Hướng dẫn cách lựa chọn hướng đặt quan quách tốt
Người đã chết không phải là kết thúc tất cả, bởi vì người xưa cho rằng, những người đã khuất đều có thể ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu đời sau. Cho nên từ bao đời nay, việc lựa chọn vị trí chôn cất, đặt quan quách cho người đã khuất là cực kỳ quan trọng.
Người đã chết không phải là kết thúc tất cả, bởi vì người xưa cho rằng, những người đã khuất đều có thể ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu đời sau. Cho nên từ bao đời nay, việc lựa chọn vị trí chôn cất, đặt quan quách cho người đã khuất là cực kỳ quan trọng. Ở bài viết này, phong thủy sẽ hướng dẫn các bạn cách lập hướng đặt quan quách chi tiết nhất.
Dựa vào âm dương để xác định phương vị của huyệt
Muốn thông qua long mạch để xác định phương vị của huyệt táng cần khảo sát thuộc tính âm dương của phương hướng đến và đi của long mạch. Muốn thông qua dòng nước để xác định tọa hướng của huyệt táng phải khảo sát thuộc tính âm dương của phương đến và đi của dòng nước.
Đối với phương hướng đến và đi của long mạch phải làm thế nào để căn cứ vào âm dương mà phán đoán vị trí của sinh khí? Ví dụ như long mạch nằm ở phương Hợi, nếu đến từ phương vị Canh Dậu Tân, tức là đến từ bên trái, thuộc về dương long, phương Hợi thuộc dương Mộc. Nếu như đến từ phương vị Nhâm Tý Quý, tức là đến từ bên phải, thuộc về âm long, phương Hợi cũng thuộc âm Mộc. Sinh vượng trong Ngũ hành chính là căn cứ vào phương pháp này để xác định. Đây là Dương công căn cứ vào đường đến của long mạch để xác định thuộc tính âm dương của chúng. Canh có thuộc tính dương Kim trong Ngũ hành, huyệt táng nên đặt ở hướng Sửu, Đỉnh thuộc về âm Hỏa, mộ huyệt cũng nên đặt ở hướng Sửu, đây cũng chính là nghĩa của câu “Đẩu Ngưu thực Canh Đinh” (Đấu Ngưu nuốt Canh Đinh). Ất, Bính giao nhau vận hành về phương Tuất, Tân Nhâm tụ hội tại phương Thìn, Kim Dương thu nạp hai phương vị Quý Giáp, đây đều thống nhất với cách nói này.
Khi người xưa đặt huyệt táng thì sử dụng phương pháp này, ví dụ như long mạch phương Hợi từ phương Nam hướng về phương Đông, rồi lại hướng về phương Bắc thì sẽ biểu thị tính âm, do đó huyệt táng nên đặt tại phương vị Ất Mộc; Hay là dòng nước tới từ phương Bính chảy đi theo phương Tuất thì nên triều hướng hướng Bính, đây cũng là phù hợp với nguyên tắc âm dương giáo hợp. “Tiêu thủy lập hướng” nói tới trong sách Thiên cơ mật yếu của Lưu công cũng chính là nói đến phương pháp này, cũng là thông qua việc xác định thuộc tính âm dương của hướng đến và hướng đi của long mạch để tiến hành đặt huyệt táng.
Dựa vào tinh khí để phân biệt, đón tốt tránh xấu
Khi bắt đầu xác định huyệt táng, cần phải khảo sát và phân tích long mạch. Nếu huyệt táng đã xác định được thì cần căn cứ vào khí của sao (tinh khí) để xác định giới hạn của khả năng đón tốt tránh xấu.
Phương pháp khi bắt đầu xác định huyệt táng là điểm mấu chốt của việc khai sơn lập hướng. Sau khi hình thành huyệt tăng, mức độ hội tụ của long mạch trở thành phương diện chủ yếu. Thế nào gọi là nhập thủ? Chính là điều ngày nay gọi là “đến cuối cùng”. Cần phải khảo sát tình trạng của long mạch từ nơi khởi đầu, nếu như khởi đầu là âm long, nếu âm long ở phía sau là long huyệt chân chính; nếu phía sau là dương long thì âm huyệt chỉ là giả.
Khi người xưa phán đoán long mạch là xét từ chiều hướng chính, do vậy thường xem từ long mạch phía sau mà không khảo sát sự kết huyệt giả, điều này có thể gây bất lợi đối với năm đó tuy nhiên cũng không cần bận tâm. Khi tinh khí khởi đầu vượng, kết hợp với dòng nước thì trong năm đó có thể thúc đẩy quan lộ thịnh vượng, sự phúc đức tạm thời này chỉ là tác dụng từ một sông, một núi. Nếu như không coi loại phúc đức tạm thời này là phúc đức chính thì cần phải chú ý tới trạng thái trong giai đoạn khởi đầu của long mạch. Thế nào gọi là nhập tay? Chính là giống con người lựa chọn đồ vật, tất sẽ chọn cái có tác dụng, đây đại khái là bàn về khí mạch của huyệt táng. “Thảo và khôi tuyến chỉ mạch” (dấu vết ẩn hiện của long mạch) mà cổ nhân nói tới cũng chính là ý này con rắn thì sẽ có sinh khí chân chính đi đến.
Sinh khí và long mạch vậy. Nếu như long mạch có giới hạn rõ ràng, hình thành hình giống như cũng có sự khác biệt, ở nơi quy nạp và tụ lại thì gọi là long mạch, sinh khí vận hành trong long mạch cho nên mang tính âm. Khí âm thì không thể dựa vào được, cho nên ở phương vị xuất hiện Thái cực huân thì là thuộc về âm tính, nếu như không có là thuộc về dương tính, có thể đặt huyệt táng. Đây chính là phương pháp nhập tay. Nếu như bắt đầu xác định huyệt táng thì cần dồn tâm sức vào phương diện này. Thế nào gọi là phân kim? Tinh tượng trên trời tổng cộng chia thành nhị thập bát tú, Hỗn thiên Ngũ hành ở trong nhị thập bát tú cũng có quy thuộc riêng, có thể phân biệt nạp nhập nạp âm trong Ngũ hành, sinh khắc chế hóa. Trong huyệt táng có long mạch đi đến, cũng có phương vị tọa hướng; lai long xem trọng việc thu nạp kim khí tọa hướng thì coi trọng sự khác biệt phương vị, tọa hướng của huyệt táng được biểu thị bằng phương thức tàng chứa sinh khí, lai long là bản thể của sinh khí, cho nên tọa hướng dùng để giúp đỡ việc phán đoán vị trí của long mạch. Đây là điểm quan trọng nhất của việc dựa vào sinh khí để tránh tử khí.
Phương thức kết huyệt của long mạch
Long mạch hạ xuống từ bên trái và bên phải thì có thể phân biệt được thật giả của long mạch. Sinh khí từ bên trái bên phải giao hợp thì có thể phân biệt được sinh khí mỏng dày.
Đây chính là nói đến phương vị kết huyệt của long mạch, cần sử dụng phương pháp “Ai gia tiễn tài” để xác định phương vị của sinh khí. Sách Địa lý thuyên đề có nói tới: Long mạch mà bắt đầu vận hành từ hướng Hợi nếu thuần khiết không nhiễm tạp chất thì là cát tướng. Nếu như hoán đổi hai phương vị Càn Hợi thì phải xem long mạch ở phương hướng nào nhiều hơn, nếu như là từ bên trái mà đi vào phương vị Càn thì không thể đặt huyệt táng; nếu như đi vào phương Hợi từ bên phải thì có thể cải tạo được. Nhâm và Hợi hoán đổi cho nhau thì cũng tương tự.
Nếu như hướng đến của long mạch là từ chính diện thì phương vị Càn ở bên trái, phương vị Hợi ở bên phải. Nếu muốn phán đoán nơi long mạch kết huyệt thì cần căn cứ vào phương pháp này để phán đoán. Thôi quan thiên của Lại công cũng nhận định: Hai phương vị Càn Hợi tuyệt không phải là hai phương vị có thể song hành được với nhau, do đó cần phải dịch chuyến huyệt táng một cách thích hợp mới có thể tránh được tạp khí. Ví dụ như đặt huyệt táng tại phương vị Càn triều hướng phương vị Tốn, cần phải hơi dịch sang phương vị Nhâm một chút để có thể khiến cho sinh khí phương Hợi không tiếp xúc với phương vị Càn. “Tây thủ” được nói đến ở đây, chính là lấy phương vị Bạch hổ bên phải làm phương cát, không phải Tây thủ chính là phương vị Càn, người ngày nay cho rằng đem huyệt táng đặt gần cung Càn, sinh khí từ hướng Nhằm sẽ sinh ra mà không biết rằng “gia Nhâm” chính là đem đường trung tuyến của huyệt mộ dịch chuyển sang phương Nhâm.
Sau khi xác định vị trí trung gian, tọa hướng cũng có thể có thay đổi, hoặc là căn cứ vào Thiên tinh, hoặc là căn cứ vào quẻ khí để bố trí, nhưng đường trung tuyến là không được thay đổi. Người xưa nói “Dụng quái bất dụng quái, quái tướng huyệt trung tác” (muốn phán đoán dùng quẻ được hay không, cần căn cứ vào đường trung tuyến của táng huyệt để quyết định), nghĩa của “Huyệt trung tác” chính là cần căn cứ vào vị trí giữa của huyệt táng để xác định quẻ khí mà không phải là bên ngoài. “Lai sơn” chính là chỉ giai đoạn khởi đầu lai long, “Tọa hạ” chính là chỉ vị trí chính giữa của huyệt táng. Phép “Ai gia”, cũng chính là bắt đầu từ điểm nhỏ nhất của long mạch trong huyệt táng. Khi hạ táng, lựa chọn hình núi mà sinh khí kết tụ thành Thai tức, cũng chính là vị trí sở tại của sao chính.
Giai đoạn mà long mạch vừa mới bắt đầu vận hành, có vòng giống như vòng Thái cực, chính là hình núi để xác định huyệt táng, hình thái của địa tăng cũng được xác định từ đây. Do đó khi xác định tọa hướng của táng huyệt, từ phương hướng khởi đầu của long hình muốn khảo sát hình thái của huyệt táng thì nên phán đoán từ phương hướng vận hành của long mạch. Chỉ có như thế mới có thể dựa vào sinh khí. Đây cũng là phương pháp cốt lõi nhất.
Long mạch có sự khác biệt thuận nghịch
Long mạch có sự khác biệt về thuận nghịch, khi dựa vào sinh khí cần có sự phân biệt. Trong Ngũ hành sẽ phát sinh chuyển hóa, những tác dụng sinh ra cũng không giống nhau.
Khí sinh vượng trong long mạch không giống nhau, cho nên tiến hành các phương pháp dựa vào sinh khí cũng khác nhau. Giống như cùng là phương vị Hợi, trong Thôi quan thiên nói rằng phương vị Hạ thuộc Thủy, Đoài thuộc kim từ Đoài phương Tây tiến nhập vào phương vị đế tỉnh thì Kim long có thể sinh ra vượng Thủy, cho nên hướng Hợi là phương vượng khí, đây chính là thông qua Chính Ngũ hành để phán đoán phương vị sinh vượng. Thanh nang kinh thì cho rằng, phương vị Quý Sửu thuộc Kim, Nhâm Tý thuộc Thủy, Càn Hợi thuộc Mộc, Bính thuộc Hỏa; Quý Sửu Kim có thể sinh ra Nhâm Tý Thủy, Thủy có thể sinh ra Càn Hội Mộc, Mộc có thể sinh ra Hỏa phương Bính. Đây là thông qua Song sơn Ngũ hành để phán đoán phương vị sinh vượng. Hai phương pháp trên, mỗi cái tuy có điểm khác nhau, nhưng mục đích đều là để vượng sinh khí.