Ngày: 29/01/2025
Giờ:
0

Tìm hiểu vị trí trọng yếu của huyệt mộ

phongthuy.vn
27/09/2024

Việc xây dựng mộ huyệt cho người đã khuất là một điều vô cùng quan trọng đối với người dân từ xưa đến nay. Trước khi quyết định đặt mộ thì việc lựa chọn vị trí huyệt mộ là không thể bỏ qua.

Ở bài viết này, phongthuy.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về vị trí trọng yếu của huyệt mộ.

Phân biệt sinh tử, âm dương của long huyệt và sa thủy

Long mạch và táng huyệt có thể chia thành âm dương và sinh tử, cũng như vậy sa hình và thủy thế cũng có thể chia thành âm dương và sinh tử.

Nói như vậy tức là thông qua sinh tử, âm dương của thủy thế và sa hình để đoán định sinh khí. Vậy làm sao có thể phân biệt âm dương của sa hình? Có thể lấy nơi bằng phẳng là dương mà lấy nơi cao dốc là âm. Giống như một người, phía trước mặt là dương, phía sau lưng là âm. Có lẽ phía trước mặt hướng ở vị trí bằng phẳng sẽ phù hợp còn ở vị trí sau lưng mà hướng về nơi bằng sẽ không hợp lý. Không chỉ long mạch và táng huyệt yêu thích dương khí mà sa hình cũng hướng về phía dương. 

Làm sao để phân biệt được âm dương của thủy thế? Thế thủy cong gãy, liên tục không dừng, sâu dày tinh khiết, chầm chậm, thư thái, tĩnh lặng là dương. Nếu dòng chảy nhỏ mà thẳng, đổ xuống bên dưới là âm. Giống như các mạch trên cơ thể con người, vận hành thông suốt, hợp lẽ tự nhiên, không có trái ngược sẽ không sinh bệnh, nếu các mạch vận hành gấp gáp, hỗn loạn sẽ sinh bệnh tật. Không chỉ sa hình mới cần tính dương mà thủy thế cũng phải thể hiện tính dương. Làm sao để phán đoán được sinh tử của sa hình? Sa hình bất luận là long, hổ, án hay đổi chỉ cần hợp lẽ, các phần không chỉ hoàn chỉnh mà phải có sự tương hỗ, ôm ấp nhau, giống như kẻ nô bộc theo gót chủ nhân, vợ theo chồng, hai thứ đó cùng hòa hợp hỗ ứng với nhau, như thế làm sao hợp lý cho được? Tựa như sự phân biệt tôn ti trên dưới giữa con người, tuy địa vị khác nhau chỉ cần hòa khí đầy nhà cũng là hợp tình hợp lý. 

Nếu hình dáng của sa hình thẳng cứng, không có dáng vẻ hoạt động cũng chẳng có sinh khí tại đó. Đoán định sinh khí của thủy thế cần phải nắm được chiều thuận nghịch nhanh chậm của nó. Sinh tử của sa, thủy phải từ âm dương mà phân biệt. Mọi sự vật trong vũ trụ gặp khí i dương. tất sẽ sinh sôi, gặp khí âm tất sẽ tiêu vong. Giống như con người nhận được khí dương tinh túy (dương tinh) từ cha, nhận dòng máu tính ẩm (âm huyết) từ mẹ, thu hội hai khí âm dương của trời đất mới trở thành con người được, trong đó dương khí có tác dụng chủ yếu. Khi người thân qua đời, trước tiên âm huyết sẽ khô kiệt, nhờ dương khí từ cha mà thân xác còn được lưu giữ lại, tiếp tục hấp thu sinh khí của trời đất để phủ trợ cho con cháu đời sau. Tựa như giữa khoảng trời đất, trời là dương. đất là âm, thiên đạo vận hành không ngừng nghỉ. Tam quang là mặt trăng, mặt trời và các vì sao chiếu rọi mặt đất, mưa móc tưới nhuần vạn vật khiến vạn vật trên trời đất sinh sôi, phát triển nên mới nói dương khí hưng khởi sẽ phát huy được tác dụng quan trọng của nó. Quan điểm về quan hệ sinh tử của các nhà phong thủy học được nói qua ở đây để độc giả tiện tham khảo.

👉👉👉 Phong thủy âm trạch và những điều kiêng kỵ cần biết để tránh ảnh hưởng xấu đến gia tộc.

Quy luật tiến lui của sinh khí nơi huyệt mộ

Sinh khí có sự phân biệt hư không và tràn đầy, theo lý luận này ta cần dung hội, tương hỗ sự thực hư của sinh khí. Sinh khí cũng có sự phân biệt sinh thành và mất đi, nên dựa theo đó để việc thu nạp sinh khí có thứ tự trước sau.

Ở trên là nói về quy luật của việc tăng giảm, tiến lui sinh khí nơi mộ huyệt đến việc làm thế nào để dựa vào vị trí phát sinh của sinh khí. Con cháu vào thời điểm sinh ra, dương tinh của cha sẽ phát huy tác dụng chủ yếu, khi hình thể vẫn chưa được hình thành thì sinh khí bắt đầu chiếm ưu thế, sở dĩ hư không thuộc dương vì không thể hòa dịu thuận theo mà cũng không nên có sự thiên lệch. Giống như hình tròn của mặt trời, ánh sáng đều từ vùng trung tâm mà phát ra. Sau khi con người đã thành hình hài thì âm huyết phát huy tác dụng chủ yếu, hình thể chân thực mà sinh khí bắt đầu được tụ hội, cho nên chân thực tràn đầy là dương tính, không nên qua chỗ gấp gáp mà nên tiến nhập từ phía bên cạnh, không nên vận hành chính diện, như thế là quy luật tiến lại giữa khoảng hư thực của sinh khí. Việc đặt huyệt mộ nên phân biệt hướng vận hành trái phải của sinh khí, nếu sinh khí được phát sinh từ phía trái sẽ tiến nhập vào phía phải rồi khởi phát, nếu sinh khí được phát sinh từ phía phải sẽ tiến nhập vào phía trái rồi khởi phát, như thế mới thu được sinh khí mà sinh khí cũng không bị tổn hại. Tuy giữ lâu nhưng sinh khí cũng phát sinh chậm chạp, nếu thu nạp sinh khí từ phía bên cạnh sẽ nhanh được tiền tài quan lộc. Đây chính là nói đạo lý thu hội phát xuất, tăng giảm của sinh khí.

Dựa vào nội khí để sinh ngoai khí

Dựa vào thành trì để mượn dùng chủ mạch cần khảo xét kỹ càng, nhìn xem có hay không sự giao hòa nối tiếp chân thực. Long mạch hướng cong gãy, nên giảm bớt sinh khí ở phương vị minh đường của táng huyệt.

Mượn ngoại khí để sinh nội khí, đây là cách lập huyệt mộ tại vị trí từ hai bên uốn lượn giáng xuống, nếu có thể tách khỏi thanh thế vốn có trung ương. Long mạch không thể đáp xuống tại phương chính mà nên của nó mà dựa đám quần sơn, dòng thủy hoặc núi cát lợi đều có thể gọi. là “lạc thác”, tức là có thể dựa vào ngoại khí mà sinh nội khí, cho nên. gọi là “bàng thành tá chủ” (dựa vào thành để mượn mạch chủ). Long mạch thẳng, giống như từ phương chính diện thu vào, khi bắt đầu không hướng về một phía nhất định, như thế là trái với lẽ thường mà chưa thể hình thành nên cách cục, do vậy cần khảo xét minh đường của huyệt vị. Cách cục minh đường cần phải dựa vào sự tương ứng giữa đoạn cong gãy của long mạch. Dùng long mạch để xác định huyệt mộ dùng dòng chảy để xác định chiều hướng, cũng là nói về nơi tụ hội của dòng thủy, đó là minh đường ứng thuận với một cách cục nhất định. Cần phải dựa vào cách xác định phương vị mà không nên quá câu nên vào việc nó thu nạp vào hướng chính. Bạt sa kinh có viết: Việc xác định cách cục của huyệt mộ cần căn cứ vào long mạch, nơi long mạch dừng lại cũng có thể dùng phương pháp “tựu hướng ảo long” (dựa vào hướng để uốn long).

Thông qua động tĩnh và sinh tử để nhận biết long khí

Khi tìm phương vị của huyệt mộ, cần phải chọn nơi “tam tĩnh nhất động”, mà chỗ đó nảy sinh sinh khí, phải từ vị trí có nhiều tử khí chọn ra nơi có sinh vượng khí.

Cần phải thông qua sinh tử và động tĩnh để nhận biết tính thật giả của sinh khí nơi long mạch. Thế nào gọi là Tam tĩnh? Án sơn phải tĩnh, thế đất bằng phẳng rộng lớn không có đoạn nhấp nhô, cao dốc. Long sa và hổ sa phải tĩnh hướng vào sự ôm ấp giao hòa bên trong mà không hướng xuất ra bên ngoài. Dòng thủy bao quanh phải tĩnh, để tương hòa với thế núi và không có xung đột với hướng ngược nó, khoảng giữa trong nó là nơi dựng mộ huyệt, xuất hiện sự hoạt động của một dòng sinh khí tại long mạch sẽ lộ hiện điểm tốt lành. Như thế gọi là “tam tĩnh nhất động”, táng huyệt tại vị trí đó là chân huyệt. Phân biệt sinh khí nên khảo xét sinh cơ nơi huyệt mộ. Thế nào gọi là sinh cơ? Sinh cơ là nơi bắt đầu của sinh khí, giống như toàn bộ phần đầu của đứa trẻ nhỏ, có xương cốt rắn chắc bao quanh, chỉ có khoảng giữa nơi mặt là mềm mại (chỉ mũi và miệng). Khi hô hấp sinh khí đều từ đó mà sinh ra, đó là nơi sản sinh khí chân thực. Cổ nhân ví trường hợp này giống như đầu của đứa trẻ nhỏ là rất hợp lý. Giống như trong cái sâu dày chọn lấy cái mỏng bạc, trong sự tĩnh lặng lựa chọn cái hoạt động, trong cái động chọn cái tĩnh, các mặt giống như thế đều là sinh tử, mà chỉ trong đó mới có sinh cơ, mới là sinh khí. 

Tính trọng yếu của táng khí

Nơi có thể nghiêng dốc, đồng thời có góc cạnh mới là hình núi chân chính, ở nơi gặp được hình núi gồ lên hoặc là trùm lên cũng chính là nơi sinh khí. Nhận biết được sinh khí so với nhận biết được long mạch còn khó hơn, do vậy đem huyệt táng đặt trong khí mạch không bằng đặt ở nơi có sinh khí thịnh vượng.

Đây là phương pháp phân biệt sinh khí rất mơ hồ, không rõ ràng. Đầu tiên là khi đặt huyệt táng cần khảo sát địa hình trước, sau đó đến phân rõ sinh khí. Nếu xung quanh địa táng có góc cạnh nghiêng dốc, cũng có thể phát hiện ra dòng chảy rất nhỏ, vị trí này có thể hình thành nên huyệt táng. Hình dạng của nó hoặc là đầy đặn lồi lên, xung quanh có sa thạch bao bọc, hoặc có dạng lõm xuống, xung quanh có một vài dòng nước nhỏ hội tụ, bên ngoài cũng có một số sa thạch bao quanh dòng nước. Như thế có thể hình thành hình thái góc cạnh, sinh khí cũng không thể tràn ra mà tiêu tán, ở trung tâm cũng gồ lên, hình thành thai túc. Nếu như ở giữa bị trũng xuống tất hình thành địa huyệt giả. 

Vậy có thể phân biệt khí mạch như thế nào? Khi mạch lạc vận hành thì có thể hình thành nên một hình dạng lỗi lên, giống như dấu vết của một con rắn bò qua, hình thái không quá rõ ràng nhưng không thể xem là không có hình dáng gì. Khi mà hình thái lồi lên này bắt đầu thu lại, ẩn đi thì sẽ xuất hiện âm tính, bởi thế mà sản sinh ra sát khí, không thể mạo phạm vào. Bằng phẳng, tròn trịa tức là khí, giống như thân thể của một người vậy, mạch lạc còn có bối cảnh để có thể tìm, sinh khí bằng phẳng mở rộng mà lưu chuyển toàn thân sẽ hiển thị dương tính. Mạch lạc này tuy rằng dễ dàng phát hiện nhưng sinh khí trong đó lại rất khó phân biệt. Do đó “táng huyệt bất như táng khí chính là ý nói đến mạch lạc là âm còn sinh khí là dương. Táng khí chính là Thái cực huân hoặc là Thiên luận đã được nói ở phần trên, chúng cũng chính là bản thể của sinh khí. Các thầy phong thủy ngày nay cho rằng, địa táng cần đặt ở trong mạch lộ mà không được đặt ở phương vị có sinh khí đều là không hiểu rõ đạo lý này. Nếu hình thái của táng huyệt chính xác, lại có thể xác định rõ được mạch lạc của sinh khí, như thế mới có thể thu được phúc đức mà không có sai sót

Phương thức của pháp táng

Chiếu theo một phương pháp nhất định để tiến hành an táng cắn phải khảo sát hình thái bên trong của nó. Đồng thời, muốn lĩnh ngộ đạo lý an táng thì cần xem hình tượng của nó.

Các tình huống của huyệt táng biến hóa muôn vàn, có lúc thì huyệt táng hình thành ở nơi thô lậu, nông cạn, thông qua sự cải tạo của con người mới có thể sử dụng, có lúc lại ẩn chứa trong lòng đất, cần thông qua sự am hiểu, thể ngộ mới có thể phát hiện. Những vị trí này còn được gọi là “tiên tung” (dấu tích của tiên), cho nên đối với việc khảo sát sinh khí mà nói, không thể không chuyên tâm nghiên cứu. Phán đoán huyệt táng trước tiên cần khảo sát hình thế của nó, có một vài hình thể tuy không hoàn chỉnh nhưng cũng có thể đủ để hình thành táng huyệt. Ví như hình núi xấu mà chưa hề khai phá, lại cần có hình lõm ở nơi có đất cứng, vậy thì làm sao có thể làm huyệt đây? Trong trường hợp này nên lấy chỗ lõm nhỏ ở đó mà tiến hành phân tích, tức là để có sinh khí thì phải tiến hành đào lên, dùng sức người cải tạo nó thành một hôm nước hình tổ chim để an táng,đây được gọi là pháp táng. Nếu như chỗ hõm nước này rất sâu thì hình thành dương trong dương, không thể để đặt huyệt mộ. Nhưng nếu ở đó có sinh khí tích lũy thì là nơi sinh khí có thể hội tụ thì cần dùng đất đá để lấp bớt đi, hoặc là chèn thêm gỗ vào, hình thành hình thái trong dương có âm, như thế mới có thể đặt huyệt táng vào đó, đây cũng chính là phương pháp hư mà thực, cũng là một loại của pháp táng.

Các loại phương pháp khác như kỵ hình tiễn táo, khai cô tiệt bạc… cũng đều là căn cứ vào tình hình thực tế để tiến hành bồi thêm, tiêu bớt…, bày bố sao cho tương ứng phù hợp, đây đều là các phương pháp táng mà Dương công nói tới. Long mạch chân chính sẽ hội tụ ở những nơi này, hình thế và cách cục cũng ở đây mà trở nên phù hợp, như vậy thì có thể khảo sát tình trạng chân thực của huyệt táng mà khả năng hội tụ long mạch mà cổ nhân nhắc tới cũng chính là nói đến ý này. Lại như ở vùng đất cằn cỗi, hoang vắng, có một đỉnh núi cao chót vót, thế núi hai bên không thấy có sự ngừng lại, xem tiếp thì thấy không có nơi nào có thể đặt được huyệt táng, nếu như xét từ khí thế của nó mà nói thì là hai bên nhìn xa được ngoài trăm dặm, chính diện có hình giống như đầu con thiên nga, bên trái có hình như một con quạ, bên phải có hình như một cây đại thụ, ba dương vị cao sừng sững trước mặt, các ngọn núi khác đều triều hướng nó, dòng nước tuy cách đó một hai mươi dặm, nhưng quanh co uốn khúc mà chẳng thấy được điểm khởi đầu, kết thúc, dưới huyệt của loại núi này có mạch sinh khí dồi dào, ở chúng tự hình thành một minh đường nhỏ, ở nơi bằng phẳng không nhìn thấy được khởi nguồn của nó, trong huyệt núi, chỉ có thể thấy nó tụ lại phía trên, vươn lên tới tận trời, hình thành một tình thế bầu trời trong sáng, với trường hợp này, nên chọn đặt huyệt táng tại sinh khí hội tụ trên đỉnh núi.

Nếu như long mạch đi đến theo hướng ngang, thì khi tiến nhập vào sẽ có một ít đất đá hoặc là kim khí cùng theo, cho nên chọn hình dáng như cái đấu vàng để có sự phối hợp chặt chẽ. Còn như ở nơi vào ra của địa đạo trong núi, long mạch từ trên cao hạ xuống mặt đất, rộng lớn bằng phẳng; đoạn dưới của long mạch là một khoảng đất dương rộng rãi, không hợp với nguyên tắc hình thế “oa kiềm nhũ đột”, mặt khác, hai hướng Đông Tây lại có gió thổi tới, do đó không thể đặt huyệt tại đây. Nếu như là long mạch chân chính đến, tất tụ thành một đoàn, chỉ có xác định được phương vị hội tụ của sinh khí, tại nơi đó đào một cái máng, rộng từ một đến hai trượng, dài ba đến năm trượng, sâu từ năm tới sáu thước, trong đó hình thành một loại hình thái pha trộn nhiều màu, đem huyệt táng đặt tại đoạn đầu của cái máng sâu này để nhờ vào mãng này mà hội tụ sinh khí, đồng thời che gió thổi tới từ hai hướng Đông Tây. Đây chính là phương pháp lĩnh ngộ tình lý được nói đến trong phong thủy, loại phương pháp này không giống với hình pháp.

👉👉👉 Phong thủy thờ cúng: Làm sao để duy trì sự linh thiêng nơi bàn thờ gia đình?

Bí quyết xem long mạch

Muốn phân biệt long mạch cần xem từ cách cục của nó; muốn phân biệt mạch chính hay mạch nhánh cần xem từ núi tổ của nó; phân biệt độ lớn nhỏ của long mạch cũng phải phán đoán từ thân chính của nó.

Do vậy, nếu long mạch có hình thái giống nhau thì cần xem cách các của nó; nếu như cách cục giống nhau thì phải khảo sát núi tổ của nó nếu như núi tổ là giống nhau thì cần khảo sát thân chính của nó. Xem phương hướng vận hành của long mạch cần xem từ cách cục; mạch thẳng hay mạch nghiêng thì cần căn cứ vào minh đường để phân biệt chân giả của long mạch phải phân biệt thông qua tọa hướng của nó. Cho nên, nếu như cùng một long mạch thì cần phán đoán cách cục, cách cục giống nhau thì phải phân biệt dựa vào minh đường, cùng một loại minh đường thì cần phải xem tọa hướng của nó.

Ở nơi long mạch chạy đến và ngưng lại, nếu muốn tìm ra sinh khí thì không thể không phân biệt. 

Tốt xấu của long mạch phân ra như thế nào? Hình thế của long mạch, hoặc là giống năm gồ núi, hoặc là ba binh đài, hoặc như cái ô, hoặc là như bình phong, hoặc giống như cái trục bánh xe. Nếu như long mạch có những dạng hình thái kể trên, bất luận ngắn hay dài đều có thể kết luận rằng là quý long. Hơn nữa cần kết hợp phán đoán cả cách cục của long mạch ở đoạn long mạch phía sau huyệt tảng. Nếu long mạch có cách cục quý khí nhưng đời sau vẫn không được hưởng phúc đức phú quý thì nguyên nhân có thể là do núi Tổ của nó . không thẳng, do đó phải khảo sát long mạch là đến từ chính mạch hay là mạch nhánh của núi tổ, quý tiện phúc đức đời sau chính là được phân biệt ở khoảng cách xa gần của long mạch. Long mạch bắt đầu phân nhánh từ núi tổ, từ trên cao đi xuống, bất luận là hình thành nên loại hình thái nào, biểu thị loại phẩm cách gì thì cũng đều là mạch chính. Nếu có được chính mạch mà phú quý vẫn không tới thì đó chỉ là nhánh chính trong chỉ long chứ không phải là mạch chính của chính long, cho nên sức lực của nó không đủ để gánh vác trọng trách. Có mạch chính dài trăm dặm có thể thu nạp tinh túy trong vòng trăm dặm, mà không thể thông qua cách cục trước mắt để phân biệt độ lớn của nó. Tại nơi long mạch tới đều lấy nó để làm tham chiếu.

Tốt xấu của dãy núi

Đỉnh núi không cử nhiều là quý, nếu có nhiều đỉnh núi thì chính là hình thành lên thế trấn áp nhau, sẽ là chủ về hình thương, là hung tướng. Nếu như núi có nhiều đỉnh thì phải tạo nên hình thái đẹp thì mới chủ về quý. Dãy núi không phải có hình thái cô độc là quý, cô độc chính là độc ấn, chủ về là thầy mo, là hung tướng. Nếu là ngọn núi cô độc thì phải có cái tướng bảo vệ thành trì thì mới chủ về quý.

Làm thế nào để xác định phương hướng vận hành và phương vị ngưng nghỉ của long mạch? Ở tại sào huyệt của nó thì long mạch mới có thể ngừng lại được, cho nên nếu thấy cách cục của nó rộng rãi mà bên trong thì chặt chẽ, giống như một cái sào huyệt thì đây chính là nơi dừng chân của long mạch, đó là mạch thẳng, những nơi khác chỉ là mạch nghiêng, minh đường cần phải đặt trên mạch thẳng. Người xưa có câu “Sơn quy thành long, thủy quy thành huyệt” (các núi quy tụ tất sinh long mạch, dòng nước kết tụ là nơi huyệt táng), chính là lấy minh đường của huyệt táng là nơi mà dòng nước hội tụ.

Nếu như minh đường vuông vắn, ngay ngắn mà vẫn không phải là chân huyệt thì là vì trên long mạch không được che chở. Hình thái che chở phân thành hình Mộc, hình Thổ hoặc là hình Kim, đó là điểm tựa của cả dãy núi. Còn như các hình thế Lạc thác, Lộc trữ, Sán thiệp … cũng rất dễ nhìn ra. Nó giống như đỉnh núi có sinh khí sung mãn, như vật che phủ trên trời, như vòng Thái cực huân, đó chính là sự che chở chân chính nơi này chính là nơi có chân huyệt. Long mạch bao quanh hình thành nên cách cục tổng thể của địa táng, đối với việc xác định long huyệt chính là việc hình thành minh đường của huyệt táng. Căn cứ vào tọa hướng của long mạch có thể xác định vị trí của đầu mộ. Tại nơi long mạch ngưng nghỉ đều có thể lấy đây làm tiêu chuẩn.

Sự chế hóa giữa sao tốt và sao xấu

tấm Trong sao xấu tất nhiên có kèm theo rất nhiều loại thuộc tính Ngũ hành, chỉ cần hình thành thai hình mà chế hóa lẫn nhau thì có thể có được sao tốt, muốn vậy cần đầy đủ sinh cơ mới thực hiện được.

Đây là phương pháp phân biệt sinh khí khí sinh khí vẫn còn ở trạng thái ẩn tàng mơ hồ. Từ phương diện Ngũ hành mà nói, ví dụ trong Mộc có mang những giọt nước, lại như quét sạch nước lộ ra khối đá thì gọi là phùng thai, đây là mối quan hệ tương hỗ giữa mẹ và con mà không thể suy bại. Hay như tác dụng tương hỗ giữa Kim và Hỏa, hình thành ra Thiên canh, nếu như có một chút Thủy khí trong đó thì có thể đào sâu xuống, mà sinh ra thế nước. Kim khí mà quá nặng thì có thể dùng Thủy để tiết xuất, như thế có thể hóa giải được khí xấu trong đó. Hỏa làm tổn hại khí của Kim mà Hỏa thì dùng Thủy để khắc chế, là cách thông qua chế hóa để hóa giải khí xấu. Đây đều là các phương pháp thông qua sức người để hóa giải. Lại ví dụ như đất đá thô lậu, trong đó có hàm chứa Kim khí, cần tiết xuất mới có thể hóa giải được, giống như là trong âm khí có mang tính Hỏa. Kim khí thịnh vượng ắt khiến cho tính Hỏa suy yếu, cần phải dung hóa làm cho Kim khí tụ kết, như vậy mới có thể thông qua tự nhiên để hóa giải khí xấu. 

Nếu như không có thai hình t cũng không chế hóa thì rất khó tiến hành đặt huyệt táng. Ví như cây đại thụ cao chọc trời, vốn là rất đẹp, nhưng thấy nó chỉ là có dáng cao to mà không có phong cách thanh nhã là bởi vì cây ấy thiếu sinh khí. Hay như ngọn núi cao vút tầng mây, nhìn lên thì lại thấy khí thế rất xấu, t không có hình thái gì nhất định, đây là do Kim khí thiếu đi khí sắc. Lại như lửa bốc cao lên đến tận trời, tiếp tục xem lại thấy chỉ là bốc lên nghiêng nghiêng, không giống hình bút cũng chẳng giống hình kiếm, không có hình tượng cũng chẳng có ngọn lửa, đây là lửa không có ánh hào quang. Còn như đất đá nơi cao, dòng nước cao ngang trời đều là tưởng tôn quý, nhưng xem tiếp lại không hề có một đường vân kết cấu nhất định, thế gọi là đất tắc nghẽn, nước lan tràn, không có một chút quý khí nào. Nếu như là người tôn quý thì phải có dáng vẻ đường hoàng, nếu là tướng quân thì biểu thị sự uy nghiêm, là thần tiên thì phải văn nhã thanh tú, nếu chẳng được như thế, cũng chẳng có sinh khí mà bàn, làm sao sinh ra được phúc đức và phú quý? Cho nên cần xem xét hình thái của núi, trước tiên phải xem sinh khí ẩn chứa trong đó. Núi có ngoại hình, cũng có thực chất. Việc phân biệt ngoại hình dễ, phân biệt thực chất bên trong là rất khó; nếu không có trí tuệ thì chẳng cách nào lý giải được câu nói này.

Thời gian ảnh hưởng tới việc cải tạo mộ huyệt

Núi cao, đồng bằng chuyển hóa lẫn nhau, cảnh sắc sơn thủy luôn biến đổi, đây là thiên nhiên theo thời gian mà nuôi dưỡng vạn vật. Biến đổi hình thái của núi sông, khống chế long mạch và sinh khí cũng có nhiều phương pháp khác nhau.

Người nay chỉ thấy được những tác dụng sẵn có mà các bậc tiên nhân xưa đã nói tới, khi mà không hiểu được sự độc đáo, bí ẩn, khúc chiết trong đó thì cho rằng nó là hư ảo rồi tiến hành chế nhạo, bài bác; tuyệt nhiên không biết rằng biến hóa của thiên nhiên không hề có một quy luật nhất định, cũng chẳng hề hiển thị hết toàn bộ tác dụng, đây đều là sự biến hóa không ngừng theo thời gian. Khi tiến hành chọn huyệt mộ cũng cần chiếu theo sự thay đổi của thời gian mà thực hiện cải tạo mộ huyệt.

Người xưa có câu: “Nhân bất thiên bất nhân, thiên bất nhân bất thành” (con người mà không có trời thì không có chỗ mà noi theo, trời mà không có con người thì chẳng thể hoàn chỉnh được), chẳng phải là lời nói suông. Lớn thì như Hoàng Hà chảy về Nam, khí vận cũng theo mà xuống phía Nam; nhỏ thì như khí kim xuất hiện trong cát, Ngưu Tăng quả nhiên được vua triệu gặp. Lại như Hoàng Hà trong sạch thuần khiết mà thánh nhân xuất hiện; nhỏ thì như thần tiên căn cứ ngày giờ mà phát sinh biến hóa, khiến cho nhân tài ở hai châu quận tráo đổi thịnh suy. Đây chẳng phải là nói đến thiên nhiên tạo hóa có quy luật thời gian nhất định sao? Giống như thành trì ở Huy quận bày cung nó trên thành lầu để bắn hạ năm con quỷ, lại như bên cạnh mộ huyệt của Đinh Nguyên có đào một máng nước, kết hợp với cách cục hỗn loạn Thật giống như lời Dương công rằng: Mông mông lung lung như là ngủ mơ, vào đúng lúc sinh phát thì lại nhanh chóng tụ lại. Lại giống lòi Liệu công: Nếu muốn khiến cho Hỏa khí và ôn khí biến mất thì cần đảo xuống dưới đất. Phương pháp này hiện nay vẫn đang được mọi người áp dụng, đấy chẳng phải đang nói rõ là tác dụng mỗi cái lại cần có phương pháp thực hiện sao? Giống như một nơi có hình thế sơn thủy, cần căn cứ vào tình hình trước mắt mà phán đoán, nhưng với hình thế lớn cần khảo sát môi trường xung quanh, đạo lý bao hàm trong đó muốn ứng nghiệm được thì cần phải trải qua khoảng thời gian nhất định, cho nên đối với hình thế sơn thủy không thể trong chốc lát mà có thể phân biệt rõ ràng được, phúc đức cũng chẳng phải ngay trước mặt mà có thể xem xét rõ ràng. Giống như lời hiền nhân nói, cái gọi là thời gian ứng nghiệm này có cái ngay trong một năm, cũng có cái trong vòng mười năm, hoặc có khi là trăm nghìn năm vậy, chẳng thể dùng cách nhìn của người bình thường mà đánh giá được. Nếu không có trí tuệ và nhận thức siêu phàm thì chẳng thể nào hiểu rõ được!

Chia sẻ:

Liên Hệ Với Chúng Tôi

    Họ và tên của bạn

    Số điện thoại

    Email

    Lời nhắn

    Bài Viết Liên Quan

    Tìm hiểu về hướng của thủy thần phụ thuộc vào sự tương sinh tương khắc của Ngũ hành

    Đặt huyệt mộ cho người đã khuất là việc cực kỳ quan trọng, cần phải xem xét kỹ hướng của thủy thần chạy qua, ảnh hưởng đến huyệt mộ như

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về các hình thế phức tạp của núi của sông

    Lựa chọn vị trí đặt huyệt mộ là điều rất quan trọng, người xưa thường dựa vào thế núi, thế nước để xác định vị trí. Tuy nhiên điều này

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Tìm hiểu về quý khí của dòng chảy đối với huyệt mộ

    Người xưa khi xác định vị trí đặt huyệt vị thì điều quan trọng nhất cần quan tâm chính là hướng dòng chảy và quý khí của dòng chảy đó

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Cách xác định phương vị tốt xấu của sa thủy

    Khi tiến hành tìm vị trí, phương vị để đặt huyệt táng, bên cạnh việc xác định long mạch của núi và nước thì còn một nhân tố nữa cũng

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Phương pháp nhìn thủy để xác định triều hướng tốt xấu của huyệt mộ

    Mộ phần của người đã khuất có ảnh hưởng tốt xấu đến cuộc sống của con cháu, của gia đình người thân còn ở lại thì chắc nhiều người đã

    phongthuy.vn 27/09/2024

    Hướng dẫn cách xem hình trạng và phương vị của sa tại vị trí đặt mộ

    Khi chôn cất người đã khuất, việc lựa chọn vị trí và hướng đặt quan tài là vô cùng quan trọng. Trong đó cũng phải để tâm đến phương vị

    phongthuy.vn 27/09/2024