Ngày: 22/10/2024
Giờ:
0

La bàn là gì? Cấu tạo và cách sử dụng la bàn trong phong thủy

phongthuy.vn
24/09/2024

La bàn một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong phong thủy. Vậy thì la bàn là gì? La bàn phát triển như thế nào? Cấu tạo và cách sử dụng ra sao?

La bàn một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong phong thủy. Vậy thì la bàn là gì? La bàn phát triển như thế nào? Cấu tạo và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng phong thủy tìm hiểu qua bài viết này nhé!

La bàn là gì?

Theo ghi chép trong các trước tác thời Tống như trong Mộng kê bút đàm của Thẩm Quát, la bàn là vật dụng cấu thành từ cách sắp xếp bốn loại nam châm. Sách Âm thoại lục của Tăng Nam Đạo có ghi lại: “Địa loa có Tý Ngọ là chính châm, hoặc dùng khoảng giữa Tý Ngọ Bính Nhâm làm phùng châm”. Địa loa ở đây chính là địa la, bắt nguồn từ địa bàn, tác dụng của địa bàn là phân tích góc độ, định hướng Nam Bắc. Nguyên lý sử dụng la bàn phong thủy là lợi dụng lực từ của kim nam châm để chỉ phương hướng, ở bốn phía của kim nam châm có các phương vị, giúp cho người xem có thể xác định phương vị. Trên các thức bàn phương vị được khắc chữ có ý nghĩa được sắp xếp theo một quy luật nhất định, làm cho bàn phương vị có tác dụng và ý nghĩa dự trắc mệnh số. 

La bàn phong thủy là một công cụ dùng để dự trắc cát hung trong trú trạch phong thủy.

Từ những chiếc la bàn đơn giản thời cổ đại đến những chiếc la bàn phức tạp ngày nay là một quá trình lịch sử hàng ngàn năm phát triển, là sự sáng tạo của các nhà kham dư phong thủy Trung Quốc. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đó, nhiều vấn đề liên quan tới la bàn đã không được biết đến, chỉ có thể dựa vào những thực thể còn tồn tại và được tìm kiếm mà khôi phục lại diện mạo qua các di chỉ khi khai quật các lăng mộ, cũng như những tư liệu văn hiến.

Quá trình hình thành và phát triển của la bàn

Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, người Trung Quốc đã khám phá ra đặc tính chỉ thị hướng của kim nam châm từ sớm, và ngay từ thời Chiến quốc, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng la bàn làm công cụ để dự trắc vận mệnh, và gọi đó là Tư Nam. Những năm đầu thời Đông Hán, Vương Sung mô tả về Tư Nam như sau: “Tư Nam chi thược, đầu chi vu địa, kỳ để chỉ Nam” (Tư Nam có hình chiếc môi, đặt trên mặt địa bàn, cán môi chỉ hướng Nam). Theo như chiếc Tư Nam do tiên sinh Vương Chấn Đạc phục hồi lại trên cơ sở những tư liệu lịch sử thì trên mặt địa bàn có ghi các nội dung như Bát quái, Thiên can, Địa chi, nhị thập bát tú, những đặc điểm này tương đồng với một loại la bàn phổ biến ở thời nhà Hán. Như vậy, những chiếc la bàn thời bấy giờ đã có hai bộ phận chính cấu thành nên những chiếc la bàn đời sau này là vật thể chỉ cực từ và bàn phương vị. Tư Nam là một loại kim chỉ nam từ tính, chỉ phương hướng, là hình thức sơ khai ban đầu của la bàn phong thủy.

Thức bàn đời Hán là một la bàn dùng để xem bói toán, phần lớn được dùng với la bàn Lục nhâm và la bàn Thái ất cửu cung áp dụng thuật Lục nhâm và Kỳ môn độn giáp. Một số những chiếc la bàn Lục nhâm thu được khi khai quật cho thấy chúng gồm hai mặt đặt chồng lên nhau, mặt dưới có hình vuông, tượng trưng cho đất, gọi là địa bàn; mặt trên có hình tròn, tượng trưng cho trời, gọi là thiên bàn, thiên bàn có thể xoay quanh một cái trục ở trung tâm. Trên mặt la bàn loại này không có kim nam châm, mà chỉ căn cứ mối quan hệ giữa thời gian và phương vị cũng có mối quan hệ giữa thiên bàn và địa bàn để dự trắc cát hung. Trên mặt thiên bàn, ở giữa vẽ hình chòm sao Bắc Đẩu, xung quanh là thập nhị thần và nhị thập bát tú.

Trên mặt địa bàn thường phân thành nhiều vòng, trên đó thường khắc 8 Thiên can, không dùng 2 Thiên can là Mậu và Kỷ, Tứ duy thiên, địa, nhân, quỷ, hoặc Bát quái, 12 Địa chi và nhị thập bát tú, cá biệt có loại còn ghi cả tam thập lục cầm. Thời cổ đại, la bàn Lục nhâm được ứng dụng rộng rãi vào việc chiêm nghiệm sự cát hung của phương vị trên mọi phương diện của cuộc sống xã hội. Về cách dùng, cố định địa bàn, nếu vào ban ngày thì lấy phương vị của Tý làm hướng Bắc, ban đêm thì lấy phương vị của Tý làm hướng Nam, sau đó xoay chuyển thiên bàn, xác định mối liên hệ giữa thần tướng trên thiên bàn với Thiên can Địa chi trên địa bàn ứng với thời gian, phương vị đồng thời lấy Nhâm Thân, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tý và Nhâm Tuất trong bộ Giáp Tý làm Lục nhâm, từ đó tìm ra Tứ khóa và Tam truyền; cuối cùng dựa vào xác định sự cát hung của phương vị.

Bàn phương vị trên các la bàn của Trung Quốc thời kỳ đầu thường có hình vuông, nhưng về sau, để cho tiện dụng và dễ nhận biết hơn, bản phương vị chuyển sang dạng hình tròn. Bàn phương vị cơ bản của là bàn Trung Quốc thường được chia thành 24 phương vị. Một vòng tròn 360°, chia thành 24 phương vị, cứ 15° ứng với một phương vị, 24 phương vị 4 cung trong Hậu thiên Bát quái (Càn, Khôn, Tốn, Cấn), 8 Thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và 12 Địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) hợp thành.

Những chiếc kính thiên văn bằng đồng từ đời nhà Đường mới khai quật được cho thấy, la bàn thời bấy giờ đã có nhiều nội dung và được phân thành nhiều vòng. Một chiếc kính thiên văn bằng đồng từ đời nhà Đường được tìm thấy ở tỉnh Hồ Nam thể hiện trình độ đúc đồng tinh xảo; từ trung tâm đến mép ngoài cùng của chiếc kính được phân thành 5 vòng, vòng thứ nhất là tử linh thú (tứ tượng), vòng thứ hai là 12 con giáp, vòng thứ ba là Hậu thiên Bát quái, vòng thứ tư là nhị thập bát tú, vòng thứ năm là chữ khắc.

Ở đời nhà Tống, nền kinh tế phát triển thịnh vượng, giao thương hàng hóa trên biển được đẩy mạnh, la bàn cũng phát triển và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng hải. Học giả Thẩm Quát đời Bắc Tống đã chép trong sách Mộng khê bút đàm như sau: “Con người dùng loại đá từ mài thành những chiếc kim nam châm, nhưng thường hạ lệch về hướng Đông chứ không chỉ hướng chính Nam. Có nhiều cách sử dụng kim nam châm như đặt trên ngón tay, đặt trên miệng bát, thả nổi trên nước, nhưng cách tốt là treo bằng dây. Cách treo là dùng một sợi dây tơ buộc vào giữa cây kim, treo ở những nơi kín gió, đầu mũi kim sẽ chỉ hướng Nam. Cũng có loại kim chỉ hướng Bắc”.

Lời văn của cuốn sách đã mô tả khá tỉ mỉ về các cách dùng kim nam châm để xác định phương hướng, còn nói rõ về độ lệch của góc từ, và có thể dùng loại đá từ mài hai đầu cực từ khác nhau tạo thành kim chỉ hướng Nam và kim chỉ hướng Bắc. Một số trước tác khác như Sự lâm quảng ký, Vũ kinh tổng yếu hay Thần tiên huyệt thuật còn ghi chép về hai cách thiết kế kim nam châm khác là kim chỉ nam hình con cá và kim chỉ nam hình con rùa.

Đến đầu thế kỷ XII, trong cuốn Bình châu khả đàm của Chúc Úc và cuốn Tuyên hòa phụng sử cao lệ kinh của Từ Căng đều nói về những chiếc kim chỉ nam dùng trong lĩnh vực hàng hải, điều đó đã cho thấy ở thời bấy giờ, kim chỉ nam đã được ứng dụng phổ biến và hình thức cấu tạo của la bàn ở thời kỳ này đã có nhiều biến đổi so với la bàn ở thời kỳ đầu, ví như trên la bàn đã sử dụng nhiều loại kim nam châm khác nhau.

Đến đời nhà Thanh, la bàn lại được bổ sung thêm nhiều vòng mới. Kể từ sau đời nhà Minh, do những thuyết về mệnh lý học và phong thủy học được kết hợp vào nhau khiến cho môn phong thủy học càng trở nên phức tạp, vì vậy mà trên những chiếc la bàn thời kỳ này phân thành nhiều vòng và những nội dung được trình bày nhiều hơn, ít thì vài vòng, nhiều thì hơn chục vòng, vô cùng phức tạp. Các nhà phong thủy dựa vào đó để quan sát trời đất, luận đoán sự cát hung của phương vị.

Các chủng loại la bàn

Do la bàn có một tiến trình lịch sử hình thành và phát triển tương đối dài, từ đơn giản đến phức tạp, đa dạng về hình thức thêm vào đó do các trường phái phong thủy cũng như các nhà phong thủy có quan điểm khác nhau nên la bàn cũng đa dạng về chủng loại. Xét về chủng loại, kể từ sau thời Minh, Thanh, có ba loại la bàn là la bàn Tam hợp, la bàn Tam nguyên và la bàn Tổng hợp. Cùng một loại la bàn nhưng do những trường phái, quan điểm phong thủy khác nhau và do được chế tác ở những địa phương khác nhau nên cũng có sự khác biệt nhất định, như cùng là loại la bàn Tam hợp nhưng la bàn sản xuất ở An Huy (gọi là Huy bàn) và la bàn sản xuất ở tỉnh Phúc Kiến (gọi là Kiến bàn) là khác nhau; hoặc những chiếc la bàn Tam hợp sản xuất ở Hồng Kông và Đài Loan đều có sự khác biệt nhất định so với những chiếc la bàn Tam hợp sản xuất ở nội địa Trung Quốc.

Cấu tạo của la bàn

La bàn thường được phân thành hai loại là la bàn nước và la bàn khô, la bàn nước là loại la bàn sử dụng kim nam châm nổi trên mặt nước, còn la bàn khô là loại la bàn sử dụng một trục ở trung tâm để cố định kim nam châm. La bàn nước là loại la bàn truyền thống của Trung Quốc, còn la bàn khô thì được du nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc từ sau đời nhà Minh. Trước đời nhà Minh, người ta thường sử dụng loại la bàn nước, tức là khi sử dụng thì cho một ít nước vào thiên trì để làm nổi kim nam châm, kim nam châm được cắm vào một vật thể nổi được trên mặt nước, thường là dùng cọng lông gà trống, sau khi cắm kim nam châm vào giữa cọng lông gà, bỏ vào cho nổi trên mặt nước ở thiên trì là có thể sử dụng. Cuối đời nhà Minh, loại la bàn khô được du nhập vào từ nước ngoài, được sử dụng phổ biến và dần dần thay thế loại la bàn nước truyền thống. Từ nửa cuối đời nhà Thanh, phần lớn các loại la bàn được sử dụng là la bàn khô, những chiếc la bàn được sản xuất ở thời kỳ cận, hiện đại đều là la bàn khô, đây cũng là đối tượng cần dụng công nghiên cứu.

La bàn được cấu thành từ ba bộ phận chính là nội bàn, ngoại bàn và thiên trì (bao gồm kim nam châm), ngoài ra còn có bộ phận phụ gọi là thiên tâm thập đạo.

Nội bàn

Nội bàn là bộ phận chính cấu thành nên la bàn, là mặt của la bàn, có hình tròn, được phân thành nhiều vòng và khắc những nội dung của la bàn. Nội bàn có thể chuyển động, việc chiêm nghiệm cát hung đều dựa trên những nội dung được khắc trên nội bàn.

Ngoại bàn

Ngoại bàn là bộ phận bao quanh bên ngoài nội bàn, có tác dụng như là một khay đỡ và bảo vệ nội bàn, có hình vuông. Trên ngoại bàn không có chữ, đặc điểm này khác với loại Thức bàn đời nhà Hán. Có một số loại la bàn không có ngoại bàn, nhất là những chiếc la bàn sản xuất trong nội địa Trung Quốc, phần lớn những chiếc la bàn có bộ phận ngoại bàn đều là la bàn cận hiện đại được sản xuất ở Đài Loan và Hồng Kông. 

Thiên trì

Thiên trì là bộ phận ở trung tâm của nội bàn, cũng là trung tâm của la bàn, nơi đặt kim nam châm. Với những chiếc la bàn ở thời kỳ đầu, tức la bàn nước, thì ở giữa la bàn có một khoảng trũng, là nơi đổ nước vào làm nổi kim nam châm, được gọi là thiên trì. Sau này, mặc dù đã chuyển sang sử dụng loại la bàn khô, nhưng vị trí ở trung tâm của la bàn khô vẫn được gọi là thiên trì.

Kim nam châm

Kim nam châm thì có hai loại, một loại có hình thức tương đối truyền thống, chỉ dùng một cây kim thẳng, thân kim tròn dài, đầu kim chỉ hướng Nam được sơn màu đỏ, bởi theo thuyết âm dương Ngũ hành thì hướng Nam là Hỏa, là Chu tước, được tượng trưng bởi màu đỏ; loại thứ hai có hình thức hiện đại hơn, trong giống như một cây kim đồng hồ, đầu chỉ hướng Nam sơn màu đỏ hoặc có hình đầu mũi tên, đầu chỉ hướng Bắc sơn màu đen, ở cuối có một vòng tròn, hai bên vòng tròn nhô ra như hai cái tai. Hình thức của loại kim này có ý nghĩa, hình tròn tượng trưng cho mũi trâu, hai bên nhô ra tượng trưng cho hai sừng trâu, như vậy toàn bộ hình dáng của đầu kim chỉ hướng Bắc tượng trưng cho hình đầu trâu, thể hiện ý dẫn dắt, bởi Trung Quốc trước đây là một nước thuần nông, làm nông nghiệp thì không thể tách rời khỏi hình ảnh con trâu kéo cày. 

Trong Hoàng lịch thời cổ đại, muốn biết mùa màng trong năm như thế nào thì phải xem có mấy con trâu đang cày ruộng, số trâu càng nhiều thì mùa màng thu hoạch càng tốt. Trên la bàn còn có 24 tiết khí, liên quan mật thiết tới những hoạt động nông nghiệp. Do vậy, hình thức đó của cây kim nam châm vừa thể hiện ý nghĩa chỉ dẫn sự vật của la bàn, đồng thời cũng dễ phân biệt phương hướng.

Ở đáy của thiên trì có một đường kẻ màu đỏ, gọi là đường đáy, dùng để đối chứng với phương vị của Tý và Ngọ trên địa bàn chính châm, ở đầu chỉ hướng Bắc của đường đáy có hai chấm màu đỏ ở hai bên, khi sử dụng, phải chỉnh cho đầu hướng Bắc của kim nam châm trùng với đầu hướng Bắc của đường đáy thiên trì. Trên những chiếc la bàn hiện đại được sản xuất gần đây, ở đáy thiên trì thường có một hình chữ thập chỉ thị bốn hướng chính là Đông, Tây, Nam, Bắc, có thể sử dụng tiện lợi. 

Thiên tam thập đạo

Thiên tâm thập đạo hay còn gọi là thiên đạo tuyến, là hai sợi dây giao nhau và vuông góc với nhau ngay tại điểm ứng với điểm trung tâm của thiên trì, điểm đầu và cuối của hai sợi dây này được cố định tại bốn điểm trên ngoại bàn, khi xoay chuyển nội bàn dựa vào thiên tâm thập đạo để đọc ra những nội dung trên la bàn, từ đó suy luận ra cát hung. Những chiếc la bàn không có ngoại bàn thì không có thiên tâm thập đạo. 

Cách sử dụng la bàn

Thứ nhất, đặt la bàn trên mặt phẳng trùng với tâm nhà,

Thứ hai, người xem đặt la bàn tại vị trí tâm nhà, mặt quay ra đường,

Thứ ba, để kim la bàn đứng im, quay phần chữ và số trên la kinh sao cho mũi tên chỉ hướng Bắc chỉ đúng vào vị trí 0, vị trí vạch đỏ hướng Nam đúng theo số 180° trong trường hợp la kinh không gắn liền với kim chỉ Bắc – Nam.

Thứ tư, quay phần vạch kẻ hoặc vạch chỉ theo hướng dự kiến mở cổng. cửa, bàn thờ,… để tìm tọa, hướng tốt.

Xác định trung tuyến đặt la bàn

Định trung tuyến tức là xác định đường trung tuyến của hướng tọa và hướng cổng của kiến trúc, là trung tâm của kiến trúc để đặt la bàn, hoặc đường trung tuyến của hướng cổng để đặt la bàn. Dùng hai sợi dây kéo vuông góc với nhau, giao điểm của hai sợi dây là trung tâm của mặt bằng kiến trúc tạo thành hình chữ thập sao cho nó trùng với đường Thiên tâm thập đạo trên la bàn, hoặc giao điểm của hai sợi dây hình chữ thập phải trùng với trung tâm của Thiên trì, hướng của hai sợi dây hình chữ thập phải song song với tường của kiến trúc. Như vậy, khi chuyển động nội bàn, thông qua Thập tự tuyến hoặc Thiên tâm thập đạo, có thể biết được tọa hướng của kiến trúc. Một phương pháp tương đối đơn giải là đặt ngoại bàn dựa vào tưởng của kiến trúc hoặc trên gia cụ để trắc định, tuy nhiên với phương pháp này thì mức độ chính xác không được tuyệt đối.

Nền đất tốt của một căn nhà cũng cần phải có hình thể rồng phượng, long, huyệt, sa, sơn. Nhưng điểm quan trọng nhất của một căn nhà theo phong thủy là độ thoáng rộng thích hợp, thế của sơn mạch phải hùng vĩ khoáng đạt, mặt đất nơi xây dựng nhà ở phải bằng phẳng, rộng rãi trước mặt phải có án sơn có độ cao vừa phải, hai bên tả hữu phải có tay Long Hổ hộ vệ, khiến cho người ở có cảm giác như có dương khí hội tụ. Nhà ở cần tránh gây cảm giác khó chịu như nhỏ hẹp, ẩm thấp, cần có không khí trong lành.

Ở thành phố, phòng ốc trước sau, phải trái phải quy hoạch tươm tất, độ cao thấp và hình dáng không được chênh lệch quá lớn. Ở đây người qua lại đông đúc, nhân khí thịnh vượng. Ở nông thôn phải quần cư thành thôn xóm, nhà này nối tiếp nhà kia, không nên ở cô lẻ, riêng biệt, nơi có cây cối chết khô. Tại chốn sơn cốc có sông núi bao quanh thì phải chọn nơi nhận được ánh nắng. Không nên ở nơi núi non dựng đứng, có nước chảy gấp, âm thanh ồn ào, trước sau hiểm trở, đi lại khó khăn. Trong núi, phải chọn được nơi long huyệt, chốn bình nguyên phải tìm được nơi có nước bao quanh. Long thủy tương trợ, phương vị hoàn mỹ. Nếu sống ở vùng núi mà không chọn được long huyệt, chốn bình nguyên không tìm được mạch nước thì sự nghiệp không thành, tiền tài không vượng, có chăng thì những thành quả đó cũng không được lâu dài, bền vững. Nếu biết hòa hợp những nguyên tắc kể trên thì dù ở đâu cuộc sống cũng được bình an, tiền tài không bao giờ thiếu.

Căn cứ vào ghi chép của những nền văn hiến cổ đại thì vào thời Chu con người đã rất thành thạo trong lựa chọn, quy hoạch, thiết kế, tu bổ công trình kiến trúc. Việc chọn lựa cảnh vật xung quanh cần đảm bảo tiêu chí hứng được ánh sáng tốt lành của bình minh, đón nhận được hướng gió Nam của tiết trời ngày hạ, ngăn chặn được gió Bắc những ngày đông, có nguồn nước sạch sẽ, duy trì sự trong lành của nguồn nước, điều tiết được khí hậu, có giao thông thuận tiện.

Nhà ở phải chọn nơi cao ráo, tối kỵ nơi ẩm thấp, hình thế xung quanh phải vuông tròn đầy đặn, tối kỵ thiếu hụt, méo mó. Nếu nền đất có chút khiếm khuyết, không hoàn chỉnh thì phải lập tức san sửa cho bằng phẳng, không nên vội vàng xây dựng phòng ốc. Mặt tiền căn nhà phải bằng phẳng, không có chướng ngại, cao thấp đồng đều. Tối kỵ một bên quá cao một bên lại quá thấp, lại càng kỵ nhà một bên có chái một bên không. Nhà xây phải có kích thước hợp lý, tránh dựng nhà theo hình chữ nhất hoặc nhà hẹp lại quá sâu. Xây nhà phải trước sau rộng hẹp tương đồng, tránh việc trước rộng sau hẹp. Nếu trước hẹp sau rộng không kỵ lắm; trước sau rộng mà giữa hợp hay trước sau hẹp mà giữa lại rộng là điều tối kỵ.

Không nên dùng minh thiên tâm thập đạo để định phương vị

Các nhà phong thủy hiện đại do chưa hiểu được cách vận hành của phân bố sao nên chỉ căn cứ vào Thiên tâm (Thiên tâm: Là trung tâm của minh đường âm dương trạch; Minh đường là chỉ phạm vi phía trước âm trạch hoặc mặt trước cổng chính của dương trạch) để phán đoán, như thế sẽ xảy ra trường hợp lấy tài khí của phương Đông đẩy sang phương Tây, đem vị trí tài lộc của phương Bắc để lập ở phương Nam. Vị trí của long được ẩn tàng trong hình núi, làm sao để tìm được đây? Chỉ do cách làm của họ không đúng mà dẫn đến chọn lựa sai thế núi.

Đây là nói về việc các nhà phong thủy hiện đại do không hiểu được cách vận hành của phân bố sao, chỉ căn cứ vào vị trí của Thiên tâm thập đạo để xác định phương vị. 

Phương vị Trường sinh, Đế vượng của thủy ở phương Đông nhưng lại nhằm cho nó ở phương Tây, phương vị Lâm quan, Quan đới của thủy ở phương Bắc mà lại nhầm cho nó ở phương Nam. Như thế làm sao có thể được hiển đạt phú quý mà khiến con người được phúc khí? Do nhãn quan của các thầy phong thủy không tinh tường nên việc phán đoán họa phúc có phần hàm hồ, cần phải lấy đó làm điều răn.

 

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024