Ngày: 23/11/2024
Giờ:
0

Tìm hiểu về khí trong phong thủy

phongthuy.vn
24/09/2024

Phong (gió) và thủy (nước) khi chuyển động đều sinh ra khí. Khí là một dạng vật chất không nhìn thấy được bằng mắt thường, bao quanh và bao bọc mỗi chúng ta.

Phong (gió) và thủy (nước) khi chuyển động đều sinh ra khí. Khí là một dạng vật chất không nhìn thấy được bằng mắt thường, bao quanh và bao bọc mỗi chúng ta. Ở bài viết này, phongthuy.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về khí trong phong thủy nhé!

Khí là gốc của vạn vật

Khí, thông thường chỉ một loại vật chất vô cùng nhỏ bé, là nguồn gốc cấu thành vạn vật trên thế giới.

Theo cách giải thích của các nhà tư tưởng duy vật cổ đại, không gian vũ trụ có khí trước rồi sau đó mới có vạn vật. Vương Sung thời Đông Hán trong sách Luận hành. Tự nhiên thiên viết: “Thiên địa hợp khí, vạn vật tự sinh” (Trời đất hợp khí, vạn vật tự sinh). Trong sách Tế thế thiên lại viết: “Vạn vật chi sinh, câu đạt nhất khí. Khí chi bạc ác, vạn vật nhược nhất” (Vạn vật được sinh ra chỉ cùng từ một thể khí).

Thời Bắc Tống, Trương Tải trong sách Chính Mông, Thái Hòa cũng viết: “Thái hư bất năng vô khí, khí bất năng bất cư nhi vi vạn vật” (Thái hư không thể không có khí, khí không thể không tụ mà sinh ra muốn vật vậy).

Thời Tống, Bào Vân Long trong sách Thiên nguyên phát vi Tự nói cụ thể: “Khí thể của vật có đạo, khí của vật có lý, vật là vật chất có mệnh, có tính, có tâm, thành tại khí, đông lại thành hình, chất tạo nên vật, có sắc, có số, có thanh, có mùi, có vị, có ngắn dài, to nhỏ, nặng nhẹ, nhiều ít, tất cả đều hiện lên ở vật”. 

Khí phân thành Âm dương, có âm khí và dương khí. Khi bàn về tính Âm dương hòa hợp của khí và lý luận phong thủy, cuốn sách kinh điển của phong thủy Táng thư, viết: “Khí âm dương, cao lên vì gió, hạ xuống vì mây, vận hành mây”.

Hai khí âm dương hòa hợp sinh ra ngũ khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, gọi là khí Ngũ hành. Sách Táng thư vận dụng nó thành lý luận Âm trạch, viết: “Ngũ khí hành trong đất, phát sinh từ vạn vật”.

Ngoài ra, còn có luận điểm cho rằng khí có 6 loại. Chúng chỉ hiện tượng biến hoá của tự nhiên. Trong điển tịch cổ đại có các cách nói khác nhau.

Trong sách Tả truyện, lục khí là chỉ 6 loại hiện tượng tự nhiên: âm, dương, phong, vũ, hối, minh. Trong sách Tả truyện Thiệu công nguyên niên có viết: “Lục khí là âm, dương, phong, vũ, hồi, minh vậy”.

Trong sách Trang tử, lục khí gọi là triều hạ, chính dương, phi tuyển, hàng tiết, thiên huyền, địa hoàng. Trong sách Trang tử. Tiêu diêu ký viết: “Nếu lợi dụng được cái chính của thiên địa, có thể chế ngự sự khác nhau của lục khí”. Lộc Đức Minh dẫn câu nói của Lý Hy: “Rạng sáng là triều hạ, giữa ngày là chính dương, xế chiều là phi tuyền, nửa đêm là hàng tiết, thiên huyền, địa hoàng, tạo thành lục khí.

Trong sách Tố vấn, lục khí có hai cách nói: Một là chỉ hạnh, năng gió, ẩm, lạnh, lửa. Sách Tố vấn. Ngũ vận hành đại luận viết: “Hành thì khô, nắng thì bốc hơi, gió thì động, ẩm thì mềm, lạnh thì kiên cố, lửa thì ấm”. Đây cũng chính là lục khí thường nói trong y học Trung Quốc. Nếu sự biến hoá của lục khí này hỗn loạn sẽ dẫn đến bệnh tật Hai là, gọi thành quyết âm, thiếu âm, thái âm, thiếu dương, dương. minh, thái dương. Sách Tố vấn. Lục nguyên chính kỷ đại luận viết “Lục khí có biến, có hoá, có thắng, có vui, có tác dụng, có bệnh. Những cái mà khí chỉ, quyết âm chí hòa bình, thiếu âm chỉ huyên náo, thải âm chỉ ẩm ướt, thiếu dương chỉ nắng nóng, dương minh chỉ yên tĩnh thái dương chỉ gió sương”.

Trong các tác phẩm nổi tiếng của những nhà y học và nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc, chúng ta cũng có thể tìm thấy những luận thuyết liên quan.

Sinh khí và tử khí

Khí trong triết học cổ đại lại phân thành sinh khí và tử khí. Sinh khí lại gọi là hỷ khí, dương khí. Phàm là những khúc nhạc làm cho tinh thần con người vui vẻ, không khí tươi mới, khí hậu làm cho cây cỏ xanh tốt đều được coi là sinh khí. Tử khí, còn gọi là âm khí, ác khí. Phàm là những tạp âm, xú khí làm cho con người không thích hợp, hắc ám, ẩm ướt, bụi bặm đều được coi là tử khí. Con người khi bắt đầu sinh sống và làm việc phải đón sinh khí và tránh tử khí.

Lý luận phong thủy đưa khái niệm khí tiến thêm một bước nữa, kết hợp chúng vào 12 tháng của năm, cho rằng mỗi tháng đều có vị trí của sinh khí và tử khí. Vị trí sinh khí và tử khí của 12 tháng mỗi năm được thuật trong sách Trạch kinh như sau:

Tháng giêng sinh khí vào Quý Tý, tử khí vào Ngọ Đinh; tháng 2 sinh khí vào Cấn Sửu, tử khí vào Mũi Khôn; tháng 3 sinh khí vào Giáp Dần tử khí vào Canh Thân; tháng 4 sinh khí và Mão Ất, tử khí vào Dậu Tâm tháng 5 sinh khí vào Thìn Tốn, tử khí vào Tuất Càn; tháng 6 sinh khí vào Bính Tỵ, tử khí vào Hợi Nhâm; tháng 7 sinh khí vào Ngọ Đinh, tử khí vào Quý Tý; tháng 8 sinh khí vào Mùi Khôn, tử khí vào Cấn Sửu; tháng 9 sinh khí vào Canh Thân, tử khí vào Giáp Dần; tháng 10 sinh khí vào Tân Dậu, tử khí vào Ất Mão; tháng 11 sinh khí vào Càn Tuất, tử khí vào Tốn Thìn; tháng 12 sinh khí vào Hợi Nhâm, tử khí vào Bính Tỵ.

Căn cứ vào những điều nói trong sách Trạch kinh, có thể được bảng sinh khí tử khí của 12 tháng như sau:

Tháng GiêngTháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6
Sinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khí
Quý TýNgọ ĐinhSửu CấnMùi KhônDần GiápThân CanhMão ẤtDậu TânThìn TốnTuất CànBính TỵHợi Nhâm
Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng Chạp
Sinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khí
Ngọ ĐinhQuý TýMùi KhônSửu CấnCanh ThânGiáp DầnTân DậuẤt MãoTuất CànThìn TốnHợi NhâmBính Tỵ

 

Từ bảng trên có thể thấy, phong thủy phối 12 tháng 1 năm, nhưng thực tế chỉ có 6 đôi, vị trí sinh khí và vị trí tử khí của tháng 7 đến tháng 12, ngược lại so với tháng giêng đến tháng 6. Vào tháng giêng sinh khí vào Quý Tý, tử khí vào Ngọ Đinh, vậy thì tháng 7 sinh khí vào Ngọ Đinh, tử khí vào Quý Tý. Cứ như vậy có thống kê như sau:

 

Tháng GiêngTháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6
Sinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khí
Quý TýNgọ ĐinhSửu CấnMùi KhônDần GiápCanh ThânẤt MãoDậu TânThìn TốnTuất CànBính TỵHợi Nhâm
Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng Chạp
Sinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khíSinh khíTử khí
Ngọ ĐinhQuý TýMùi KhônSửu CấnCanh ThânGiáp DầnTân DậuẤt MãoTuất CànThìn TốnHợi NhâmTỵ Bính

 

Theo cách nói của phong thủy, nếu như chỉnh sửa nhà ở, kể cả âm trạch, đều phải tiến hành vào vị trí sinh khí của tháng, nếu sửa nhà vào vị trí tử khí của tháng sẽ dẫn đến tai họa. Sách Trạch kinh viết: “Mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có vị trí sinh khí và tử khí, nhưng người sửa nhà vào vị trí sinh khí thì phúc đến”.

Sinh khí của tháng và thiên đạo nguyệt đức hợp thành con đường may mắn, phạm vào vị trí của tử khí sẽ gặp hung sự.

Cái gọi là “táng giả thừa sinh khí dã” trong sách Táng thư cũng bao hàm ý nghĩa này. Cách liên hệ sinh khí và tử khí với cát hung của dựng nhà, hiển nhiên là một cách nói gán ghép, không có căn cứ khoa học. 

Mối quan hệ giữa khí và người

Triết học cổ đại Trung Quốc cho rằng, thân thể con người cũng như vũ trụ, trong cơ thể con người cũng có một loại khí, gọi là nguyên khí. Liên quan đến khí trong cơ thể người hàm ý tương đối rộng, bao gồm vật nhỏ có thể vận hành biến hoá trong cơ thể con người, hoặc là công năng hoạt động của tổ chức tạng phủ, gọi chung là khí ví dụ như: khí gan, khí thủy cốc, khí thở, khí của phủ tạng, khí kinh mạch…

Khi đối với con người rất quan trọng. Khí là sinh mệnh của con người. Cơ thể con người có khí thì sống, không có khí thì chết. Sách Trang tử. Tri Bắc du viết: “Con người sống, khí tập trung, khí tập trung lại thì sống, khí tản rời thì chết”. Phần 18 cuốn sách Nhị trình di thư cũng có cách nói tương tự: “Hỏi: Người thượng cổ thọ bao nhiêu? Tại sao người đời sau lại không thọ bằng? Có phải do khí không? Trả lời: Khí chính là sinh mệnh”. 

Theo cách giải thích này, khí có thể gọi là khí số, người ngừng thở sẽ chết, có thể nói là khí hết thì số tận. Vương Sung trong sách Luận hành. Luận tử thiên cho rằng, thậm chí con người bực tức cũng phải dùng khí: “Con người khi thịnh nộ cũng dùng khí người bực tức khẩu khí chuyển lên mặt”.

Mạnh, yếu tồn tại trong khí của con người là biểu hiện quan trọng của sức khỏe. Những câu thường nói như thanh niên khí thịnh, trẻ con khí vượng, người già khí suy đều biểu thị trạng thái sức khỏe khác nhau của cơ thể. Vương Sung trong sách Luận hành. Luận tử thiên ở viết: “Sở dĩ con người có thể nói được là do có khí lực, sự thịnh của khí lực là do có thể ăn uống. Ăn uống giảm sút thì khí lực suy, khí lực suy thì thanh âm khan, mệt mỏi không thể ăn, miệng không thể phát ra lời”.

Người xưa nghiên cứu cho rằng, trong cơ thể con người có đường khí, hơn nữa bản thân con người có thể cảm nhận thấy. Khi đường khí trong cơ thể người thông suốt, con người sẽ cảm thấy tim ngực nở rộng, tinh thần thoải mái; khi đường khí bị tắc, thường cảm thấy đau tim, đây là nguyên nhân khí ở ngực bị tắc. Phương pháp điều chỉnh lúc này là hít thở thật sâu, làm cho khí lưu thông thì có thể giúp cho tinh thần con người khôi phục, bình tĩnh. Sở dĩ khí công có thể dùng để làm khỏe cơ thể cũng là do thúc đẩy một cách khoa học sự lưu thông của khí trong cơ thể.

Phong thủy khi vận dụng lý luận khí đã có thêm nhiều cách nói về cát hung. Vì vậy, khi nghiên cứu phong thủy, phải bỏ đi cách nói gần ghép này của phong thủy, như vậy thì mới có thể nhìn thấy sự lựa chọn của môi trường sống và của hình thức kết cấu phòng ở, lợi dụng một cách có hiệu quả điều kiện tự nhiên để tăng cường sức sống của khí trong cơ thể người, có lợi trong việc tăng cường sức khỏe của cơ thể.

Mối quan hệ giữa khí và dương trạch

Vận dụng lý luận của khí để phân tích và sắp xếp dương trạch là một loại phát triển của phong thủy về khí.

Phong thủy cho rằng, dương trạch cũng như con người, cần cất giữ khí, hơn nữa cũng có sinh khí và tử khí, khi con người sử dụng nhà ở nên tránh tử khí, đón sinh khí. 

Đón sinh khí, phong thủy gọi là nạp khí. Như vậy, khí nằm ở đâu? Thấy phong thủy trên bề mặt phần đất, kiến trúc vật, bố cục phòng ở cần chọn sẽ dùng la bàn vẽ một hình cửu cung, sau đó tìm vị trí của 9 cung khí, cho biết vị trí cụ thể của khí.

Phong thủy cho rằng, có một số khí vị cứ 20 năm lại thay đổi một lần, như năm 1984 – 2003, năm 2004 – 2023, năm 2024 – 2043, 60 năm thành một vòng luân chuyển. Cũng có một số khu khí 60 năm mà vẫn giữ nguyên chỗ cũ không biến đổi. Những khí này gọi là địa khí. Là chủ nhân của nhà ở, còn phải kết hợp với một bảng khí vị được thiết lập theo năm sinh để chọn lấy một hình địa khí Cửu cung gần với mình nhất, rồi bố trí nhà ở.

Theo cách nói của phong thủy, khu vực khí chủ yếu thường dùng để bố trí phòng ngủ, phòng làm việc, bàn ăn, phòng khách và những vật dụng gia đình cần thiết, hoặc khu vực diễn ra những hoạt động quan trọng khác.

Phong thủy khi luận về cát hung của dương trạch cho rằng, quan trọng nhất, là nạp khí, hơn nữa nhấn mạnh không chỉ nạp địa khí mà còn phải nạp môn khí. Nếu như môn khí và địa khí đều vượng thì người trong nhà sẽ thu được phúc. Cái gọi là môn khí trong phong thủy khí đến từ phía bên ngoài nhà. Phong thủy phân hướng của cửa nhà thành khắc phương và sinh phương. Những khí đến từ khắc phương không chỉ dương trạch gặp hung mà người trong nhà cũng gặp hung, bị xung khắc; khí đến từ sinh phương, dương trạch gặp sinh khí, người trong nhà cũng gặp khí may mắn, thu được phúc. Vì vậy, phong thủy dương trạch còn phải xem phần đất ở ngoài cửa, chú ý đường ở bên ngoài cửa, tránh đường chạy thẳng vào cửa nhà.

Liên quan đến nạp khí của dương trạch phong thủy vô cùng phức tạp, còn phải dựa vào Cửu cung Bát quái và tương sinh tương khắc của Ngũ hành để luận đoán.

Cách nói nạp khí của dương trạch trong phong thủy ở hai điểm sau có ý nghĩa khoa học. Một là khí của nhà ở, địa khí, có khả năng là chỉ từ trường ở bên trong trái đất, dùng la bàn để xác định sự lớn nhỏ của loại lực từ này, và nhờ vào chỗ lực từ lớn mà xác định khu vực khí. Không luận đến cách vẽ sơ đồ Cửu cung khí vị trên có phù hợp với khoa học hay không, nhưng có thể đồng ý cho rằng; nó đều có ảnh hưởng tới con người cũng như bất kỳ loài động thực vật nào sinh sống trên bề mặt trái đất. Phong thủy lấy loại hình thức này để thu hút quan hệ của lực từ trường trái đất và con người, điều chỉnh đến mức độ tốt đẹp nhất để thu được nhiều sinh khí; hai là, ở môn khí, nhấn mạnh phải xem quan hệ giữa nhà ở và đường xá bên ngoài cửa nhà ở, phải tránh đường chạy thẳng vào cửa nhà. Ở đây đã chú ý đến ảnh hưởng của kiến trúc bên ngoài nhà và tạp âm đối với con người. Bởi vì con đường chạy thẳng đến cửa nhà sẽ mang đến bụi bặm, xe cộ trực tiếp đi lại, sẽ hình thành nên thế xung đối với nhà ở, tiếng ồn ào trên đường sẽ bay thẳng đến nhà ở như vậy sẽ mang lại những rắc rối nghiêm trọng, làm cho người sống trong nhà cảm thấy phiền não, bất an. 

Những nhân tố hợp lý của thuyết nạp khí phong thủy này lấy thời gian ngày tháng năm sinh của người định khí vị. Thuyết cát hung của nhà ở, thuyết sinh phương và khắc phương, cũng như sự bao vây của những học thuyết cố làm cho huyễn hoặc, làm cho phong thủy xa dần với khoa học chân chính.

Mối quan hệ giữa khí và âm trạch

Khí bao phủ toàn bộ vũ trụ, cũng nằm cả trong đất. Người ta thường cảm nhận được khí ẩm ướt của đất, khí nóng ngày ngày bốc hơi, địa lực của đất nuôi cây sinh trưởng. Tất cả những điều này đều là hình thái biểu hiện của khí trong lòng đất.

Phong thủy phát triển khí thành âm trạch, trở thành nền của âm trạch, căn cứ lý luận của điểm huyệt, Nội thiên trong sách Táng thư chính là kinh điển của lý luận âm trạch phong thủy. Lý luận âm trạch phong thủy cho rằng, bản chất của khí vô hình thể, trong đất mượn đất làm hình thể. Khi chuyển động trong đất, chuyển động theo sự nhấp nhô của đất. Ở vị trí mà khi dừng lại chính là địa khí. Bởi vậy, nhiệm vụ của thầy phong thủy chính là toàn lực đi tìm mảnh đất này.

Về mặt phong thủy mà nói, trong đất có khí mà sinh ra vạn vật. Táng thi thể người chết vào trong đất cần mượn đất đai phản khí nhập cốt, tái sinh khí vốn tồn tại trong cơ thể. Táng thư cũng viết về điều này: “Con người thụ thể là do cha mẹ sinh ra, sự tập hợp của di thể sống, ngưng kết thành xương cốt, chết thì chuyển động tự do. Người chết phản khí nhập cốt, lấy âm làm phương pháp tồn tại. Vì vậy, về mặt phong thủy mà nói, nơi đất cao nước sâu, cây cỏ mọc tươi tốt, nhất định khí vượng, chính là cuộc đất quý báu, giàu có vạn hộc”.

Tuy vậy, sinh khí nằm trong đất, con người không thể nhìn thấy. Như vậy, liền sản sinh và hình thành thuật quan sơn do đất của phong thủy với những quan niệm như: Ngũ hành bất tang, cũng như sự cát hung của đất mộ hình dạng như chim bay, thú chạy.

Hiện nay học giả thông thường cho rằng, âm trạch không có ý nghĩa mang tính thực tế như dương trạch. Thuyết âm trạch của phong thủy hoàn toàn là một loại lý luận xuyên tạc, bóp méo của thuyết khí duy vật. Đó hoàn toàn là quan niệm sai lầm. 

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024