Phương pháp tìm long phân biệt huyệt địa tốt xấu
Làm phong thủy cho người đã khuất hay còn gọi là phong thủy âm trạch là một điều cực kỳ quan trọng. Trong đó để có thể phân biệt được huyệt địa tốt xấu để đặt mộ lại là một điều quan trọng hơn cả.
Làm phong thủy cho người đã khuất hay còn gọi là phong thủy âm trạch là một điều cực kỳ quan trọng. Trong đó để có thể phân biệt được huyệt địa tốt xấu để đặt mộ lại là một điều quan trọng hơn cả. Ở bài viết này, phongthuy.vn sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp tìm long để phân biệt huyệt địa tốt xấu nhé!
Nhìn long mạch có thể luận ra được thế núi
Trong long mạch đều có các đặc trưng tiêu biểu của Ngũ hành nên hình thể của núi giống như long mạch vậy. Long mạch có khả năng biến đổi thần diệu nên sự biến hóa của hình núi cũng giống như long vậy. Hình thể của long thuần dương nên thế núi nếu gặp khí dương sẽ hóa hợp mà thăng hoa. Tính long ưa dòng thủy, nên núi lấy dòng thủy để phân chia giới hạn vừa thu nạp dòng thủy lại vừa tụ hội lại một điểm. Long mạch phải dựa vào phong (gió) mới vận hành được nên núi cũng phải dựa vào gió mới có thể vút cao được ở vị trí gió ẩn tàng thế núi cũng theo đó mà dừng lại. Long cần có một nơi ẩn tích, để thể núi hình thành nên một cách cục nhất định thì ở vào vị trí chuyển gãy của thế núi phải là nơi sinh khí tụ hội. Nếu thế núi không hình thành nên cách cục nhất định cũng không có sự chuyển gãy, sinh khí theo đó mà phân tán. Nếu khí của long mạch bỗng gặp vật bên ngoài tất có sự giao hòa phối hợp, do vậy thế núi ở vào nơi có sự phối hợp với vật bên ngoài tất sẽ tạm dừng, nếu không có sự phối hợp với ngoại vật sẽ tiếp tục vận hành.
Nói long mạch tất phải ứng với thế thuận tình của long, như vậy mới phát sinh sinh khí nơi long mạch và hiển lộ hướng vận hành của long mạch. Đó là cách đầu tiên để phân biệt long mạch. Trong vũ trụ bao la, mỗi vật đều có sự quy thuộc Ngũ hành riêng của mình, nhưng có đầy đủ các thuộc tính của Ngũ hành chỉ có thể là long. Vảy long thuộc Kim, sừng và móng long thuộc Hỏa, thân long thuộc Mộc, khúc uốn lượn của long thuộc Thủy, bụng long màu vàng thuộc Thổ. Người nay cho rằng, sao Bắc cực có đầy đủ thuộc tính của Ngũ hành. Dùng Địa chỉ Thìn để thể hiện về sao Bắc cực, sao Cang chính là một phần của Kim Long (rồng, phần đó là cổ).
Như vậy Ngũ hành chắc chắn là một loại cách cục. Long có thể tiềm ẩn, có thể bị người khác nhìn thấy, có thể to, nhỏ, có thể lên cao, xuống thấp mà sự vận hành của thế núi thuận lợi, tốt nhất là có sự thay đổi cao thấp giống như long vậy, do vậy dùng long để mà gọi cho thế núi. Địa chi Thìn đại diện cho long, chỗ đó là vị trí của ngũ dương, mà long thuần dương nên dùng Thìn làm đại diện.
Thế núi vận hành đến nơi rộng rãi thoáng đãng, đại diện cho dương khí, đó là nơi long phát sinh sự biến đổi. Vị trí huyệt mộ nơi núi lớn, nếu gặp phải vùng đều là đất bằng ấy là dương, chỗ ấy là nơi long dừng lại vì long vốn thuộc dương. Nếu theo trình tự thời gian, ở vị trí tam dương long sẽ dễ bất ngờ, khi bắt đầu vận hành đến vị trí tử dương long sẽ vút bay lên trời cao, lúc đó là thời điểm dương khí thắng thế. Nếu đã qua thời điểm Hạ chí, nó sẽ tiến dần đến ngũ dương, long sẽ tiềm tàng ẩn ở vị trí thâm sâu. Tính long ưa thủy, cho nên ở các vùng đại sơn đều lấy thủy làm giới hạn phân tách.
Sự lớn nhỏ của dòng thủy và sự phân chia lớn nhỏ của giới hạn có mối quan hệ tương ứng phù hợp với nhau. Như Kim ngư (Kim ngư: Là chỉ dòng chảy ẩn hiện cuốn tâm huyệt ở hai bên minh đường. Trong thiên Sát hình, cuốn Táng kinh Dực của Lục Hy Ung có đoạn viết: “Phàm chân long tất phải có chỗ toàn vẹn mà chuyển động… Bởi như thế nó mới có thể thừa sinh khí. Hai bên trái phải tất có một dòng chảy mơ hồ bao quanh, nơi giao nhau tất phải ở trong tiểu minh đường trước huyệt vị. Hậu nhân đời sau gọi là Hạ tu, Giải nhãn, Kim ngư là như thế”. Hạ tu, Giải nhãn và Kim ngư thực chất đều là dòng chảy), lại có thêm Hạ tu, hoặc Giải nhãn, tất cả đều dựa vào thủy để bàn luận, điều này giống như long thích nước và ở vào hỗ của khí vận gió mây, nếu long ẩn tàng thì khí vận gió mây cũng theo vị trí hội tụ của thủy. Thời điểm long tung bay sẽ có sự giao hòa tương vậy. Long cũng có nơi ẩn tích của riêng mình, thông thường là nơi thâm đó mà tiêu tan, ở vị trí mà thế núi tạm dừng tất gió cũng phải ẩn tàng a, bí mật. Nếu ở trong vùng sơn cốc, nó sẽ nằm nơi hang động; nếu ở vùng đất bằng, nó sẽ nằm nơi sông hồ, là nơi hội tụ của dòng thủy. Long nằm ở vùng thâm sâu, con người không cách gì biết được vị trí của nó, lẽ này sẽ phải lo lắng chuyện nó hiển lộ rõ ràng nơi hẹp nhỏ.
Do vậy, các nhà địa lý học hiện đại sẽ phải lựa chọn minh đường có cách cục hoàn chỉnh, bốn phía hoàn bị là chìa khóa để thu nạp vượng khí, giống như nơi ẩn tích của long vậy, không thể thông qua chỗ phân tán để tìm hiểu điểm khuyết thiếu trong nó. Người nay đoán định vị trí của huyệt mộ chỉ là lấy trong phạm vi tám thước của quan tài mà không biết phải căn cứ vào sự kết hợp cách cục về long, huyệt, sa, thủy mới có thể đoán định về vị trí của huyệt mộ được. Khí long là thuần dương, tính của nó không có sự tiết chế, nếu gặp phải sự vật có tính thư nó sẽ giao kết, phối hợp, ở vào vị trí tương thích tất sẽ hòa hợp, do vậy các nhà phong thủy khi chọn long, huyệt, sa, thủy đều phải căn cứ vào sự hài hòa trong đó. Người nay cho rằng; bốn yếu tố long, huyệt, sa, thủy đều hoàn bị là được mà không biết rằng phải lấy long làm chủ, và ý nghĩa về sự “phối hợp”, cũng là cách nói vì thủy chung mà hướng đến. Ví như đối với triều án và long hổ, chỉ ở vào vùng rộng rãi thoáng đãng mà có một đoạn chuyển gãy, xuất hiện hình thế ôm ấp bao quanh, như thế là có sự phối hợp; nếu một ngọn núi hướng về phía xa, lại có một dòng chảy thẳng tắp chạy qua mà không có sự uốn lượn, như thế gọi là không có sự phối hợp. Vị trí đó không phải là vị trí chân long nên không thể là nơi xây dựng huyệt mộ.
Dựa vào long mạch, âm dương để xem vị trí của sinh khí
Muốn phân biệt sinh khí và suy khí cần phân biệt được tam âm và tam dương, đoán định sinh khí và tử khí nơi huyệt mộ cần nắm được lương âm khí và dương khí trong đó.
Có thể thông qua thuộc tính của âm dương với sự vận hành của long mạch để đoán định vị trí của sinh khí. Trong thuyết về Gian tinh của Ngô công có nói: Xem Kim, Mộc, Hỏa là tính dương; Thủy, Thổ là tính âm gọi là Tam âm Tam dương. Sự vận hành của long mạch cần phải nuôi dưỡng vạn vật. Dựa vào thuyết Gian tinh mà bàn chính là nói đến mượn dùng sự hoán chuyển giữa âm dương mới nảy sinh sự biến đổi chuyện thay da đổi thịt. Long mạch không nảy sinh sự biến hóa, do nó không phải là chân long nên cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa Kim, Mộc, Hỏa và Thủy, Thổ mới hình thành nên long thai, từ đó sẽ hình thành nên vị trí tốt cho huyệt mộ. Nếu thuần âm không sinh, thuận dương không trưởng, hoặc nơi khô cạn chỉ có thể là nơi xây dựng chùa miếu hoặc trở thành hang hốc – chốn nương thân cho lũ rắn hoang.
Người nay xây dựng huyệt mộ thường lựa chọn nơi mở đầu là Kim, hướng Mộc sinh sôi, hướng Thổ chéo góc, như thế gọi là âm đón dương nhận, hoặc lựa chọn nơi thu hội khí của long mạch đến gần huyệt mộ thì đất bằng mà rộng rãi, có điểm khởi đầu, có chuyển gãy, có tiểu minh đường như thế cũng gọi là âm đón dương nhận, đó là nói hướng ra của huyệt mộ. Lẽ dương đón âm nhận cũng giống như vậy. Trong Tam bảo kinh có chép: “Âm thiểu dương đa đắc táng pháp, âm đã dương thiểu mạc cường cầu” (âm ít dương nhiều đó là quy định của phép táng, âm nhiều dương ít chẳng thể cầu được nhiều). Tại sao lại chỉ chọn nơi khi dương thịnh? Trong kinh sách còn nói: Chỉ chọn dương mà không động đến âm, hầu hết mọi vật đều phải ở vị trí thuận hòa dương khí mới có thể sinh thành, ở vào nơi âm khí tất sẽ tiêu vong, do vậy thế của huyệt mộ cũng phải lấy dương khí làm chủ mà thể hiện ra trạng thái là dương đón âm nhận, tất yếu trong âm khí đã có dương khí, vị trí đó có thể xây huyệt mộ. Vị trí gò cao nơi đất bằng thì dương đón âm nhận, ở đỉnh gò nơi đất bằng dương khí nảy sinh mà không có sát khí. Nếu đỉnh gò nhọn, đó là thuần âm, sẽ sinh sát khí, không được xây dựng huyệt mộ ở vị trí này mà nên ở vào vị trí đất bằng bên cạnh đỉnh gò, bởi đó là nơi hai khí âm dương giao hòa. Ở trên bàn về âm dương của long mạch, ở dưới bàn về âm dương nơi huyệt mộ, đều là dùng âm dương để đoán định tình hình sinh khí vậy.
Thay đổi như thế nào sẽ phù hợp với long, huyệt?
Long mạch nảy sinh, thay đổi, tạm dừng hoặc chịu sự ước thúc. Cách cục nơi huyệt mộ thay đổi sẽ hình thành hoặc là truy cung hoặc là toàn cung.
Hai câu trên là nói về xu thế lớn trong quy luật thay đổi sinh khí là hòa dịu, dồn dập, trôi nổi, tiềm tàng. Cách vận hành của long mạch giống như tác dụng tương hỗ qua lại không ngừng giữa mạnh và yếu, Đâu có thể hình thành nhiều điểm tiết chế lẫn nhau. Nếu mạch nhánh càng nhiều và dài thì có thể gọi là trường hành Kim Thủy. Đến sau mạch nhánh thứ mười sẽ khiến long mạch rã rời mà yếu ớt, nhưng nếu vận hành theo một hướng cũng sẽ khiến sự cứng cỏi chẳng thiên lệch mà tàn lụi, trước mặt cũng không lạ khi đột ngột xuất hiện đá núi lởm chấm, nhìn tựa như không có sức lực nhưng hình long mạch lại khá hoàn chỉnh. Đến nơi tụ hội sinh khí, đột nhiên bị dừng lại bởi xuất hiện một ngọn núi nguy nga, đồ sộ mà hình thành nên sao chủ. Sự chuyển động của long mạch cũng theo đó mà xoay chuyển, mạch nhánh hai bên nhờ đó mà cũng có sức sống, nếu sông núi hai bên được tụ hội lại ở vào vùng núi án hướng triều sẽ tạo nên cách cục bao bọc bốn phía, điểm cuối của long mạch ở vào điểm chuyển gãy có thể là nơi hướng ra của dòng chảy, cũng là nơi đất đai thoáng rộng, như thế sẽ hình thành cách cục bên trong thịnh vượng.
Long mạch bỗng nhiên nổi lên gọi là “đốn trụ” (dừng lại), nếu dừng lại một cách từ từ sinh khí sẽ được tụ hội, điều này giống với ý “trong sự chậm rãi chọn lấy sự gấp gáp” của huyệt mộ. Long mạch vận hành cuốn cuộn một đường, khí thế vút bay, không cách gì thu lại được, bỗng nhiên đứt gãy, sẽ ứng với một ngôi sao trên trời mà dừng lại tại đó, nếu tiếp tục chạy đến hai, ba điểm nữa thì uốn vòng chuyển gãy tựa như dáng vẻ kim cương ngựa bên bờ vực thẳm, điều này giống với ý “trong sự hấp tấp chọn lấy sự chậm rãi” ở vị trí sinh khí được kết tụ. Đây đều là trạng thái thay đổi biến hóa của dáng long mạch, phải khảo xét kỹ càng, xác định phương vị của huyệt mộ, phải chọn nơi có sự ngưng kết của sinh phân giới hạn rõ ràng. Nhưng nếu dòng chảy không được trong trẻo, khi và sự tương hỗ của âm dương, như thế trên vị trí của huyệt mộ sẽ triều sơn ở phía xa mà sự bao quanh không được toàn vẹn, sinh khí trong đó tất sẽ nảy sinh thay đổi, khiến huyệt vị ở vị trí rất cao, phải hướng vào chỗ sâu kín đào từ một trượng đến một trượng năm, sâu thước để nó hài hòa với hướng ở trước mặt. Dựa vào mức độ giao hòa kết hợp của thư hùng để xác định sự sâu dày, nông mỏng là ý nói sự thay đổi thịnh suy của huyệt mộ đều căn cứ vào sự tương hỗ hài hòa của các mặt để đoán định. Nếu xây dựng ở phía dưới sẽ phải tương ứng hòa hợp với sa thủy, nên gọi là làm Trụy cung.
Trong kinh sách có nói: “Để tàng cao điểm nạp tiền triều thâm thiên đắc thừa chân khí tự” (ẩn tàng cao thấp nạp tiền triều, Chân khí tụ hội chỗ nông sâu) là nói ý này. Đám quần sơn tụ hội nơi đất bằng và ở vùng rộng lớn thoáng đãng có một nơi tụ hội của dòng chảy, có thể gọi đó là cách cục “thiên tiên đại hội” (nơi tụ hội lớn của thần tiên trời đất), tức là nói đám quần long tụ tập tại vùng trung ương. Nếu qua nơi thâm sâu rộng lớn mà không có cách gì xác định được, như vậy trước tiên phải xây định khí thế của đám quần sơn, tìm hiểu xem sinh khí tụ hội nơi nào ” trí đó có thể thu nạp sinh khí của bốn phương hay không mà từ đó xác định vị trí xây huyệt mộ. Phương pháp này trước tiên phải xác định cách cục của mình đường, xác định hướng của hình núi, lấy đám quần sơn bao quanh triều sơn và án sơn làm căn cứ, huyệt vị cũng được xác định đúng vào nơi tụ hội cho nên có thể gọi là toản cung. Trong kinh sách cũng nói: “Cơ đắc bão nhi âm hồi, tật ngộ thứ nhi dương trụ” (khi cũng là nói ý này. Đây đều là những nơi mà Liêu công nói sẽ có tác dụng dài được nó ấy âm xoay, khi bệnh được sung sướng ấy dương dừng), to lớn, cũng là nói quy luật thay đổi khi lập vị trí huyệt mộ.
Căn cứ vào tinh thể để phân biệt sinh khí
Tinh thể có thuần chính, có phụ thuộc, dựa vào các sao phải phân biệt được kiêm (bao gồm), bồi (phù trợ), thiếp (kề sát). Huyệt mộ cũng có hiển lộ, có u tối, phải phân biệt được rõ ràng hình thế, chân khí và ảnh (ánh sáng của dương chiếu rọi xuống mà hình thành nên hình ảnh của âm).
Căn cứ vào nơi khởi đầu của phương hướng, tinh thể có điểm khác nhau, sinh khí có tụ hội tất sẽ có thay đổi, do vậy cần phải phân biệt rõ ràng. Người nay nói về tinh thể thì chỉ biết đến Ngũ tinh, Cửu tinh và căn cứ vào đó để xác định huyệt vị mà không biết hầu hết tinh thể đa phần không có hình trạng thuần chính. Như hình trạng của sao Kim đều như nhau, Thái âm và Thái dương không khó để nhận biết. Người nay cũng không biết một tinh thể có thể chia thành ba loại: Đầu tiên là thống nhất, thứ hai là phù trợ, thứ ba là kể sát. Sự thống nhất: Như sao Kim chuyển hóa thành Thổ và Thủy, có thể gọi là kiêm Thổ kiêm Thủy; sao Kim nếu có Hỏa và Mộc thì gọi là kiêm Hỏa kiêm Mộc. Hai yếu tố này tương sinh là cát lợi, tương khắc là hung họa.
Trên thực tế, nó có thể xuất hiện phía bên trái hoặc bên phải, phía trước mặt núi hoặc phía sau lưng núi. Sự phù trợ là nói vị trí huyệt mộ có chút kể sát, tương hỗ với tinh thể, cũng là nơi hình núi có hơi hiện lộ, cần phải xem xét cẩn thận, tỉ mỉ mới phát hiện được. Ví như có một vài khối khí, hình giống thể không phân tách, chính là nói tinh thể vừa hiển lộ nơi vắng sáng. như dầu trong canh, nhạn trong mây, đều xuất hiện thành một chỉnh rất dễ phân biệt xấu tốt, chỉ cần căn cứ vào sự sinh khắc trong đó là có thể xác định được. Sự kể sát và phù trợ không giống nhau, phù trợ sẽ không chia tách hai thứ, kể sát có thể chia tách hai thứ giống như khi mặc một bộ đồ lót vậy nhưng trên thực tế hai yếu tố này có thể tương hỗ dựa vào nhau, có thể dùng điểm kể sát để thể hiện sự phù trợ, yếu tố tốt xấu trong nó đều căn cứ theo tương sinh tương khắc mà đoán định. Sinh khí ở vào vị trí tương xứng phải hợp lẽ, ăn khớp phải thấu tình, như thế ở vào chỗ phát khởi của sinh khí mới có thể phân biệt được nó và tại vị trí đó mới phát hiện được chân khí. Ở vào vị trí của huyệt mộ, thông qua việc nhìn các hình trạng “oa kiềm nhũ đột” (Oa kiềm nhũ đột là bốn hình dạng tiêu biểu của huyệt vị. Có thể căn cứ vào tự nghĩa của các chữ mà đoán định hình dạng của huyệt vị: uốn lượn, kiềm tỏa, nhân nhô, cao vút) mà phán đoán phương vị của huyệt, còn gọi là hình táng Nếu có một vài đặc trưng không được thể hiện rõ, chỉ có một vài mỏm đá trổi lên hoặc sự hiển lộ rất nhỏ bé, vi diệu cũng có thể gọi là khí huyệt, xem trong đó có sinh khí hay không để đoán định huyệt vị cũng gọi là khí táng.
Nếu ở vào vị trí của tinh thể, tức không phải là hình huyệt cũng không phải là khí huyệt, khoảng giữa sung mãn nhưng không được lộ diện, khi đó chỉ ở vào chỗ mà khí long mạch chân thực đi đến mới có thể nảy sinh chân khí. Nếu ở vào vị trí đất bằng, nơi thôn dã hoặc nơi đất cao hoặc nơi sông hồ, sinh khí sẽ thâm sâu mà ẩn tàng, vi diệu mà được thể hiện ra bằng những vầng sáng diệu kỳ, giống như “Điểu nguyệt trầm giang, kỳ quang tại ảnh” (chim bay trăng sáng chìm trong nước ánh sáng lấp loáng hiện trên mặt nước là do ảnh), cũng là nói ý “song ngoại nguyệt minh song nội bạch, thủy biên hoa phát thủy trung hồng (ngoài cửa trăng sáng trong cửa trắng, bên nước hoa rơi dòng nước hồng), sinh khí tồn tại trong nó đều được thể hiện trên hình ảnh của nó. Cổ nhân gọi loại đó là huyệt quang ảnh. Khí huyệt không có hình thái nhất định, nhưng nó cũng không tách khỏi bản thể vốn có, thể mà ảnh huyệt có thể thoát khỏi bản thể vốn có của nó để phát huy tác dụng giống như hé lộ mà không thể hiện chỗ tinh diệu cùng cực của nó, đó không phải là quan điểm duy nhất nhưng cũng chẳng có cách gì nói rõ được. Người nay chỉ câu nệ vào Hạ tu, Giải nhãn để nói mà không biết được lẽ biến hóa vô cùng và sự biến hóa vi diệu của trời đất.
Bốn cách cục của tụ khí
Long trướng mà không mở (Khai trướng: Các núi Thái Tổ, Thiếu Tổ Liệt Tổ, Phụ Mẫu của long mạch, nếu vai của núi dang rộng giống như chim đang tung cánh, long mạch từ vị trí trung tâm mà xuyên ra, gọi là khai trướng, long có khai trướng thì bất kể là sao gì cũng đều là quý chẳng thể tụ lại được), long cũng không thể tụ tại đó được. Đường vân long của huyệt vị mà không ôm ấp, cong gãy, long huyệt cũng chẳng thể dừng lại. Chỗ hiểm yếu của long mạch nếu không hẹp, sinh khí cũng chồng tụ hội được. Phần đầu nếu không sung mãn, sinh khí cũng chẳng thể dồi dào.
Đó là nói trong long huyệt, từng phần đều có chỗ để ngưng tụ sinh nên quan trọng là không được thiếu các điều kiện để sinh khí tụ lại. Người nay chỉ thông qua việc quan sát thế núi để nhận biết long mạch của nó mà không biết được ở vào thời điểm long chiếm giữ, nó cũng phải dụng căn cứ, cũng phải ẩn tàng mới hình thành nên được khí thế, long mạch ở vào chỗ đó mới dừng lại. Nếu long mạch có khả năng che đậy, nó có thể từ khí thế cuồn cuộn biến chuyển thành hình trạng khoan thai, chậm rãi, sát khí theo đó mà tiêu tan, sinh khí nhờ đó mà tụ hội, ấy là chỗ có thể xây huyệt mộ. Nếu long mạch không có khả năng che đậy, như thế long mạch không phải thuần âm, sự lộ hiện của nó là tướng cô độc, tự nhiên chẳng kết tụ được, tức là sự kết tụ cũng chẳng thể lớn được.
Thế nào là Luân vựng? Ở vị trí huyệt mộ có đường vẫn rõ ràng tinh tế, khúc cong uyển chuyển giống như vết bánh xe chạy qua, tại vị trí đó âm khí không xung khắc mà dương khí cũng điều hòa tự nhiên. Cổ nhân nói “Huyệt hữu tam luân kỳ quý vô luân” (huyệt có tam luân thì quý vô cùng) chính là chỉ trường hợp này. Vựng tức là nhật vựng (Nhật vựng: Bị cho là một điểm báo không lành, biểu thị cho tai họa. Dưới góc độ âm dương học, sự xuất hiện nhật vựng có mối quan hệ với giao hòa âm dương. Cổ nhân nói “Vựng là công kích, khí thuần dương công kích âm khi Âm dương bất hòa..”. Lại nói “Vựng là khí giao hòa âm dương, là tượng dương thịnh âm hòa…”), nó có bóng nhưng không có hình dạng nhất định, nó tròn đầy mà không có khiếm khuyết, người nay nói về khí, âm khí sẽ không xâm phạm đến mà long khí chân thực cũng ở vào vòng tròn Thái cực chính là nói ý này. Căn cứ vào nó để phân biệt sinh vị trí của huyệt mộ. Kết yên (Kết yên: Là cách gọi chỉ sự giao thoa của kng mạch (giống như cách nói Phong yêu hạc tất)) là nơi bắt đầu tụ hội sinh khí, giống như cổ họng của con người. Cố nhân từng nói “Kết hoa tiên kết đế (muốn kết hoa trước tiên phải đan cành), lại như các là hổng trên cây sáo nếu đều mở ra hết sẽ chẳng phát được âm thanh, chỉ có đóng lỗ này mà mở lỗ khác mới có thể tạo ra thanh luật hòa điệu, ngũ âm mới phát sinh, đó là một sự so sánh rất hay.
Do vậy nơi kết tụ của long khí không được rộng lớn, nếu không sinh khí không tụ hội và cũng không phát tán ra được, vì vậy nơi kết tụ long khí phải nhỏ hẹp mà ẩn tàng mới có thể tụ kết thành huyệt táng được. Vị trí kết tụ huyệt tăng phải hiển lộ sự tươi sáng giống như đầu của đứa trẻ mới sinh. Sinh khí nơi đỉnh đầu của táng huyệt phải tràn đầy, khoảng giữa phải dồi dào khí sắc rực rỡ, nếu xuất hiện lỗ hổng hoặc thấy sự sắc bén của sinh khi sẽ khiến sinh khí suy kiệt mà không thể xây dựng huyệt mộ tại vị trí này. Sinh khí ở vị trí quan trọng nhất cho sự kết tụ đó là thời điểm nó tiến nhập từ từ vào, do vậy cần phải phân biệt rõ ràng.
Tìm hiểu sự bí ẩn của Ngũ tinh, Cửu tinh
Việc hình thành nên năm loại tinh thể (Tinh thể: Là chỉ hình trạng của núi, không phải chỉ các sao trên trời). không thể tách rời được Thổ thể và Thủy thể, Cửu tinh cũng cần sự phò trợ của hai sao là sao Tả phù và sao Hữu bật, nếu không dựa vào Thổ tinh, Ngũ tinh tất xảy ra xung đột. Nếu không dựa vào Hỏa tinh và Mộc tỉnh, Ngũ tỉnh cũng chẳng thể phát huy được tác dụng. Vậy làm cách nào để Thủy và Thổ có thể giao hòa kết hợp được?
Hai đoạn này chính là nói về cách cục chỉnh thể về sự phân bố của tinh thể. Huyệt vị cần phải dựa vào sự phù trợ của sinh khí, giữa khoảng trời đất, nếu không có Thủy vạn vật sẽ chẳng thể sinh thành, nếu không có Thổ vạn vật cũng chẳng thể phát triển được, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó, long mạch cũng không thể hình thành, cũng chẳng có chỗ để đặt huyệt mộ. Vị trí mà bag mạch nhập vào năm loại tinh thể, tuy hình trạng của nó khác nhau nhưng đều cần phải dựa vào Thủy và Thổ. Cổ nhân nói “hoặc thành hình nhấp nhô, hoặc thành dáng kiềm tỏa đều phải từ trên đỉnh tròn dây”. Nơi đất bằng rộng rãi là vị trí của Thổ tinh, cũng là nói cái gốc của sự sinh thành biến hóa. Lại nói “Bất kể từ đâu đến, chỉ cần có dòng Kim ngư chạy bên”. Nơi phân chia dòng chảy là vị trí của Thủy tinh, cũng là cách nói “Hạ tu, Giải nhãn”. Ví như hai sao Tả phù và Hữu bật cũng chính là Thủy và Thổ, sao Tả phù đại diện cho Kim, sao Hữu bật đại diện cho Thủy, hai sao này ẩn náu trong Cửu tinh rất khó phát hiện, thưởng dựa vào phạm vi của bảy sao khác mà đoán định nó.
Cho nên khi xác định mộ huyệt không cần phải câu nệ vào sao Tham lang, Vũ khúc hay Cự môn mà nên dựa vào sự che chở của sao Tả phù và sự tiếp nối của sao Hữu bật, cách nói “thuận theo Kim mà phò trợ Thủy” chính là ý này. Đây chỉ tác dụng ở tại vị trí có sự giao hòa tương hỗ giữa năm tinh thể, cần phải tỉ mỉ, cẩn thận tránh nhầm lẫn.
Như trong phép táng có cách nói “Cái niệm ỷ chàng” (Cái niêm ỷ chàng. Là 4 trong 16 phép tầng của Lục Vũ. Tác dụng của bốn phép này rất lớn, nó thống lĩnh, muôn vật. Cải tựa như Thiên huyệt, Niêm tự như Địa huyệt, Ỷ chàng cùng giống như Nhân huyệt. Giống trời nhưng không phải là trời, giống đất nhưng không phải là đất, giống người nhưng không phải là người, đều có những điểm khác biệt. Đại để là Thiên Địa Nhân giống như đầu mối lớn, còn Cái niêm ỷ chàng là những điểm mấu chốt trong nó), người nay mới chỉ thấy được sự cứng rắn, mềm dẻo, thong thả, cấp bách của khí thế mà vội vàng xác định huyệt vị, không biết rằng cổ nhân phải kết hợp các tinh thể lại để mà đoán định. Ví như, núi hình Thổ phải táng ở vị trí trũng thấp, vậy sao có thể chia tách rồi sau đó lại kết hợp được? Núi hình Thủy phải táng ở vị trí lỗi cao, như thế sao có thể hòa dịu mà tụ hội được? Nếu chỉ dựa vào Thổ tinh mà xây the đây của Mộc tinh sẽ dẫn đến chuyện tan vỡ. Nếu sự biểu hiện của dựng huyệt vị sẽ dẫn đến chuyển đổ vỡ. Nếu phần đầu huyệt vị có sự hình núi là Hỏa tinh, như thế là quá mạnh mẽ, những hình trạng như thế nếu không sinh sát khí thì sinh khí cũng sẽ tiêu tán. Tại vị trí giao hòa chia tách giữa các tinh thể đều có quy luật riêng của nó cần phải nắm vững.