Ngày: 21/11/2024
Giờ:
0

Huyệt địa được phân chia theo khí mạch

phongthuy.vn
24/09/2024

Huyệt địa là một khái niệm phong thủy quan trọng, thường liên quan đến việc lựa chọn vị trí đặt mộ để chôn cất người đã khuất. Huyệt vị được cho là có sự liên kết với khí mạch và ảnh hưởng trực tiếp tới con cháu sau này.

Huyệt địa là một khái niệm phong thủy quan trọng, thường liên quan đến việc lựa chọn vị trí đặt mộ để chôn cất người đã khuất. Huyệt vị được cho là có sự liên kết với khí mạch và ảnh hưởng trực tiếp tới con cháu sau này. Hãy cùng phong thủy tìm hiểu về huyệt địa theo khí mạch nhé!

Phần lớn đều là giả

Phân chia khí mạch cũng có thể hình thành huyệt địa, nhưng đa phần là hư giả. Khi tầm long, phải suy nghĩ và nhìn nhận cho rõ chân giả, tức là phải quan sát hình trạng sơn thủy bốn phía bao quanh. Nên biết rõ, nếu chỉ có một lớp bao quanh thì không thể chuẩn xác được. Nếu như có sự bao bọc xung quanh của 3 đến 5 lớp núi thì còn có thể hình thành chân huyệt tốt.

Ngoài ra, nói về cách tầm long, không thể máy móc vận dụng từng câu từng chữ hoặc vội vàng xa rời lý luận. Nghi long kinh có nói: “Tựu trung tâm huyệt tức vô” (đến chỗ giữa mà tầm huyệt thì là không), lại có câu “Chi long thân thượng diệc khả tài” (ở thân chi long còn có thể chia tách được), hai câu này tạo nên sự nghi hoặc. Sao lại đã là “huyệt tức” vô lại còn “diệc khả tài”? Ở các sách trên giải thích rất dài, cái gọi là huyệt, cái gọi là tài long, cả hai đều có thể phân biệt. Vậy huyệt là gì? Dương Quân Tùng đã nói rõ trong Hám long kinh:

Tham lang tác huyệt thị nhũ đầu, Cự môn tác huyệt oa trúng Vũ khúc tác huyệt xoa kiềm mịch. Lộc tổn sơ xỉ tị đầu. Văn khúc huyệt lai bình lý tác, cao xứ diệc thị chưởng tâm lạc. Phá quân tác huyệt thị qua mâu, lưỡng bàng tả hữu thủ giai thủ. Định hữu lưỡng sơn giai chuyển hộ, bất nhiên nhất thủy nạp hoành lưu. Phù tinh tác huyệt yến sào quyển, nhược tại cao sơn quải đăng trản. Nhược tại đê bình thị kê sàn, túng hữu viên đầu ao tự dạng. Thử thị bác hoán tầm tinh huyệt, tâm huyệt tùy long từ biện biệt. Nhược long chân hề huyệt nhất chân, long bất chân hề thiểu chân huyệt.

Đọc đoạn này thì có thể hiểu được quy luật của huyệt. Huyệt là long khí trong tổ sơn ngưng tụ, hình tượng của nó và hình thức của tổ sơn có quan hệ tồn tại khá hòa hợp. “Tựu trung tâm huyệt huyệt tức vô là nói nếu dựa theo quy cách của chính long tỉnh phong của long mạch mà đi tìm huyệt thì không thể tìm được. Còn về “tài long” Rời xa tinh phong của tổ sơn, chi long vận hành tự như con rắn, rồi ngưng kết thành một điểm. Ở chỗ đó cần tinh phong là nơi tốt đẹp tròn đầy, bốn phía không có nguy hiểm và thân mật có tình thì có thể chọn làm huyệt địa, hoặc có thể tiểu phát. Các thầy địa lý thường cho rằng huyệt long này không giống như quy cách mà Dương công đã nói trong Hám long kinh, chẳng tránh được mà không biết đến sự biến thông.

Ngoài ra, chỉ long ở đây tuy ở trên mặt hình thức là nơi có thể đặt huyệt được nhưng cũng phải đặc biệt cẩn thận, phòng ngừa bị hư hoa, giả huyệt lừa dối. Ở trên cùng một huyệt tinh, hai bên tả hữu giống như thừa khí, bốn phía la thành cũng tương đồng, nhưng điểm khác biệt chỉ trong gang tấc. Nếu phân biệt định hướng mấy độ, độ lớn trước sau không tương đồng thì có thể là hoa giả, hoặc là chân kết. Cho nên Dương công nói:

Chi long thân thượng diệc khả tài, bán thị hư hoa bán thị thai.

Đây là nói huyệt sơn có thể đào, một nửa là hoa giả, một nửa là chân thai. Kỳ thực, nơi chân thai có một lỗ thủng, dừng lại như thế nào thì cũng chỉ có một nửa mà thôi. Giống như đại long kết đại địa, hình của huyệt ấy hợp với quy cách Thái cực huân cũng rõ ràng, huyệt trường rộng lớn, thủy khẩu phân minh, có thể chọn làm nơi đặt huyệt địa. Chỗ ấy chỉ long tiểu kết, huyệt hình nhỏ mà không có quy cách, thai khí không lớn, táng khẩu mơ hồ, lúc ấy nếu như táng được ở nơi chính huyệt thì chính là chân thai, nếu không táng được ở nơi chính huyệt thì là hoa giả. Nếu như quan sát kỹ từ triều sơn đến minh đường thì phải biết triều sơn sáng và đẹp, minh đường chính và hẹp. Đây chính là sự chứng minh chính huyệt. Cho nên Dương công nói: 

Nhược thị hư hoa vô triều ứng, nhược thị kết thực hộ triển hồi. 

(Nếu là hoa giả thì không có chầu ứng, nếu là kết thực thì có sự che chở xung quanh – Ý là phải có chầu ứng, minh đường và la thành phố có sự bảo vệ xung quanh).

Sau cùng, bản thân chi long có lực lượng nhỏ và mỏng, đến cùng thì cũng không thể nuốt sông kéo biển hoặc chỉ huy sơn thủy ở nơi xa mà nếu không thì long khí mỏng và nhỏ sẽ theo gió bay đi, dễ thành các cục mịt. Chỉ có thể tụ họp những long khí thanh tú ở gần bản thân mình hoa giả. Cho nên khi tìm hiểu can long huyệt đầu tiên phải chú trọng đến tụ khí, sau đó là hình thế. Khi tìm hiểu chỉ long phải chú ý đến triều sơn ở trên, địa của mình đường, la thành 4 phía; nếu những điều đó có một điều không chu toàn thì khí sẽ không tụ được. Không thể vì nó có sự bao bọc trùng trùng mà cho rằng đó là chân long. Cho nên

Dương công nói:

Hộ triền thượng yếu quan điệp số, nhất điệp hồi lại long thân cố,

Mạc tiện tương vị chân thực khán, thử thị hộ long diệp giao hỗ. 

Tam trùng ngũ trùng bão hồi lại, thử tựu chi long chi thượng tổ. 

(Phải xem xét kỹ các lớp bao bọc xung quanh,

Một lớp quay về là khách của thân long,

Chớ vội xem đó là nơi chân thực,

Mà đó là sự giao hỗ của các nhánh hộ long,

Ba lớp, năm lớp bao quanh trùng trùng

Đó chính là cái được làm trên chỉ long mạch.)

Có thể biết rằng nơi kết huyệt nhỏ thì sự bảo vệ của nó càng nhiều, khí tích tụ càng lớn. Nếu như lại có thêm phép táng, thiên vận phù hợp thì nhân đinh và tiền tài đều có đủ.

Kết huyệt do long chuyển mình

Nếu như có hai dòng nước cùng giao hội thì khí sinh ra bị ngưng lại không thể phân tán đi, bên ngoài dòng nước nếu có núi tương tự tưởng hội thì khí mạch hồi chuyển cũng sẽ kết thành huyệt địa tốt.

Cần chú ý quan sát việc kết huyệt do long chuyển mình, bởi vì hành long không kết huyệt, chỉ long mới có thể kết huyệt. Chỉ tức là long vận hành đến một nơi nào đó, hình thế các nhánh mạch của nó không tiến về trước. Kết huyệt tức là khí được ngưng tụ, sông núi đến một nơi nào đó, bao quanh chầu về một điểm. Điểm đó là nơi long hồi đầu, tức là phiên long huyệt. Nghi long kinh có sự giải thích tỉ mỉ đối với phiên long huyệt như sau:

Phiên long huyệt không thể trở thành đường cục, ngoài nước có núi và liên tiếp chầu về sơn đó, khiến cho long khí không có cách nào hướng về trước một cách dễ dàng. Loại hình này giống như gió trên biển lớn, trực tiếp xông vào nơi vực thẳm mà không thể tuôn trào một cách dễ dàng thông suốt, chỉ còn cuộn vòng trở lại. Hành long đến đó, khí mạch của nó không thể hướng về trước, chỉ có thể hồi chuyển quay lại, sẽ khiến cho các nhánh kéo qua minh đường, bỗng như con cá đang lật mình đùa nhảy, đầu đuôi xoay tròn nơi biển lớn. Thế này giống như quần thần xuất chinh mà quay đầu khấu tạ bậc Đế vương, hoặc như chàng trai sắp sửa đi xa mà quay đầu ngóng về phía cha mẹ. Người tầm long đến đây có thể thấy hình của nó đã tạo thành, khí của nó đã ngưng tụ, tổ sơn đối diện chầu vào, minh đường thu dòng nước từ tận đầu nguồn chảy đến, đồng thời ở phía sau lại có một dòng nước bao quanh.

Cách bố trí quay về núi tổ này cần phải có sa thủy hữu tình trước mặt, đường cục rộng mở ngay ngắn, cho nên Dương công nói:

Uyển chuyển hồi long thị quải câu, vị tác huyệt thời tiên tác Triều. 

Triệu sơn giai thị tông dữ tổ, bất cử thiên lý viễn điều điều.

 Huyệt tiền chư quan giai bái tập, thiên nguyên vạn phải giai triều nhân. 

Chính là nói tổ sơn phía trước mặt trở thành triều sơn, giống như sự xưng hô của chủ khách, không quá cao cũng không chật hẹp, thế đó càng xa càng đẹp và càng kỳ diệu. Gần thì cũng ở ngoài nơi bách bộ, xa thì cũng mấy lần ngọn núi, hai bên tả hữu đều có núi bao quanh, đều là tư thế thuận hòa, đoan chính, hướng về nơi thân cận, tất cả đều có dáng vẻ như chắp tay bái lạy, và có các loại hình thắng bao bọc xung quanh, đây chính là cách thức hồi long cố tổ chân chính. Chú ý đến hai dòng nước kề bên cũng chính là đã đạt đến đại pháp môn của tìm long.

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024