Những yếu tố cơ bản của phong thủy huyệt mộ
Phong thủy mộ phần là vấn đề quan trọng mà rất nhiều người quan tâm để tỏ lòng thành kính, báo hiếu tới cha mẹ, tổ tiên và mang lại hồng phúc cho con cháu đời sau.
Phong thủy mộ phần là vấn đề quan trọng mà rất nhiều người quan tâm để tỏ lòng thành kính, báo hiếu tới cha mẹ, tổ tiên và mang lại hồng phúc cho con cháu đời sau. Trong bài viết dưới đây, phong thủy sẽ cung cấp kiến thức về những yếu tố cơ bản trong phong thủy huyệt mộ, các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Long mạch
“Long”– Các nhà phong thủy dùng khái niệm long để chỉ thế của núi. Bởi vì, mạch núi kéo dài, nhấp nhỏ uốn lượn như hình dáng của con rồng. Liêu Vũ trong sách Tiết thiên cơ – Tầm long nhập thức ca viết “Thể núi có chỗ cao, chỗ thấp, chỗ nhấp nhô lên xuống như dấu chân để lại trên đất, chỗ uốn lượn trường tĩnh lặng, không động. Nếu dáng núi động thì trở thành long”.
Các nhà phong thủy quen gọi long là yếu tố đại diện cho hướng chạy, sự nhấp nhô, uốn khúc, thay đổi của long mạch. Vì thế núi cũng giống như long, thay đổi vô cùng, cho nên gọi là long (rồng). Từ đó có thể thấy, long mạch thực chất là mạch núi, tìm vị trí của long mạch phải tìm sơn mạch của núi Tổ tông, Phụ mẫu. Núi Tổ tông chính là nơi phát xuất của mạch, chỗ khởi nguồn của dãy núi. Núi Phụ mẫu là điểm bắt đầu của sơn mạch.
Trong lịch sử, việc nhận thức về sơn mạch trong phong thủy làm trạch tại Trung Quốc có thể chia thành Tam long. Tổ mạch của Tam long là núi Côn Lôn ở vùng giáp biên giới Tây Thành, núi Côn Lôn chạy dài về hướng Tây rồi chia thành ba nhánh, nhân đó gọi là Tam long. Tam long thực ra cũng là một nhận thức mơ hồ về thế núi, nó là căn cứ để đoán định thế ẩn tàng của long mạch và hướng chạy của sông núi ở Trung Quốc.
Sa thủy
Sa chỉ núi bao quanh huyện vị, sa thủy dựa vào nhau mới tạo thành phong thủy tốt. Chúng ta đều biết, điều mà phong thủy học đặc biệt chú trọng đó là: Phong ẩn tàng, khí tụ hội, sơn lượn vòng, thủy ôm ấp, do đó sa phải dồi dào để đảm đương còn thủy phải quanh co nhưng có giới hạn, như thế mới có thể hình thành nên cách cục cát lợi phong ẩn tàng, khi tụ hội. Có thể chia sa thành: Hai bên phía trước huyệt là Thị sa, có thể ngăn chặn gió xấu; ôm ấp long mạch là Vệ sa, chống lại gió từ bên ngoài tăng cường khí bên trong; bao quanh phía trước huyệt là Nghênh sa; đứng một mình nơi cao nhất trước huyệt vị là Triều sa.
“Sa” – Còn gọi là sa đầu, đó là cách gọi tổng quát của các núi, gò đất ở phía trước, sau, bên trái, bên phải của long huyệt. Trong sách Nhân tử tu tri – Sa pháp viết: “Sa là các
núi, gò đất ở phía trước, sau, trái, phải của huyệt… Trước triều sơn, sau hậu sơn, trái Thanh long, phải Bạch hổ cho đến Quan, Quỷ, Cầm, Diệu, các mỏm đá gò đất ở thủy khẩu đều được gọi chung là sa”.
Về bố cục của sa trong nghiên cứu phong thủy, sự sắp xếp của sa phải tầng tầng lớp lớp, có thứ tự trước sau, dưới chân sa có dòng nước chảy qua, đó mới là sa tốt.
Chỉ xem sa mà không xem thủy, các thầy phong thủy cũng chẳng thể đoán được sự vận hành trong nó. Thủy tức là dòng nước gần huyệt vị. Thủy có thể tụ hội sinh khí, thủy quanh co là cát lợi, thủy kỵ thẳng tắp. Có thể chia thủy ra là hữu hợp, tiểu hợp (là tiểu minh đường), đại hợp (là đại minh đường). Gần vị trí long mạch mà không bị chặn bởi thủy, thông thường đều không thể tụ hội vượng khí, do đó sẽ hình thành nên huyệt vị xấu.
Phong thủy âm trạch nghiên cứu sự phối hợp của sa thủy, tất cả đều được hình thành từ quan niệm về khí. Cổ nhân cho rằng, khí là một dạng vật chất, sinh khí theo thế uyển chuyển của long mạch mà tụ, nơi tập hợp long mạch dễ sinh vượng khí. Nếu có sự bảo vệ của thủy, khí sẽ không bị tiêu tán, đó là nơi sinh khí thịnh vượng nhất, mới phù hợp đặt quan tài, xây huyệt mộ.
Điểm huyệt
“Long huyệt” – Long huyệt là cách các nhà phong thủy gọi nơi khi của sơn, địa quy tụ. Vị trí này phù hợp với việc xây dựng nhà cửa hoặc thiết lập phần mộ. Trong sách Tiết thiên cơ – Minh đường nhập thức ca viết: “Nếu long huyệt và minh đường đều xấu thì con cháu khó hưng thịnh được. Nếu long huyệt tốt mà minh đường xấu thì dễ bần khốn”.
“Ao phong huyệt” – Theo quan điểm của các nhà phong thủy. Ao phong huyệt là những huyệt xung quanh đều khuyết thiếu không có sự che chắn khiến cho huyệt bị gió bên ngoài thôi vào, sinh khí bị thất tán. Liêu Vũ trong sách Tiết thiên cơ – An phần nhập thức ca viết: “Điều tối kị thứ ba là Ao phong huyệt, ảnh hưởng không nhỏ đến nhân đinh, khiến nhân đinh bị tuyệt vong”.
Có câu: “Ba năm tìm long, mười năm điểm huyệt”, điểm huyệt là khâu quan trọng nhất trong thuật xem tướng đất, sau khi xem qua long mạch và minh đường rồi mới đến điểm huyệt. Huyệt là điểm cát lợi nhất trên mảnh đất đẹp. Phong thủy học cho rằng, mấu chốt của điểm huyệt chính phải suy xét kỹ càng sau khi đã xác định được phương vị của long, sa, thủy, tìm được điểm chính xác sẽ khiến khí lành tụ hội, khí xấu tản ra.
Huyệt như thế nào mới tốt? Đầu tiên là xác định được chân long, xem xét vị trí chọn huyệt xác định được chân long mới tìm được chân huyệt. Sau đó xem long, hổ, minh đường, la thành, thủy khẩu xem có thế uy phong không. Nếu sơn thủy dựa vào nhau đa phần là chân và ngược lại sơn tựa lưng vào nhau đa phần là giả.
Xem xét điểm huyệt cũng phải dựa vào khí, không có núi tụ khi tốt sẽ không thể điểm huyệt, mà huyệt có mối quan hệ với long mạch và kết cấu, hướng đất, cần phải xem xét một cách toàn diện mới tiến hành xác định mức độ cũng như phương vị để điểm huyệt.
Minh đường
Huyệt đường trong âm trạch là nơi phía trước huyệt vị, tốt nhất là ở vị trí các dòng nước hướng về và bao quanh dãy núi, như thế sinh khí mới hội tụ được.
Minh đường chia thành nội minh đường và ngoại minh đường tương ứng cũng gọi là đại minh đường và tiểu minh đường. Trước huyệt là tiểu minh đường, vị trí đối diện với nơi gần nhất của gò núi là đại minh đường. Tiểu minh đường nếu rộng rãi mà tròn trịa, không có dòng nước thẳng chảy qua thì đó là cách cục tốt nhất; đại minh đường không được nhỏ hẹp, phải đủ tứ sơn bao quanh huyệt vị, không được khuyết, và nếu có dòng nước quanh co thì là cách cục tốt nhất. Vị trí mộ đại phú đại quý thì đại minh đường và tiểu minh đường đều phải hoàn bị.
Minh đường lại phân ra bố cục cát lợi và bố cục hung hại. Rộng rãi, thoáng đãng là minh đường cát lợi; nghiêng ngả, xiên lệch là minh đường hung họa.
“Minh đường” – Minh đường lại còn gọi là Nội dương. Các nhà phong thủy gọi chỗ đất bằng phẳng, rộng rãi ở trước huyệt hoặc nơi các dòng nước giao nhau hội tụ là Minh đường. Dựa vào khoảng cách xa gần so với huyệt vị, người ta có thể chia làm Tiểu minh đường, Trung minh đường (gọi chung là Nội mình đường) và Đại minh đường (gọi là Ngoại minh đường). Trong sách Tiết thiên cơ – Minh đường nhập thức ca của Liêu Vũ có viết: “Minh đường khí tụ lại là đẹp, khí không tụ lại là không thích hợp. Mảnh đất ở phía trước huyệt gọi là Minh đường. Minh đường rộng rãi, thoáng đãng là tốt. Mậu Hy Ung trong sách Tăng kinh dực – Minh đường thiên có viết “Minh đường là nơi thủy tụ ở trước huyệt vậy”.
Thủy khẩu
Thủy khẩu để chỉ nơi có dòng nước chảy đến, chảy đi. Phạm vi của thủy khẩu có lớn, có bé, dòng nước nhập vào, dòng nước tách ra, vùng chảy qua của dòng nước là phạm vi của thủy khẩu. Nói một cách đơn giản, phạm vi của thủy khẩu có sự đối trọng với sự thành bại của phú quý. Địa thế của Trung Quốc là phía Tây cao, phía Đông thấp, phía Tây Bắc thủy khẩu vào rộng, phía Đông Nam thủy khẩu ra rộng, do đó, phong thủy lấy hướng từ Tây đến là vị trí cát lợi.
Nắm chắc thủy khẩu thì không thể không biết “Thủy khẩu sa”, tức là dòng thủy chạy hai bên sườn núi. Thủy khẩu nếu không có sa, rất dễ tạo nên bố cục tư thế của dòng thủy thẳng tắp, nếu thủy khẩu có sự phối hợp với La tinh, Hoa biểu, Hãn môn, Bắc biểu, Quan sa là cách cục quỷ lợi của thủy khẩu sa.
“Thủy khẩu sa” – Thuỷ khẩu sa là chỉ các núi ở giữa dòng, hoặc hai bên bờ của dòng nước chảy phía trước mình đường của huyệt sơn. Các nhà phong thủy cho rằng ở vị trí này nên có tầng tầng lớp lớp các sa che chắn, khiến cho mạch khí tụ vào trong, tạo thuận lợi cho huyệt sơn kết huyệt. Bốc Tắc Nguy trong sách Tuyết tâm phú viết: “Các sa của thủy khẩu có vị trí vô cùng quan trọng đối với huyệt trường”.
Triều án
Triều và án đều chỉ núi, gần huyệt vị mà dáng núi nhỏ gọi là án, xa huyệt vị mà dáng núi lớn gọi là triều. Phong thủy âm trạch cho rằng, gần án sẽ khiến trước huyệt chu toàn, thuận cho khí tụ hội, nếu không gần án sinh khí sẽ phân tán dẫn đến họa hại, lại có triều sơn sẽ giao hòa, tương hợp, nếu ở vào vị trí eo hẹp sẽ chẳng thông tỏ được.
Gọi là triều án, cũng chính là chỉ thứ tự sắp xếp trên dưới trong xã hội phong kiến. Trường hợp người quý hiển, quan lại nổi tiếng được chôn cất ở phần nhô ra của núi, núi có án, giống như Ngọc Cơ, Hoành Cầm được phụ vào khá trang nhã. Nơi núi xa có rừng rậm, nơi triều sơn như Thần tử, Thế thiếp như thế càng được hiển phát mà người trong huyệt mộ cũng vang danh bốn phương.
“Án sơn” – Án sơn còn gọi là Cận án, Ngưỡng sa, chỉ những ngọn ra thấp ở phía trước và gần huyệt sơn. Theo các nhà phong thủy, án sơn có tác dụng trợ giúp cho sự tích tụ khí của huyệt sơn. Liêu Vũ trong sách Tiên thiên cơ – An phần nhập thức ca viết: “Nếu mộ phần không có án sơn, chuyện cơm áo sẽ gian nan, lận đận”.
Đảo trượng
Đảo trượng là cách suy đoán liên quan đến việc lập huyệt mộ, đặt quan quách. Nó đòi hỏi việc an táng phải thuận theo các sao và long mạch, không đi ngược lại cát khí, khiến trên dưới, trước sau đều hợp tự nhiên, thuận hòa với vượng khi mà phế bỏ khí hung họa.
Đảo trượng có thể chia thành nhiều loại, chủ yếu có: Thuận trượng, Nghịch trượng, Súc trượng, Xuyết trượng, Xuyên trượng, Ly trượng, Một trượng… tùy theo mối quan hệ giữa vị trí của huyệt vị và long mạch.
“Đảo trượng” – Đảo trượng là một trong những phép táng trong phong thủy, chỉ cách lập huyệt để đặt quan tài. Trượng tức là cây gây trúc dùng để xác định vị trí của huyệt. Liêu Hi Ung trong sách Táng kinh dực – Đảo trượng tổng luận viết Đảo trượng là một phương pháp chủ yếu để xác định thông tin lập huyệt và đặt quan tài sao cho khi chôn cất không ngược với thế tự nhiên của long mạch, và lựa chọn vị trí đặt quan tài có thể tiếp nhận được sinh khí”.
Trạch cát
Trạch thời là một mắt xích quan trọng trong phong thủy âm trạch, không chỉ chú trọng việc chọn vị trí đất để an táng mà còn coi trọng cả việc chọn thời gian để chôn cất. Phong thủy âm trạch cho rằng, có thể bổ khuyết cho hạn chế của hình đất, phù hợp với ý nghĩa của hai chữ “kham dư”. “Kham” là thiên đạo, “dư là địa đạo, thiên đạo và địa đạo phối hợp hài hòa với nhau, do đó cần phải chọn được thời gian cho phù hợp.
Có nhiều phương pháp liên quan đến cách chọn thời gian, nội dung khá phức tạp song đều căn cứ vào học thuyết Âm dương, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành, xem xét về thiên thời địa lợi để chọn điều cát lợi, tránh điều hung họa. Thông qua chọn thời gian có thể thay đổi vận mệnh con người, khiến gia đình hưng vượng, tiền tài tăng thêm.