điểm của nó. Thứ nhất, trong dãy núi trùng điệp, có phân biệt quý, tiện. Thứ hai, trong vô số long mạch có phân biệt dài ngắn. Thứ ba, tại chỗ quá hiệp của hai ngọn núi đứng đối mặt, có phân biệt cao thấp. Ba điều này là yếu quyết của việc tìm long xem cục, các địa lý sư phải chú ý đi sâu nghiên cứu. Dương Quân Tùng đã phân biệt như sau:
Như thế nào gọi là quý tiện? Dương Quân Tùng nói:
Tôn tinh bất khẳng vi triều kiến,
Tòng long tuy lai nhiều trạo tàng.
Khi Quý long trùng trùng xuất nhập trưởng,
Tiện long vô trưởng không hùng cường.
Thập sơn cửu thủy nan đồng tụ.
Quý long quy trung tất dị thường.
Vấn quân như hà phân quý tiện
Chân long bất khẳng vi triều kiến.
Phàm hữu tinh phong khứ tác triều,
Thử long cốt lý phúc tiềm tiêu.
Thi như sử binh dữ thần bốc,
Chung triều quy khởi đình tiền phục.
Na hữu tinh thần lập tự thân,
Thời sự chỉ thuyết đồng quan cục.
Triều sơn hộ tống khởi vô huyệt,
Khinh trọng đa dữ quý long biệt.
Đại ý, phàm là quý long thì luôn buông mở thủ túc, xuyên trướng quá hiệp, khệnh khạng tiến về phía trước, tỉnh phong của nó ngay ngắn, giống như hạc đứng giữa bầy gà, hoặc như mãnh hổ trong rừng, trong đó nổi bật lên một đỉnh, tiếp nhận các núi khác triều bái nhưng quyết không triều bái các núi khác. Từ núi khác nhìn sang, quý long này không tơ hào tình ý, còn tiện long không phải như vậy. Tuy cũng vận động chân nhánh, thể cách hùng vĩ, nhưng tinh phong thô sơ nghiêng lệch, mỗi khi đến quá hiệp, mạch lạc sẽ tự nghiêng đổ, nhìn thiếu sự nghênh tống; thời gian hành độ, tự có thủ có túc như hình mái chèo, quan sát tình thế xoay chuyển của nó, đều là dùng chính long làm triều củng (triều bái long khác), tịnh không có tinh thần uy nhiên tự tại. Các thầy phong thủy tầm thường nhìn thấy, chỉ biết thủy khẩu có quan lan, minh đường làm viên cục, đều là giống nhau nhưng không biết long triều củng hộ vệ cũng sẽ theo đất mà kết huyệt, lúc này, tuy quan cục nhìn thì giống nhau nhưng mức độ lớn bé nặng nhẹ không thể sánh với chính long được, mỗi trường hợp đều phải luận giải kỹ càng.
Như thế nào gọi là dài ngắn? Dương Quân Tùng nói:
Long vô quý tiện chỉ luận trường,
Triền long nhiêu xuất tiền cánh cường.
Nhược tòng luận trường bất luận quý,
Triền long hữu huyệt phản vi lương.
Ý của đoạn này là nói về quý tiện, đối với quý long mà nói, trên thực tế không thể phân biệt trên dưới. Nếu đều là tiện long thì căn bản không thể nói đến việc tìm viên cục. Phàm can long hành độ tất sẽ hợp quý long, chỉ khi quý cách không phân trên dưới thì mới luận đến dài ngắn. Vì hành độ của can long nhất định là dài, cho nên các phong thủy sư tầm thường khi tầm long, nếu không thể phân biệt được quý tiện của can long thì đều lấy dài làm chính. Kỳ thực chính long thường ẩn phục trong long hộ vệ, long hộ vệ uốn lượn bao quanh phía trước chính long, khí thế cực kỳ hùng mạnh, ngẫu nhiên mở đường cục, nếu cho rằng long này so với chính long còn tốt hơn thì chính là dùng sai nhãn lực vậy.
Như thế nào là lên xuống (lồi lõm)? Dương Quân Tùng nói:
Chỉ khủng tầm long dị phục cử,
Tuy hữu nhãn lực và cước lực.
Nhược bất cùng nguyên luận tổ tông,
Dã tầm đốn phục thức chân tông.
Cổ nhân tầm long tầm đốn phục,
Cái duyên đến phục sinh tiêm khúc.
Khúc chuyển chi dư tất sinh chi,
Chi thượng tất vi tiểu quan cục.
Thi như nhân hành thích thiên lý,
Khởi vô giải án tịnh đến túc.
Đốn túc củi sở tuy vị trú,
Diệc hữu tòng hành tinh bộ khúc.
Đến phục đi hoàn tịnh thổi tả,
Khước khan sơn điện hà phương hạ.
Di hoán khước tu tầm hồi sơn,
Thu Hồi sơn khước hữu nghênh tổng hoại.
Nghênh tổng tương tòng thức long diện,
Long thân bởi thượng thị triển sơn,
Triền sơn chuyển lại long bão thể
Thử trung tầm long hutu hà nan?
Việc tìm long phải nắm bắt được nguồn gốc cuối cùng của long. Phàm long phát mạch tại núi lớn, mạch của nó kết ở đâu? Men theo tung tích lên xuống của hành độ, lại xem nó có quan hệ như thế nào đối với tinh hình sơn mạch của tổ sơn, long chính xuất hiện, mạch lạc giữa chỗ lên xuống của nó với sơn mạch của tổ sơn nhất định thống nhất. Nếu giữa lên xuống có nghênh tổng hoàn mỹ thì đi về phía trước tất sẽ kết huyệt rất đẹp. Hình thế mạch lạc giữa lên xuống nhấp nhô với hình thế huyệt kết ở phía trước cũng có quy luật nhất định.
Người xưa tầm long tất xem lên xuống, vì hình thế lên xuống nhấp nhô là nơi chân hình của long thần hiển lộ. Hành long mỗi lần lên xuống sẽ chuyển sinh cành lá, cũng chính gọi là “sơn hình nhất khởi nhất long sinh” (hình thế núi mỗi lần nhô lên là một nhánh long sinh). Trên mỗi nhánh phân ra này cũng có quan cục nhỏ, tuy có bộ phận có thể lấy nhưng cuối cùng với phát mạch của tổ sơn lại không có quan hệ, cho nên không phải là long chính xuất. Xem chính long vận hành, mỗi lần lên xuống, sẽ có một lần di chuyển biến đổi và bóc tách từ thô đến tinh. Nhưng di chuyển phải từ chính diện mà tìm, kho long chuyển hướng di chuyển về phía trước, bất kể nó uyển chuyển biến động như thế nào phải luôn luôn đến chỗ nghênh tiếp hoặc hộ vệ sau lưng nó để truy tìm tung tích, như vậy chính là có thể tìm thấy được huyệt của chân long.