Tìm hiểu nguyên tắc hình thành huyệt địa
“Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự” muốn nói đến việc xây đặt mộ phần, huyệt địa cho người đã khuất là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ thể hiện chữ hiếu của người ở lại mà người ta còn tin rằng phong thủy mộ phần, âm trạch còn ảnh hưởng đến sự suy vượng của con cháu đời sau. Trong bài viết này, phong thủy sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc hình thành huyệt địa.
“Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự” muốn nói đến việc xây đặt mộ phần, huyệt địa cho người đã khuất là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ thể hiện chữ hiếu của người ở lại mà người ta còn tin rằng phong thủy mộ phần, âm trạch còn ảnh hưởng đến sự suy vượng của con cháu đời sau. Trong bài viết này, phong thủy sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên tắc hình thành huyệt địa.
Những hình thức khác nhau của huyệt địa
Khi khí mạch kết thành huyệt địa thường có huyệt giả đi theo bên cạnh. Huyệt địa có nhiều loại, có huyệt nhũ, huyệt bình, huyệt kiềm, có khí mạch từ núi cao đổ xuống mà kết thành huyệt, có huyệt nằm trên đầu khí mạch của đỉnh núi, có huyệt ở đồng bằng, cũng có huyệt bên dòng nước… Người thường nhìn thấy huyệt địa rất rõ ràng, không bị che lấp hoặc bưng bít, nhưng cũng có huyệt địa giống như bàn tay để nghiêng, hoặc giống như cán của cây thương thẳng, còn có huyệt địa có hai núi cùng một khí mạch, hoặc hai dòng chảy ba núi cùng xuất phát từ một huyệt trường. Nếu không thể nhận rõ những hình thế đặc thù này thì sẽ rất dễ táng vào huyệt giả. Người thường đều không thích những huyệt địa tương đối kỳ dị, nhưng nếu có thể lựa chọn chính xác thì đều có thể làm quan.
Trong Nghi long kinh có hướng dẫn cụ thể phương pháp tìm huyệt. Tìm huyệt là tri thức quan trọng của người xem phong thủy. Nếu chỉ có thể tìm long mà không tìm được huyệt thì kết quả vẫn là số không. Nếu tìm được huyệt thì đường chấp vào hình trạng quái dị bên ngoài, chỉ cần nhìn là biết. Phải khiến cho long mạch hiện rõ mới có thể khảo nghiệm được công phu chân chính. Đây là phương pháp dạy cho người ta cách phân biệt chân ngụy, nhận thức huyệt kỳ dị, tiến thêm một bước khai . mở sự huyền bí ẩn náu của long, cuối cùng khiến cho huyệt kết tác của chân long hiển lộ nguyên hình. Được bí quyết chân chính này mới có thể tìm được huyệt của chân long.
Vì thế khi tìm huyệt phải chú ý phân biệt huyệt hoa giả, có thể nhận thức được các loại huyệt hình thù kỳ dị.
Dương Quân Tùng từng nói:
“Long dĩ thức chân vô khả khi,
Thượng hữu nghi huyệt phí tâm tư.
Đại để chân long lâm lạc huyệt,
Tiên vi hư huyệt thiếp thân tùy”
Tìm long cần phải có nhãn lực. Sau khi tìm được vị trí đại thể của chân long, nhưng chân long tăng ẩn vô cùng khéo léo, mỗi khi đến điểm cuối cùng kết huyệt lại có biến hóa hư ảo sẽ phân bố ra hai bên, dẫn đến nơi nào cũng đáng nghi. Nhưng trong đó huyệt chân thực nhất định là ẩn sâu không hiển hộ, tuyệt không để người khác tùy tiện thấy được.
13 loại hình tượng của huyệt địa
Dương Quân Tùng trong Hám long kinh đã từng giảng về 13 loại hình huyệt, ngoài nhũ đầu (núm trên đầu huyệt) có kiềm khẩu (mở miệng) là hình của chính huyệt, các hình tượng khác đều là hình quái huyệt. Có khi huyệt hợp thành của nhũ đầu và kiềm khẩu cũng là biến hình của quái huyệt. Dương Quân Tùng dạy người điểm huyệt phải đặc biệt chú ý đến quái huyệt. Vì long lớn đến chỗ sáng kết huyệt, quái hình rất nhiều, chỉ nhận biết được chân long mà không nhận biết được kết quái huyệt thì sẽ bị huyệt hoa giả làm cho mê hoặc. Dưới đây là giải thích cụ thể về 13 loại hình tượng huyệt:
(1) Huyệt nhũ đầu (huyệt có núm trên đầu). Dương Quân Tùng nói “Huyệt có nhũ đầu”, nhưng lại chưa nói rõ hình tượng cụ thể của nó. Huyệt nhũ đầu là một loại hình chính huyệt. Đại để Tham lang hành long có huyệt tỉnh mở ra hai tay, ở giữa tự nhiên sẽ tạo thành một chỏm to, có nhỏ, có dài, có ngắn, lại có hai chỏm, ba chỏm, mỗi loại một hình dạng khác nhau, nhưng đều phải có hai cánh tay phải trái, uốn cong hữu tình, một chỏm sẽ có sinh khí từ bên trong tản ra. Đến hai chỏm hoặc ba chỏm thì mấu chốt là phải to nhỏ đều nhau, lai long khí thể hùng mạnh thì mới hợp cách. Ngoài ra phải biết, huyệt nhũ đầu cũng có năm loại hình dạng tròn, cong, thẳng, nhọn, vuông, giống hình dạng của năm ngôi sao. Hình dạng tròn gọi là thủy kim, thùy kim hướng đến chỗ rơi xuống để lập huyệt; hình dạng cong là sinh thủy, nhân thủy động mà hướng đến chỗ bằng lập huyệt; hình dạng thẳng gọi là giáp mộc, từ ba đỉnh lập huyệt; hình dạng nhọn gọi là đới thủy, hướng đến chỗ áp sát, kìm kẹp lập huyệt; hình dạng vuông gọi là xuyên thổ, hướng đến vị trí trung tâm để lập huyệt. Nam loại này chính là tóm lược về đặt huyệt, độc giả có thể tự nghiên cứu.
(2) Huyệt kiềm khẩu (huyệt khép miệng). Dương Quân Tùng nói: “Huyệt có kiềm khẩu”, nhưng cũng chưa nói rõ hình tượng của nó như thế nào. Huyệt kiềm khẩu cũng là một loại hình chính huyệt. Đại để Vũ khúc hành long huyệt tỉnh mở ra hai chân, ở giữa mở miệng kết huyệt, hai chân của huyệt này có chia thành các hình dạng dài, ngắn, cong, thẳng biến hình của nó cũng phân thành các hình dạng có hai chân phải trái (song long song hồ), bên dài bên ngắn (đơn đề), bên đơn bên đôi (điệp chỉ), bên cong bên thẳng (tiên cung)…, khó có thể luận thuật hết từng cái được. Tóm lại, phải có đỉnh vuông vắn, miệng ngưng tụ, nhưng hình dạng miệng thẳng thì không nên quá dài, hình dạng cong thì không được xung xạ với răng, hình dạng ngắn thì bên ngoài phải có hộ vệ, bên dài bên ngắn và bên cong bên thẳng, phần cổ của hai hình dạng dài và cong nên có dòng chảy ngược thì mới hợp cách.
(3) Huyệt bình pha (huyệt sườn bằng). Dương Quân Tùng nói: “Cánh hữu bình pha vô tả hữu”. Câu này nói tổ huyệt kết ở chỗ đất bằng, hai bên trái phải không có hộ vệ. Loại hình dạng huyệt này chính là đất da trâu, một dải bằng phẳng, nhìn giống như không chỗ nào có thể cắm huyệt. Nếu trong đó có chỗ hơi nhô lên thì lực lượng của nó sẽ mạnh mẽ vô song… Sau khi táng cũng không biết giàu có no đủ đến mức nào. Loại hình tượng huyệt này xuất hiện ở cả vùng núi cao, cả ở đồng bằng, cả hai trường hợp đều phải trèo lên đỉnh huyệt để quan sát, bốn bề không thấy hộ vệ, nhưng vẫn cảm thấy an ổn, vững chãi mà không có cảm giác mênh mông, rộng lớn.
(4) Huyệt thủy đới (huyệt đai rủ xuống). Dương Quân Tùng nói: “Diệc hữu cao sơn hạ đới thùy”. Là nói về đỉnh núi cao như màn trưởng, trong trướng có một nhánh rủ xuống để kết huyệt, hình dạng như chiếc đai. Loại hình đại này cũng có rất nhiều hình dạng cụ thể, có hình dạng Loại uốn khúc sinh động, hình dạng như con rắn bò trên núi, uyển uốn khúc sinh động, có bay bổng nhẹ nhàng, có thẳng cứng dốc xuống… chỗ lõm có khí tụ. Loại bay bổng nhẹ nhàng, hình dạng giống như đài chuyển mềm mại là có lực, chỗ khí tụ là chân huyệt, nên cắm huyệt vào lưới, bay bổng chín tầng trời, vì thế như dải lụa bay trong gió, di chuyển bất định, cho nên trong động lấy tĩnh, lựa chọn lấy chỗ tĩnh lõm xuống để cắm huyệt. Loại cứng thẳng dốc xuống, hình dạng giống chiếc kim thoa, như tiên nhân mang kiếm, vì hình thế cứng cáp, nhỏ nhắn thiên về âm, cho nên phải trong âm cầu dương, lựa chọn nơi có hình dạng như chiếc bia bằng, như tấm đệm để cắm huyệt.
(5) Huyệt điếu đầu (huyệt treo đầu). Dương Quân Tùng nói: “Cánh hữu ngang đầu cư long thủ” là nói huyệt địa trên đỉnh núi cao. Loại hình huyệt này có rất nhiều, có hình cây cọ treo ngược, hình móng chân gì hình lò lửa, đều là do Kim tinh nhập thủ hoặc cái đỉnh mà lộ thai dưới chân, hoặc chân hình lửa đỉnh nhọn, sát khí quá vượng, vì thế không thể táng huyệt, khi đó chỉ có chỗ bằng phẳng trên đỉnh là có thể cắm huyệt Huyệt điếu đầu lại có hình dạng giống như cây nến đứng thẳng, bốn bề thẳng cứng không có huyệt, cũng chỉ chỗ bằng phẳng trên đỉnh mới có thể cắm huyệt. Nói tóm lại, huyệt này tuy nằm trên đỉnh núi cao nhưng sau khi trèo lên thì sẽ rộng rãi sáng sủa, cục thế bằng phẳng, sơn thủy hội tụ, giống như đồng bằng, bốn bề bằng phẳng, khiến cho nước không đổ xuống, huyệt không cô độc, lạnh lẽo mới gọi là hợp cách.
(6) Huyệt bình dương (huyệt ở đất bằng). Dương Quân Tùng nói “Dã tằng kiến huyệt tại bình dương, tứ bạn chu vi vô cao cương là muốn nói huyệt ẩn tàng là quý. Nếu một vùng đồng bằng nào đó, nhìn ra vô cùng, dù có gió lùa trên mặt đất thì gió cũng không thể xâm nhập vào trong đất. Nhưng nếu bốn bể không có núi che chắn thì cũng không phải là hại. Tại đồng bằng, thế long chậm chạp có thể nhập thủ hạt làm đất bảo hộ, đất vây bọc. Có khi đột nhiên nhô lên, đây gọi là “bình trung nhất đột”, là dương cực âm sinh, vô cùng kỳ diệu, không nhất thiết phải quá câu nệ theo quy tắc ẩn tàng. Nhưng nếu là đồng ruộng trải dài vô tận, tuyệt không có lên xuống nhấp nhô, tuy có đường khi cũng không thể kết huyệt.
(7) Huyệt thủy tân (huyệt gần mép nước). Dương Quân Tùng nói: “Đã từng kiến huyệt lâm thủy tế, tục nhân kiến huyệt vô bao tàng”. Chính là nói, huyệt lâm vào mép nước, nếu không có ẩn tàng thì cũng có cát địa. Hình dạng huyệt này có thể chia thành ba loại: Thứ nhất là huyệt kết bên mép nước, không có triều củng hộ vệ, xem giống như cô hàn, đơn độc, nhưng không biết có nước vây quanh, minh đường rộng rãi, khí lớn bàng bạc thắng cả vạn núi trùng điệp. Thứ hai là huyệt kết ở chỗ khoảnh nước thấp trũng. Khi nước lớn bốn bề đều là nước, hổ như quá mênh mông, chỉ đến khi nước rút mới có thể nhìn thấy được chân địa của long mạch, mà nơi kết huyệt xác thực là long ở đồng bằng, hai bên sông núi bao bọc, chỉ người xem phong thủy nhãn lực thiển cận không thể nhận biết được. Thứ ba là chân long che chắn. Huyệt kết ở phía sau nước, xung xạ với thủy hung ác, thiếu sa cước che chắn, chính là đất quý của trời đất, chưa nghĩ đến bản thân cát địa có thể mang lại phúc phần, mà sau khi táng có thể khiến dòng nước chảy đến đất khác, nơi nơi đều biến thành hợp cách. Ví như Quách Phác an táng mẹ ở Ký Dương, mộ địa nước chảy chỉ khoảng trăm bước chân, sau khi tăng thì bãi cát biến thành nương dâu; lại như mộ tổ của Tăng Quốc Phiên, vốn là ở bờ hồ La Gia, huyện Tương Hương, khi táng trước mộ có khe nước chạy thẳng qua trước huyệt, sau khi táng hai năm đột nhiên khe nước biến thành hình cánh cung ôm lấy huyệt.
(8) Huyệt chưởng hình (huyệt hình bàn tay). Dương Quân Tùng nói: “Dã tằng kiến huyệt như trắc chưởng, khước dữ ngưỡng chưởng hình vô lưỡng”. Nghĩa là hình bàn tay phân thành hai loại mà hình bàn tay để nghiêng và hình bàn tay để ngửa, kỳ thực cùng là tên của huyệt lõm xuống. Hình dạng bàn tay ngửa đa phần là Văn khúc hành long, hình dạng bàn tay nghiêng đa phần là Tả phù hành long, cả hai đều là “cấp trung cầu hoãn” (tìm chỗ bằng trong chỗ dốc), lai sơn đều là núi cao hiểm trở, đột nhiên trên lưng chừng núi kết thành một vùng đất bằng, hình dạng giống như bàn tay ngửa hoặc bàn tay nghiêng. Chỉ phân biệt ở chỗ hình bàn tay nghiêng thì huyệt địa giống như bách hội thuần dương, hình bàn tay ngửa thì huyệt địa giống như đèn treo trên tường. Dù hình dạng khác nhau nhưng đều là huyệt, chỉ có hình bàn tay úp ngược, chính là huyệt tại hổ khẩu, khác với hình bàn tay ngửa.
(9) Huyệt trực thương (huyệt hình cây thương thẳng). Dương Quân Tùng nói: “Dã tầng kiến huyệt như trực thương, lưỡng thủy xạ lặc tự nan đương” chính là ý nói về huyệt tinh thắng cứng như cây thương bị có hai dòng chảy thẳng vào hai bên sườn của nó, nhìn như rất hung hiểm. Loại hình dạng huyệt này đa phần là Phá quân hành long, vì huyệt tinh cứng thẳng, cho nên hai sườn dễ bị nước thốc vào. Thủy văn có bốn hung cách: Xuyên, cát, tiễn, xạ, đều thuộc loại đáng sợ. Nếu biết chỗ thủy xung xạ có đá nhô lên đứng thẳng trên đó, có núi đến hộ và nếu không thấy nó đến thì cũng không đủ đáng sợ. Tóm lại, loại hình dạng huyệt này cần phải có núi bao vây bên ngoài, khí ngưng tụ bên trong mới có thể làm đất táng huyệt.
(10) Huyệt hợp khí xuất mạch. Dương Quân Tùng nói: “Cánh hữu lưỡng sơn hợp nhất khí, nhị thủy tam thủy đồng nhất trường”. Là chỉ hai long hoặc ba long hợp thành một huyệt địa, đây là loại huyệt hợp khí, chỉ cần là chân thực thì lực lượng sẽ cực lớn. Đương nhiên hợp khí càng nhiều càng tốt, do sau huyệt là mảng không, biến hóa thành trong dương chứa âm. Có khí dung kết phía dưới, chính là hợp khí thành huyệt, cũng cần bên trên có đỉnh nhỏ, bên dưới có bờ nhỏ, hai bên đều bao bọc mới có thể cắm huyệt. Nếu máng không quá sâu, miệng lại không khép lại, bờ đỉnh không rõ ràng thì cũng không phải là chân huyệt. Như mộ tổ của Trương Tu Công, có hình ngọc châm kẹp lại, là núi Kim hang Thổ, trên huyệt có máng dài, tục gọi là côn vàng máng bạc, rất hợp với cách này. Sau khi táng, Trương Tu Công làm quan ở Kiến Châu, hai anh em Trương Căn, Trương Phác đều làm quan hàn lâm.
(11) Huyệt cao sơn (huyệt trên núi cao). Dương Quân Tùng nổi “Dã tầng kiến huyệt tu cao cương, bát phong xuy huyệt bất tầm thường Chính là nói về huyệt địa trên đỉnh núi cao, từ trên cao nhìn xuống, lắn bề có gió thổi, tự nhiên sẽ không thể tụ khí, nên không phải là đất cát lại Có thể trèo lên huyệt để quan sát kỹ, thấy có núi cao ngưng tụ, châu v phía trước hàng vạn dặm, chính là huyệt tuyệt đẹp. Nó tuy ở trên núi cao nhưng cục thế thoáng đãng, bốn bề núi non tú lệ, thành quách dày độc triều án trùng điệp, minh đường tụ hội, kỳ thực không có gì khác với huyệt địa tại đồng bằng. Các bậc đại quý đại phú, đại thánh đại hiển thành Phật thành tổ, đa số đều có liên quan đến sự linh tú của địa mạch.
Trên đây đã luận thuật chi tiết về 13 loại hình tượng huyệt để cung cấp cho các học giả tài liệu nghiên cứu tham khảo. Tiếp theo tìm long phải tìm được nguồn gốc của nó để phân biệt chân ngụy của huyệt. Vì tuy là huyệt giả những nhìn hình tượng rất có thể khiến người ta nhầm lẫn là thật, nếu tìm được nguồn gốc thì không thể không hiện rõ sự tình. Người nào có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hình tượng và nguồn gốc của huyệt thì người đó sẽ có biện pháp nắm bắt được chân long. Hình tượng huyệt giả huyệt thật tuy có chỗ khiến cho người ta mê hoặc nhưng nguồn gốc của nó lại rất rõ ràng. Nếu khi nhìn hình tượng của lai long mà không dám khẳng định chính xác nó là chân hay là giả thì có thể tìm nguồn gốc để khảo chứng. Nếu tìm được nguồn mạch thì hoàn toàn có thể xác định được đâu là chân đâu là giả. Vì vậy chọn đất táng huyệt, tuyệt đối không được quá chú trọng hình thức bên ngoài mà quên mất mấu chốt căn bản. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Hữu kỳ phụ tất hữu kỳ tử” (có cha tất có con) chính là nói về điều này. Nếu không thể từ bản thân lại long để khảo sát mà chỉ xem hình thức sa thủy bề ngoài thì sẽ rất dễ bị dẫn vào đường mê mà không biết. Đây là lời chỉ dạy của Dương Quân Tùng, dưới đây sẽ lần lượt thuyết minh một cách sơ lược giúp bạn đọc tham khảo.
“Quân như thức huyệt bất thức quái,
Chỉ ái tả hữu bão giả cường.
Thử dữ tục nhân cô dĩ đạo,
Hương thị táng tại hư hóa lý”
Ở đây nói về người thường tìm long tìm huyệt, cứ dán mắt vào long vào hổ, hễ phải trái có long có hổ hộ vệ bèn lập tức cho rằng trong này nhất định có chân huyệt. Nếu là một người xem phong thủy, khi tìm long điểm huyệt cũng chỉ dán mắt vào long vào hổ như vậy mà không nhận thức được chân huyệt ẩn tàng thì xem mười lần đến tám chín lần sai, phải đợi nhãn pháp của bậc cao nhân, ví như ai (dựa sát), bổ (bổ sung), nhiều (thêm vào), tiễn (cắt bỏ)… mới là huyệt hoàn chỉnh. Đương nhiên, nếu may mắn táng vào một huyệt chân mạch cũng không phải hiếm; nhưng đa số những người dân thường bị long thần mê hoặc, tăng vào huyệt hoa giả hư ngụy, thậm chí còn tự cho mình là hiểu biết, thực là chuyện đáng cười.
“Hư hóa tả hữu tự hữu tình,
Tử tế biện lai phi chính hình.
Hư huyệt giả huyệt cánh thị xảo,
Tử tế khán lại vô thậm hảo”
Ý nói huyệt hoa giả hai bên phải trái cũng có sa long hổ, nhìn ngoại hình hồ như là rất hữu tình, uốn lượn uyển chuyến xem ra cũng không phải không đẹp mắt, nhưng khảo sát kỹ nguồn gốc khởi điểm và chung điểm của nó, hoặc xem xét tư thế hoạt động toàn bộ có phải là quay đế về mình hay không, hoặc có triều bái bản thân hay không, từ đó có thể biết, hình thế này thực chất không có sa nào hợp cách. Lại nói về huyện hư hóa, nếu chỉ nhìn từ hình thức bề ngoài thì có thể khiến cho người ta không phân biệt được các hình tượng oa (lõm xuống), kiềm (khép miệng nhũ (huyệt có núm), đột (nhô lên), phân biệt kỹ thì sẽ thấy nó động tỉnh mơ hồ, lấy sinh bỏ tử đều không đạt, dù là râu tôm mắt cua cũng không thể tìm được tung tích, tất cả những đặc trưng tạo hóa của huyệt chân chính đều không được điểm nào.
“Quái hình dị huyệt nhân yếm khan,
Như hà tử tôn thể tập quan.
Chỉ duyên quái hình quân vị thức,
Thức đắc tài huyệt khước vô nan”.
Ngoại hình của hình huyệt kỳ dị, hoặc nghiêng lệch xấu xí, hoặc đi nhọn như rừng, hoặc gió thổi trên cao, hoặc long hổ không toàn, khiến cho người ta thấy lập tức sinh lòng chán ghét. Ví dụ Tăng thừa tướng ở Tuyền Châu, mộ địa tổ tiên của ông ta trình hiện hình móng ngựa để ngửa, tức là trong Kim tỉnh ngửa lên trời sinh ra một hố lõm, bốn bề có đá nhọn xếp thành rừng, lại như mộ tổ của trạng nguyên Tần ở Đài Châu, trình hiện hình con dơi, là một nơi đất bằng phẳng, tuyệt không có thủy chầu, thực tế những mộ địa tương tự như thế này có rất nhiều sau khi táng con cháu đời sau sẽ đời đời phát đạt, chỉ mà bằng mất thường không thể nhìn thấy sự kỳ diệu trong đó mà vứt bỏ đi. Đại để quái huyệt thường ẩn tàng khéo léo, mà 10 yếu tố triều sơn, mình đường, thủy thế, triều hộ, tầng chiên, thiên tâm thập đạo, phân hợp, lục thác, quỷ tinh, thổ sắc đều chặt chẽ mà rõ ràng, người hiểu biết sẽ
không khó nhìn ra tình hình chân thực của huyệt.