Ngày: 22/10/2024
Giờ:
0

Tìm hiểu về táng huyệt, khảo sát huyệt vị

phongthuy.vn
24/09/2024

Táng huyệt là một quy trình cực kỳ quan trọng mà hầu hết mọi người đều quan tâm. Từ thuở xa xưa, người ta cho rằng, với những người đã qua đời thì cần chọn nơi an táng đẹp, có vị trí phong thủy tốt, như vậy có thể phù hộ cho con cháu đời sau nhận được vận khí tốt, phát triển giàu có.

Táng huyệt là một quy trình cực kỳ quan trọng mà hầu hết mọi người đều quan tâm. Từ thuở xa xưa, người ta cho rằng, với những người đã qua đời thì cần chọn nơi an táng đẹp, có vị trí phong thủy tốt, như vậy có thể phù hộ cho con cháu đời sau nhận được vận khí tốt, phát triển giàu có. Vì vậy hãy cùng phong thủy tìm hiểu về táng huyệt thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khoảng giữa thư hùng mới xuất hiện huyệt vị tốt

Âm khí thịnh nhưng gặp dương khí sẽ phải tạm ngưng. Dương khí chiếm ưu thế nhưng gặp phải âm khí sẽ phải dừng lại. Long mạch có tính hùng cũng phải kèm theo tính thư, long mạch có tính thư cũng phải có sự bao quanh của tính hùng.

Rõ ràng, khí thế của long mạch phải ở vào vị trí có sự giao hòa giữa âm dương và thư hùng mới được hình thành, đây là cách đoán định và long mạch mà mọi người nên biết. Trong vùng sơn cốc, khí dương chiếm ưu thế, cho nên nếu ở vùng đất bằng, sẽ có sự thay đổi, cách cục nhờ đổ cũng được rộng mở hơn, thuận lợi cho việc sản sinh dương khí. Nếu ở vị trí của huyệt mộ chính là ý nói: “Âm chiếm ưu thế, gặp dương sẽ tạm ngưng”. Nếu dương khí hiển lộ nhiều thì huyệt mộ sẽ cấu thành lớn, sinh khí hình thành ít huyệt mộ ắt nhỏ, như thế sẽ không nảy sinh nhầm lẫn.

Lại so sánh ở nơi đất bằng, dương khí chiếm ưu thế, ở vị trí đó sẽ nổi lên một gò hoặc đồi núi, như thế có thể gọi là khí cát lợi. Nếu bốn mặt đều là âm sa, không có hình thế bao quanh bảo vệ, thế sẽ ít hiện lộ và hình thành nên cách cục đơn độc. Ở vùng trung nguyên phải dựa vào sự phân chia cách cục rõ ràng và sự lộ diện của hình thế mà đoán định, như thế gọi là “dương khí chiếm ưu thế, gặp âm sẽ phải dừng lại”. Đứng từ phía chính diện mà nhìn long mạch, nếu chủ về thanh thế vang dội gọi là hùng long. Sự hiển lộ của nó từ trên trời giáng xuống, khí thế của nó theo phong mà vận hành, vị trí của nó nằm hai bên để giữ gìn thế núi, cần sự uyển chuyển mềm dẻo, từ xa bắt đầu bảo vệ xung quanh mà không có phô trương thanh thế, ứng với vị trí dựng huyệt mộ ở vị chính của chính mạch. 

Cổ nhân nói: “Hùng long tọa, đại tướng dĩ ác trọng binh” (Hùng long ở thế tọa, đại tướng sẽ nắm binh lính trọng yếu) cũng là ý này. Nếu sa thạch chịu sự thúc ép, hình thái tú lệ thanh nhã, sẽ xuất hiện văn nhân hoặc văn thần nắm việc binh quyền. Nếu thế vận hành của long mạch xuất hiện dưới hình thể mềm mại, dẻo dai của tính thư, vậy nó phải ở hai bên để tiến hành bảo vệ; chỉ có tài, lực ở phạm vi rộng lớn sinh khí mới xuất hiện, cũng sẽ hiển lộ sức sống. Thư long chủ  yếu xuất hiện dưới tư thế thanh tú, mỹ lệ, nếu sa thạch ở bốn phía giống như chiếc bút lông, thẻ tre thẳng tắp, tựa như cờ trống giương thanh thế, cũng sẽ xuất hiện vị tướng uy nghiêm. 

Như vậy sao nó lại xuất hiện dưới vẻ thanh tú? Nói như vậy thư long và hùng long có quan hệ tương hỗ phức tạp mới nảy sinh nhiều kết quả tốt như vậy, giữa thư hùng còn có sự hòa hợp với nhau do đó mọi người cần xem trọng.

 

Long

Tụ giảngSinh khí vận hành hòa hợp, kéo dài ngang dọc. Giống như chợ tụ tập nhiều loại người, hay đám quan lại triều đình hoặc những thầy tăng tụ tập để truyền giáo, trở thành một vùng quan trọng
Hành giảngSau khi tụ hội, lại được chia thành các nhánh nhỏ tiếp tục vận hành, còn mạch gốc ở vị trí trung ương. Các mạch nhánh đó lan tỏa ra các hướng, chạy dọc hai bên để bảo vệ cho mạch gốc, giống như đám binh sĩ hành quân trên đường phục dịch cho tướng lĩnh.
Tọa giảngSau khi long mạch vận hành rồi sẽ rụng lại. Giống như người đi trên đường rồi cũng phải trở về nhà hoặc bậc quý nhân rồi cũng được lên làm vua, có người bảo vệ hai bên mà không sợ một mình độc lập.

Sa

Quyền tinhThế hướng đến lớn rộng, hình thế cao lớn như tuyết trên đỉnh núi, kéo dài cao thấp như nhạn bay trên trời, tất cả rồi hội tụ lại địa bàn núi Côn Lôn. Khi an táng các vị Phật, thần tiên, vương hầu phải dựa vào Quyền tinh để chọn vị trí đặt mộ.
Tôn tinhCao nhưng ở gần sơn mạch, đứng ở trong đám quần sơn có thể nhìn | thấy đầu tiên, gốc sinh khí của long mạch cũng đều tụ hội lại vị trí này.
Hùng tinhCùng tương hỗ phù hợp với Tôn tinh, làm cửa bảo vệ nó. Ở vào vị trí nối tiếp của thành trì, cũng chính là sao mà người nay gọi là sao La Hầu Bắc Thần.

Huyệt

Cái thaiĐứng từ vị trí bị chặn đến vị trí của bệ núi tất sẽ là nơi tàng phong tụ khí, nếu trên bề mặt Cái mà không có khí thế, long mạch tất sẽ cô độc lộ hiện, Thai tinh vì thế cũng không thể kết tụ được. Vị trí tốt nhất là Hoa cái, sau là đến Quan cái và Bảo cái.
Giáp thaiChính là cách nói hiện đại đó là nói về sự bảo vệ của Thanh long và Bạch hổ, khiến cửa phong không nảy sinh biến động, nhờ thế mà sinh khí không bị phân tán.
Thừa thaiLà chỉ tiểu minh đường, lộ hiện một chút hai bên Thái cực vựng ở trường huyệt vị, là nơi khúc cong của dòng chảy mơ hồ giao nhau.

Thủy

Thu khâmSinh khí nơi huyệt mộ nếu gặp phải dòng chảy tất sẽ hội tụ lại một | chỗ giống như bầu áo với cổ áo của người, kết hợp hài hòa, thành một thể thống nhất.
Thu đườngỞ vào vị trí mà long hổ có sự phân tách tương hỗ để bảo vệ Sa đó | là nơi thủy khí hội tụ, giống như minh đường của ngôi nhà, hội tụ dòng chảy của tứ phương, hình thành nên thế đường hợp.
Thu quanThông qua long mạch để phân tách nơi tụ thủy khí của thành trị. | Nhỏ thì giống như lối ra của ngôi nhà còn lớn thì như bức tường bao quanh thành trì, Thu quan chính là cách cục thủy khép kín.

 

Tìm hiểu hình thế thực chất là khảo sát huyệt vị

Khi đoán định vị trí mộ huyệt trước tiên phải tìm hiểu địa hình xem xét nơi khí hội tụ để thiết lập vị trí huyệt mộ, nhưng cũng không được luận bàn một cách đại khái. Người nay khi xác định vị trí của huyệt mộ chỉ cần nhìn vào bốn chữ “Oa kiềm nhũ đột” (địa thế uốn lượn, kiềm tỏa, nhấp nhô, cao vút), nếu địa thế phù hợp bốn chữ này thì liên cho rằng đó là huyệt tốt, tuyệt nhiên họ không biết được địa hình là yếu tố căn bản của huyệt vị, phải tìm được nơi sinh khí tụ hội, do vậy cần phải khảo sát hình thế của nó.

Vùng đất rộng không có hình trạng nhất định nên cần phải xem xét khí thế của nó. Vùng đất nhỏ hẹp không có khí thế cần phải xem xét sinh khí của nó. Sinh khí được hình thành trong thủy sẽ dừng ở giữa núi, được hình thành trên núi sẽ tụ hội ở tại thủy. Nơi hình thế rộng lớn sinh khi thường có sự ẩn tàng, hoặc là rất xấu, không có hình trạng đẹp đẽ. Chỉ có từ hình thế rộng lớn của núi sau đó tiến hành khảo sát rồi đi tìm sút sống ẩn chứa tiềm tàng trong bản chất của nó, như thế mới có thể tìm được huyệt vị mà không cần câu nệ đến phương pháp dùng bốn chữ “Oa kiềm nhũ đột”. Những nơi đất nhỏ hẹp, không có khí thế cần phải xem hình trạng và cách cục đó có lợi cho việc hội tụ phong khí hay không Quan sát phía bên ngoài, tựa như không có sinh khí nhưng khi tìm hiểu sâu vào bên trong sẽ có sức sống ẩn tàng trong đó. Ở vào vị trí sinh khí hội tụ có thể thiết đặt huyệt mộ, đó cũng chỉ là một tác dụng của cách cục mà thôi. Quản thị từng nói: Việc thiết đặt huyệt mộ trước tiên phải nhận diện cho được hình thế của dòng thủy, sau đó lại tìm hiểu những vị trí nào có thể xây dựng huyệt mộ. Ngoài ra còn phải phân biệt sự cao thấp các nhánh của long mạch, như thế sẽ không bị nhầm lẫn.

Giống như long mạch ở vùng đất bằng phải lấy dòng thủy làm giới hạn, nếu trong đó dương khí chiếm ưu thế, như vậy khí thế của nó tất sẽ mềm mại, uyển chuyển, huyệt vị nên được xây dựng ở chỗ hình núi cứng cỏi, sẽ khiến sinh khí tụ hội trên đỉnh mà tạm ngưng, cũng chính là ý mà trong sách Táng thư có đề cập đến “chi táng kỳ điên” (táng ở trên đỉnh núi). Long mạch ở trong rãnh núi, khí âm chiếm ưu thế, khi đó khí thế của nó rất kiên cường, huyệt vị nên ở được xây dựng ở vị trí thoáng rộng trên đất bằng, sinh khí trong thủy sẽ hội tụ. Ở đây nói đến dòng thủy tức là nó tụ hội ở vị trí mà có dòng thủy tụ lại. Cổ nhân nói: Rốt cục sinh khí có đến hay không phải dựa vào sinh khí nơi đất bằng mà đoán định, rốt cục sinh khí có được lưu lại hay không, cần phải ở vị trí cao mà phân biệt. Điều này giống với ý “lũng táng kỳ lộc” (chôn cất dưới chân núi) trong sách Táng thư. Phía dưới của hình thai ở vào vị trí con cháu, hoặc ở vào đoạn hội tụ thứ nhất.

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024