Ngày: 10/10/2024
Giờ:
0

Lựa chọn vị trí có khí mạch hội tụ làm đất táng

phongthuy.vn
27/09/2024

Lựa chọn đất táng là một điều rất quan trọng trong phong thủy âm trạch. Nhiều người tin rằng phần đất táng người đã khuất mà có vị trí đẹp, phong thủy tốt thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của con cháu sau này.

Lựa chọn đất táng là một điều rất quan trọng trong phong thủy âm trạch. Nhiều người tin rằng phần đất táng người đã khuất mà có vị trí đẹp, phong thủy tốt thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của con cháu sau này. Đất táng thường được lựa chọn là nơi có khí mạch hội tụ, chi tiết hơn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của phongthuy.vn nhé!

Đối với các tình huống khí mạch hội tụ độc giả cần phải vận dụng một cách linh hoạt, không thể quá cứng nhắc. Ví dụ, đại đa số các thành thị đều xây ở đồng bằng, nhưng cũng không ít thành thị xây trên núi cao. Có thành Chuẩn Điện ở cuối dùng, có thành Tam Hiệp trên đỉnh núi. Trên thực tế đây đều là tùy theo sự biến hóa của khí mạch mà ra. Thành Dực Châu, thành Trường An, phủ Hà Trung, thành Thái Nguyên, thành Kiện Khang… đều là do các khí mạch sơn hình khác nhau nên đất xây thành cũng khác nhau.

Dưới đây lấy hình thế đất Quân Châu do núi nước kết thành để luận thuật. Phàm những người tìm đất, chỉ thấy được một núi một nước bao quanh một huyệt, mạch nhánh phân bố không quá mấy dặm hoặc mấy chục dặm mà thôi. Còn như đất lớn kết tụ, đóng mở, thường đến trăm dặm hoặc mấy trăm dặm làm một cách cục, có thể thâu tóm trong lòng bàn tay, trên thực tế rất hiếm có người như vậy. Cho nên, ở đây Dương Quân Tùng đã dùng hình thế đất Quân Châu Trung Quốc đơn cử ra mấy ví dụ để thuyết minh, hướng dẫn cho mọi người khảo nghiệm tường thuật như sau:

“Ngoại huyệt kinh quốc đa bình dương, 

Dã hữu thành ấp tại cao cương. 

Chuẩn Điện châu huyện tại thủy vĩ,

Quỳ hiệp sơn linh tại thành hoàng”

Đoạn này nói các quốc gia, kinh đô đa phần được kiến lập ở đồng bằng nhưng cũng có không ít huyện trấn, thành ấp xây dựng trên núi cao. Như Chuẩn Điện, nay là lưu vực sông Chuẩn Hà, ở giữa là nơi đến cuối cùng của mạch núi Côn Lôn, là một dải đồng bằng rộng lớn. Châu huyện thánh trấn, đa số đều ở nơi những con sông tụ hội bao quanh. Như Lăng Hiệp, nay là khu vực Vu Sơn và phía Nam huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên, đều là trên dãy núi cao, vạn đỉnh chọc trời, sông Trường Giang đến đây chảy xiết xuyên qua chân núi Giáp Sơn, các huyện thành thị trấn trên núi gần hai bên bờ sông tương đối thấp nối liền nhau, trèo lên trên, có thể thấy bốn bề núi cao trùng điệp, giống như bao quanh trước giường ngủ, khiến cho mọi người đều không cảm thấy mình đang nằm trên đỉnh núi cao.

“Tùy tha địa thế khán cao hạ, 

Bất khả chấp nhất câu loan đã. 

Thiên vạn tùy sơn tầm huyệt hình,

Thử thuyết đoạn năng biện chân giả”

Nghĩa là phàm vùng đất lớn có đồng bằng cũng có đồi núi, nên tùy theo hình thế của long mạch để quyết định sự cao thấp của nó, không nên chỉ lấy một loại địa hình làm bản mẫu thiết định đi đối chiếu tìm ra các long huyệt khác. Chỉ có dựa vào hình thế của long mạch, tìm hình dạng huyệt cùng loại mới là bí quyết chân chính. Dưới đây xin dùng sáu loại địa hình đất kinh đô, châu quận lần lượt nghiên cứu thuyết minh. Một là Dực Châu. Dương Quân Tùng nói:

“Dực Châu hồ khẩu lạc để hạ,

Cái duyên Phù Bật vì viên mã”

Dực Châu là chỉ khu vực Tây Nam bộ, bờ đông sông Hoàng Hà đến khu vực hai huyện Vĩnh Hòa, Đại Ninh tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay. Long từ núi Lữ Lương sau khi xuất mạch, đến hai vùng Vĩnh Hòa, Đại Ninh thì kết tụ ở khu vực đồng bằng, sau đó lại tung hoành ngang dọc tiến về phía trước dài đến hơn hai trăm dặm, sông Hoàng Hà từ phương Bắc chạy ngang qua phía trước mình đường, khi đến nơi xuất khẩu, lại bị chân núi Lữ Lương và chân núi hai bờ giao cắt, dốc đứng ước chừng năm nghìn thước, treo lên giống như chiếc bình, có Tả phù nhập viên, chính là chủ tôn quý. Có thể thấy, phàm thuộc vùng đất lớn, nhất định sẽ có Tả phù nhập viên, mà Hồ Giang, Dực Châu chính là nơi nhánh chủ của núi Lữ Lương kết thành. 

Hai là Thái Nguyên. Dương Quân Tùng nói:

“Thái Nguyên lạc xứ tiềm tự thương,

Cái duyên Liêm Phả long tôi trường”

Thái Nguyên chính là tỉnh hội tỉnh Sơn Tây ngày nay. Long từ Bắc nhạc Hằng Sơn bắt đầu vận hành, đi qua núi Ngũ Đài đến núi Văn Trung khiến cho hai bên phải trái lần lượt hình thành hai mạch là núi Lữ Lương và núi Thái Nhạc, ở giữa sẽ tiến nhập vào vùng đồng bằng Thái Nguyên, rộng hơn hai trăm dặm, dài khoảng hơn ba trăm dặm Chính huyệt trên thực tế lại từ núi Vân Sơn kết tụ, giữa điểm giáp ranh sông Phần Hà và sông Động Oa, hai con sông này phẳng lặng chảy qua phía sau đồng bằng Thái Nguyên, lại hợp lại tại thủy khẩu. Vùng đ giữa hai con sông chiều ngang không quá năm mươi dặm, chiều dài đến hơn ba trăm dặm, trông giống như một cây thương dài, lai long là Hằng Sơn, Ngũ Đài, Vân Trung đều là những nhánh sơn mạch của Trung Quốc, khẳng định đây chính là long Liêm trinh, Phá quân.

Ba là Kiện Khang. Dương Quân Tùng nói:

“Kiện Khang lạc tại pha bình địa,

Cái duyên Phù Bật tinh vi thể”

Kiện Khang cụ thể là chỉ nơi nào? Hiện có hai thuyết, một là khu vực huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô, nay thuộc Nam Kinh, là điểm cuối cùng của nhánh Nam Côn Lôn, long từ núi Thiên Mục bắt đầu đi qua Mao Sơn đến Chung Sơn kết mạch, sau cùng kết tụ trên vùng đất lớn bằng phẳng, xung quanh kiên cố, địa thế hùng vĩ. Thứ hai là chỉ khu vực Tửu Tuyền, Kim Tháp thuộc Trung bộ tỉnh Cam Túc ngày nay là nhánh phía Bắc của núi Côn Lôn – ngang lưng núi Kỳ Liên kết mạch bên trái có Lâm Thủy (còn gọi là sông Bắc Đại), có núi Điểu Lạp, bên phải có Nhược Thủy (còn gọi là sông Cam Châu), đến bao quanh hộ vệ ở giữa hình thành một vùng đồng bằng, chiều dài khoảng sáu bảy trăm dặm. Nước trong minh đường từng dòng chảy đến đường, từ giữa mạch núi trên cao nguyên là thắng địa mênh mông hiếm có. Dương Quân Tùng năm đó khi lánh nạn Hoàng Sào, từ Trường An đến núi Côn Lôn từng đi qua đây.

Bốn là Đại Lương. Dương Quân Tùng nói:

“Đại Lương bình địa khắc chiến trường, 

Hùng nhĩ vi long lý khả tường”.

Đại Lương là chỉ một các huyện Trung Mâu, Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay, là nhánh giữa của núi Côn Lôn, đi qua Thiểm Tây đến núi Hùng Nhĩ đột ngột nhô lên hai đỉnh núi chọc thẳng lên trời, nhìn xa giống như hai tai gấu dựng đứng, cho nên gọi là núi Hùng Nhĩ. Từ đây mạch núi hướng về phía Đông là Trung nhạc Tung Sơn, sinh ra sao Phù Bật, hạ xuống ở Trung Mẫu, Khai Phong, kết thành vùng đồng bằng rộng lớn hành ngàn dặm. Nhìn về núi Hùng Nhĩ giống như hai Hỏa tinh chiếu lên trời, cho nên trong sách Hám long kinh Dương Quân Tùng nói: “Phù Bật ẩn diệu nhập Đại Lương, khước thị anh hùng cổ chiến trường (Tả phụ, Hữu bật nhập vào đất Đại Lương, tựa như anh hùng trong chiến trường xưa).

Năm là Trường An. Dương Quân Tùng nói: 

“Trường An để viên tinh ngoại trữ,

Cự Vũ hành long sinh xuất thế.

Kinh sư lạc tại viên cục trung,

 Lang tỉnh giáp xuất Cự môn long”. 

Trường An chính là tỉnh hội Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay, nhánh của núi Côn Lôn đi về phía Đông đến Tần Lĩnh, Liêm trinh tạo thành long lâu xuất thế, hình thành các dãy núi cao lớn Kỳ Sơn, Chung Nam, Thái Bạch đều cao vút chọc trời. Ba sao Tham, Cự, Vũ nối liền đến phía Nam, kết tụ ở ngang lưng núi, tạo thành huyệt địa bình nguyên Trường An bốn năm trăm dặm. Phía Bắc có sông Vị Hà bao bọc ở trước, thu hết nước ở các sông suối chảy từ Bắc xuống Nam, đi qua Tuy Viễn rồi chuyển hướng xuống phía Nam, chảy vòng qua tỉnh Sơn Tây lại quay đầu thẳng xuống hợp với sông Vị Hà tại thủy khẩu, tạo thành dòng nước hành Hoa Sơn, Trung Điều, Hùng Nhĩ, các núi đều hùng vĩ kiên cố. Xa xa ba cánh cung. Phía Đông bên ngoài thủy khẩu có rất nhiều đỉnh núi như bề, Liêm trinh tinh kỳ bày ra la liệt, Tham lang, Cự môn, Vũ khúc đáng như rừng, chính là nơi có địa thế hùng vĩ nhất của Trung Quốc.

Sáu là phủ Hà Trung. Dương Quân Tùng nói:

“Thái hành tẩu nhập hà trung phủ,

Nhập thủ liên sinh lục thất tổn. 

Nhân thủ tuy nhiên chỉ thị sơn, 

Lạc xứ khước tại hồi hoàn gian”.

Phủ Hà Trung chính là một dải các huyện Nam Đoan, Vĩnh Tế tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay, long từ núi Thái Nhạc sau khi phát mạch quay ngược lên phía Tây, khi đến núi Trung Điều, xuất hiện đỉnh núi Trung Vân cao chót vót, sau khi hạ xuống lại sinh ra nhiều đỉnh núi khác, đến điểm cuối cùng kết thành vùng đồng bằng rộng hơn hai trăm dặm. Sông Hoàng Hà chảy từ phía Bắc xuống, sau khi đến bên phải lại chuyển hướng lên phía trước, quay đầu bao quanh minh đường, sau khi chuyển sang phải lại đổi hướng Đông Bắc chảy đi, uốn lượn quanh các mạch nước tụ thành thành quách, biến thành hai long giao thủ. Bên trong minh đường, sông Phần phân giới ở phía Bắc, dòng chảy tương đố dài và xa; Sông Kinh phân giới ở phía Nam, dòng chảy tương đối ngắn và gần, sông ngăn cách hai bờ chính là ba con sông lớn: Vị Hà, Kinh Hà, Ngộ Hà hợp làm một chảy vào. Thủy khẩu là vùng biên giới quan trọng của Trung Quốc, có ngàn vạn đỉnh núi phong tỏa. Đất này so với khí hồn của lai long nhập thủy kém hơn một chút nhưng cũng đích thực là sa minh thủy thú, cũng có thể gọi là cát địa.

“Thử dữ oa kiềm cô đi dị,

Chỉ tại đại tiểu thức hình nan”

Đây là lời tổng kết đối với sáu loại địa hình trên. Những địa hình kể trên dùng để xây dựng châu huyện hoặc kinh đô, kỳ thực cũng giống như đất làm nhà ở, táng mộ của dân gian, đều là oa kiềm (chỗ lõm, trũng), chỉ khu biệt ở huyệt trường rộng lớn, nếu muốn phân biệt hình sao chỉ tương đối khó khăn hơn mà thôi.

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024